With Love and Appreciation for America
ĐIỆP-MỸ-LINH
http://www.doithoaionline.net/baimoitrongthang/2010/0910/baimoi0910_164.html
Trong chuyến du hành nội địa, tình cờ tôi được ngồi cạnh hai thanh niên. Sau vài câu xã giao tôi được biết người anh tên Mike và người em tên Jack. Jack có mái tóc vàng như tơ và mái tóc đó được cắt và chải giống y mái tóc của Justin Bieber – một nghệ sĩ rất trẻ và đầy tài năng của nền nhạc trẻ
Tôi không hiểu vì cả hai anh em đều có nụ cười vô tư và nói chuyện rất lễ phép hay là vì bộ quân phục rằn ri của Mike mà tôi cảm thấy có rất nhiều thiện cảm với hai cậu thanh niên này. Tôi hỏi hai anh em đi về đâu. Jack bảo Jack muốn tiễn Mike một đoạn đường. Tôi hỏi tiễn Mike đi đâu? Jack quay nhìn Mike, dường như Jack không muốn nhắc đến địa danh nào đó mà Mike sẽ phải đến. Như hiểu ý cậu em, Mike đáp lời tôi: “Tôi đi Iraq.” Tôi bàng hoàng nhìn Mike. Như nhận ra niềm xúc động trên mặt tôi, Mike vói tay sang phía tôi, vỗ vỗ trên cánh tay của tôi: “Không sao đâu, bà đừng lo. Tôi đã tham chiến tại Iraq hai lần rồi, đây là lần thứ ba.” Tôi muốn nói với Mike nhiều điều nhưng sao tôi cứ nghẹn lại như sắp khóc, nói không thành lời!
Để nén xúc động, tôi quay mặt ra cửa sổ phi cơ. Chờn vờn trong những áng mây trắng như bông gòn, tôi tưởng như tôi có thể thấy lại tấm ảnh và bản tin về sự “trở về” của First Lieutenant Paul Magers! Paul chết khi chàng chỉ 25 tuổi và mới đến Việt-Nam có hai tuần! Paul biết quê tôi chỉ có hai tuần nhưng thân xác của Paul thì ở lại đó đến gần bốn mươi năm! Trong ảnh, nụ cười của Paul cũng rạng rỡ, vô tư như nụ cười của Mike. Nụ cười đó mà biết hận thù ai! Ánh mắt đó mà muốn bắn giết ai! Bởi vậy mới có một chiến binh Hoa-Kỳ – James Lenihan – trong trận Thế Giới Đại Chiến II, đã bắn kẻ thù xong thì gục đầu bên xác kẻ thù mà khóc:
I shot a man yesterday
And much to my surprise,
The strangest thing happened to me
I began to cry.
He was so young, so very young
And Fear was in his eyes.
He had left his home in Germany
And came to
……
I knelt beside him
And held his hand
I begged his forgiveness
Did he understand?
It was the War
And he was the enemy
If I hadn’t shot him
He would have shot me.
I saw he was dying
And I called him “Brother”
But he gasped out one word
And that word was “Mother.”…
Đang chìm đắm trong dòng suy tư, tôi choàng tĩnh khi tiếng của trưởng phi hành đoàn thông báo phi cơ sẽ đáp xuống phi trường trong vài phút.
Khi chia tay tại nơi lãnh hành lý, tôi nắm tay Mike, nói với Mike những lời biết ơn rất thành thật và sâu xa. Mike cười: “Đó là bổn phận của chúng tôi.”
Nhìn dáng Mike xa dần tôi cảm nhận được nỗi lo âu, niềm thương cảm đang dâng lên chất ngất trong hồn tôi. Khung cảnh này và trạng thái tình cảm này khiến tôi nhớ lại những giờ phút xốn xang, hoang mang, lo sợ của tôi tại phi trường
Lý do đưa tôi vào trạng thái tình cảm phức tạp đó khởi nguồn từ một chuyến du lịch xa…
*
*
Vừa rời chiếc xe buýt của công ty du lịch Trafalgar, tôi chú ý ngay đến một nhóm đàn ông lớn tuổi, người Nga, ngồi bên trái lối đi, cạnh con kinh đào. Mỗi ông mang một nhạc cụ nhà binh như saxophone, trumpet, clarinet, v.v. Không hiểu có phải vì nghe những tiếng thầm thì bằng Anh ngữ của du khách hay không mà bỗng nhiên ban nhạc đều đứng lên, cử hành Quốc Ca Hoa-Kỳ.
Nhóm du khách và tôi đều dừng bước, ngạc nhiên, vì đây là lãnh thổ của Nga. Du khách Mỹ để tay phải lên lồng ngực bên trái. Nhìn các nhạc công, tôi nghĩ, có lẽ họ là những người lính trẻ nhất của trận thế chiến thứ II. Tôi cảm thấy nao nao buồn. Những người lính già nua, yếu đuối đang cố kéo chút hơi tàn để tìm sự sống qua bản Quốc Ca của kẻ thù xưa, vì lương hưu của cựu chiến binh Nga rất thấp!
Bản nhạc dứt. Du khách vui vẻ lấy tiền cho vào cái sắc nhỏ được đặt trước mặt các nhạc công. Các nhạc công ngồi xuống, đồng tấu tiếp bản
Niềm xúc động trong tôi lần này cũng dạc dào như năm 1977, khi đứa con gái lớn của tôi, Xuân-Nguyệt, lúc đó là học sinh lớp 8, được trao tặng giải nhất toàn tiểu bang
Gia đình tôi được giúp phương tiện để đưa Xuân-Nguyệt từ
Hơn 26 năm qua, với tất cả hy sinh và nỗ lực, gia đình tôi đã vượt được nhiều trở ngại. Những đứa con, dâu và rể của tôi hiện đang đem tất cả khả năng và kiến thức đã học hỏi, đã hấp thụ tại đất nước này để góp công xây dựng một nơi mà ai cũng hơn một lần ước mơ được nhìn tận mắt sự văn minh và phồn thịnh.
Riêng tôi, ngoài sự văn minh và phồn thịnh, nước Mỹ còn có những công dân với trái tim rất vỹ đại.
Chỉ có những trái tim vỹ đại mới có thể thực hiện những chuyến máy bay đầy thực phẩm, thuốc men cùng những phái đoàn y tế tình nguyện sang Phi châu cứu đói. Chỉ có những trái tim vỹ đại mới sáng tác và hát say sưa nhạc bản We Are The World để quyên góp hiện kim gửi sang Phi châu cứu đói. Chỉ có những trái tim vỹ đại mới đưa nhiều phái đoàn y dược sỹ, dụng cụ y tế sang Nga cứu giúp khi lò nguyên tử của Nga, tại
Gia đình xin tôi biết ơn:
*- Cựu Thiếu Tá Thủy Quân Lục Chiến và bà Michael Z. Smith, người đã bảo trợ chúng tôi từ
*- Ông bà Collins. Ông Collins từng tham chiến tại Việt-Nam. Ông được một gia đình Việt-Nam che chở trong khi Việt-Cộng ruồng bắt. Ông Collins bảo vì Ông mang ơn người Việt cho nên Ông thương và muốn giúp đỡ người Việt với tất cả nhiệt tình. May mắn cho chúng tôi, vì chúng tôi là gia đình Việt-Nam duy nhất tại thành phố
*- Ông bà Collard, người đã thật lòng thương yêu gia đình tôi như ruột thịt. Ông bà thường vui vẻ và hãnh diện giới thiệu với mọi người rằng chúng tôi là con và cháu của ông bà.
Tôi không hề biết ông Collard là một cựu chiến binh thế chiến thứ II; vì không bao giờ Ông nhắc nhở hoặc đề cập đến cuộc chiến khốc liệt đó. Đến khi Ông Collard qua đời, người bạn đồng ngũ của Ông đọc điếu văn, tôi mới biết ông Collard có mặt trong trận Trân-Châu-Cảng. Chính ông Collard đã cứu giúp nhiều người, kể cả người đang đọc điếu văn, rời khỏi chiến hạm... và Ông là người sau cùng.
Sự hiểu biết của tôi về quân nhân Hoa-Kỳ trong trận Trân-Châu-Cảng hoặc
Sau khi Miền
Nương vào lòng nhân ái của người Mỹ, chúng tôi vào Mỹ với thái độ biết ơn và lòng tự tin để vươn lên.
Người Việt, qua bao thử thách cam go, đã vươn lên, đã góp công xây đắp và bảo vệ đất nước này.
Khi cuộc chiến Trung-Đông bùng nổ, năm 1992, tôi đã đau buồn và lo sợ khi đưa tiễn một độc giả trẻ và thân thiết nhất của tôi, Hải-Quân Đại Úy Hoàng-Quốc-Tuấn, tòng sự trên hàng không mẫu hạm USS.
Ngoài những tham gia đáng kể về quân sự, giới trẻ Việt-Nam cũng đã và đang xây đắp đất nước này trong tất cả mọi lãnh vực như truyền thông, giáo dục, y tế, khoa học, khoa học không gian, v. v.
Giới trẻ Việt-Nam có những đóng góp lớn lao như vậy thì những nỗ lực của thế hệ di dân Việt-Nam đầu tiên cũng không nhỏ. Thử nhìn bản đồ của các thành phố lớn như
Khi những đóng góp của người Việt vào đất nước này mỗi ngày mỗi thăng tiến thì bỗng dưng sự phá hoại từ đâu ùa đến, phủ chụp xuống ngay lòng đất nước mà gia đình tôi đã âm thầm nhận là quê hương thứ hai.
Tin Nữu-Ước và Hoa-Thịnh-Đốn bị máy bay tấn công đến với tôi trong lúc tôi cùng nhóm du khách dùng cơm trưa sau những giờ thăm viếng thành phố Minks. Tôi ngồi bất động, lòng đầy phẫn uất. Nếu bảo rằng tôi không lo sợ thì không hẳn đúng; nhưng niềm lo sợ trong tôi bây giờ khác hẳn với sự hãi sợ của đứa bé gái, giữa thập niên 40, theo Cha Mẹ tản cư và thấy những chiếc máy bay mang cờ tam tài (cờ Pháp) bắn phá những làng mạc xác xơ. Những chiếc máy bay đó bắn vào tất cả những vật thể nào di động; vì vậy nông dân không giám ra đồng, súc vật bị giết hại, sinh sản không kịp và con người thì đói và thiếu thốn mọi bề.
Hơn hai mươi năm sống yên lành tại miền
Là một phụ nữ được giáo dục chỉ để nuôi con và phục tòng chồng, ngày đó, trước thảm trạng của quê hương Việt-Nam, tôi chỉ biết viết những dòng ca ngợi tinh thần chiến đấu can cường của Người Lính Việt-Nam Cộng-Hòa và tôn vinh lòng hy sinh vô bờ của những người Mẹ, người vợ và người con.
Bây giờ, trước sự đổ nát và thiệt hại nhân mạng một cách phi lý và tàn bạo tại Nữu-Ước và Hoa-Thịnh-Đốn, tâm hồn tôi bị chấn động mạnh và tôi muốn viết ra những ý nghĩ thầm kín của tôi về một nơi chốn mà gia đình tôi âm thầm thọ ơn. Ý nghĩ này làm cho cuộc du lịch giảm thiểu nhiều phần thích thú. Cuộc du lịch này chỉ vì sự tò mò của tôi, muốn tìm hiểu về một nước Nga rộng lớn.
Nước Nga rộng lớn nhưng môi người Nga không đàn hồi cho nên người Nga không biết cười. Thức ăn của người Nga thường là những miếng thịt dai dừ, mà không ai đoán được và cũng không ghi trong thực đơn là thịt gì, được tẩm trứng hoặc bột rồi chiên, không mùi vị, ăn đệm với khoai tây. Lâu lắm, may ra mới có một bữa thịt gà. Thức ăn của Mỹ như các loại kẹo, ice cream và sản phẩm của hãng Coca Cola được bày bán khắp nơi. Tôi cũng thấy vài nhà hàng McDonald’s và Pizza Hut. Sản phẩm tiểu công nghệ của Nga như thủy tinh và đồ gỗ thì tuyệt đẹp, vì được làm bằng tay. Hệ thống Metro của Nga tại
Dân Nga rất kiêu hãnh về
Trước điện Cẩm-Linh, ban đêm, trong khi những cặp tình nhân thủ thỉ bên nhau những lời mặn nồng thì những người Nga lớn tuổi lại chậm bước, lòng hướng về một thủ đô đã đổi tên:
Trên đoạn đường loang lở đó tôi đã thấy những xóm nhà lụp xụp. Thỉnh thoảng tôi mới thấy một chiếc xe hơi cũ thật cũ đậu dưới tàng cây, không biết xe còn xử dụng được hay không. Nơi khoảng sân hẹp, mỗi nhà thường cất một cái chòi nhỏ, mái và chung quanh được bọc ny-lông, để trồng hoa màu. Tôi cũng thấy người dân quê canh tác bằng tay chứ không bằng máy.
Những hình ảnh nghèo khó này cứ theo tôi mãi. Nhưng khi đến
Trong khi đứng nghiêm tôi vẫn bị những lời tường trình của xướng ngôn viên đài truyền hình CNN, từ chiếc TV lớn treo nơi góc phòng khánh tiết, chi phối. Tôi đau đớn, xốn xang trong lòng như ngày xưa, năm 1968, hay tin Việt-Cộng tấn công và cưỡng chiếm thành phố Huế, quê Ngoại của tôi.
Sau khi Huế được quân lực Việt Mỹ giải tỏa, tôi nôn nóng muốn trở về để nhìn sự tan thương và đổ nát của quê Ngoại. Bây giờ, tại phi trường
- Bà có vé. Tôi sẽ ghi tên bà vào danh sách, nhưng sẽ không có chỗ cho bà. Bà phải chờ, vì đây là chuyến phản lực 747 đầu tiên từ Đức vào lục địa Hoa-Kỳ.
- Vé của tôi mua từ lâu, tại sao bây giờ tôi phải chờ? Và chờ đến bao giờ?
- Rất tiếc, tôi không biết bà phải chờ đến bao giờ. Khi nào có chỗ chúng tôi sẽ thông báo cho bà. Hiện tại, chúng tôi có rất nhiều hành khách ứ đọng từ mấy ngày qua. Và chuyến bay này, từ
Không đủ kiên nhẫn chờ bà ấy nói hết câu, tôi cắt ngang:
- Tại sao tôi mới rời nhà chỉ có hai tuần mà nay tôi không thể trở về, hả?
Bà ấy ngạc nhiên, nhìn tôi, gằn giọng:
- Nhà?
Tôi đáp với giọng nghèn nghẹn như sắp khóc:
- Vâng. Nhà của tôi.
- Cho tôi xem thẻ thông hành.
Chỉ nhìn thoáng qua Passport, bà ấy thay đổi thái độ ngay:
- Vâng. Bà là công dân Mỹ. Bà ưu tiên đi chuyến bay này.
Tôi cúi xuống xách hành lý, lòng âm thầm tạ ơn nước Mỹ, nơi đã cho tôi hiểu thế nào là giá trị thực tiễn của tự do, dân chủ và công bằng. Và trên tất cả mọi điều, nước Mỹ đã cho tôi cơ hội thể hiện tinh thần tự lập của một phụ nữ./.
ĐIỆP-MỸ-LINH
With Love and Appreciation for
DIEP-MY-LINH
Translation by Merle L Pribbenow
(While vacationing in Russia, Diep My Linh, a member of Ngay Nay’seditorial staff, watched the television in horror as the terroristattack on America unfolded and hijacked commercial aircraft crashedinto the World Trade Center towers in New York and the Pentagon inWashington, D.C. This short article was written at the airport inFrankfurt,
As I stepped out of the Trafalgar Tour Company’s bus, I immediatelynoticed a group of old Russian men sitting on the left side of theentranceway, next to a small canal. Each man was carrying a militarymusical instrument – saxophone, trumpet, clarinet, etc. I didn’t knowwhether or not they had heard the tourists speaking in English, butsuddenly this little band stood up and began playing the Americannational anthem.
The entire tour group stopped in surprise, because we were in Russia.The American tourists among us placed our right hands over our hearts.Looking at the band as they played, I thought to myself that theymight have been very young soldiers who fought in the Second WorldWar. I was touched with sadness as I watched these old, weak soldierstrying to use their failing breath to make a living by playing thenational anthem of their former enemy, because a Russian veteran’spension is very small.
The music ended. The tourists smilingly dropped money into a smallbag placed in front of the musicians. The musicians sat down andbegan playing “
The emotions I was feeling were similar to those that I felt in 1977,when my oldest daughter, Xuan-Nguyet, then in the 8th Grade, won firstprize in the entire state of
After more than 26 years and after great sacrifices and efforts, myfamily has overcome many difficulties. My children and their spousesare now devoting the abilities and the knowledge they have gained inthis nation to contribute to building a prosperous, educated, andcultured land. As for myself, in addition to culture and prosperity,I see that the American people had truly enormous hearts. Only suchgood, great hearts would have sent planeloads of medicine andvolunteer medical personnel to save the starving people of Africa.Only such great hearts would have written and sung a song like “We Arethe World” to raise money to send to Africa to stop starvation. Onlygreat hearts would have sent doctors, pharmacists, and medicalsupplies to
*-Retired Marine Corps Major Michael Z. Smith and his wife, whosponsored us out of the
*-Mr. and Mrs. Collins: Mr. Collins was a
*-Mr. and Mrs. Collard, who loved my family like their own. Theyalways happily and proudly introduced us to everyone as their ownchildren and grandchildren. I was not aware that Mr. Collard had beena veteran of World War II, because he never once mentioned thatterrible war. Only when Mr. Collard died and a shipmate of his gavethe eulogy at his funeral did I learn that he had been at Pearl Harborduring the Japanese attack. Mr. Collard had saved many lives,including that of the man who gave the eulogy, and had been the lastman to leave his ship.
My knowledge about
After South Vietnam expired, the South Vietnamese Navy evacuated morethan 100,000 Vietnamese, rescuing them from the horrors of communism.If, however, it had not been for the presence of the U.S. 7th Fleet inthe Pacific, and if we had not received the unconditional support andassistance of the American people, where would this massive flood ofrefugees have gone? Thanks to the humanity of the American people, weentered the
When the Gulf War broke out, I was worried and frightened when I saidgoodbye to one of my youngest and most beloved readers, NavyLieutenant Hoang-Quoc-Tuan, who was serving aboard the aircraftcarrier U.S.S. Independence and sailing off to the battlefront in thePersian Gulf. In a letter he sent me from the Gulf, Tuan wrote,“…American servicemen are trained to defend the
In addition to their significant participation in military service,Vietnamese young people have contributed and continue to build thisnation in every area and facet of society, including the media,education, medicine, science, space science, etc.
While Vietnamese young people have made such enormous contributions,the efforts of the first generation of refugees are no lesssignificant. If one looks at large cities such as Los Angeles, SanJose, Houston, etc., one will notice that areas that twenty years agowere open land are now bustling business areas owned and operated byVietnamese, and if one looks at the rosters of employees of companies,factories, and offices throughout the country, one will see countlesspeople with last names of Nguyen, Le, and Tran.
As contributions to this country by Vietnamese continue to grow,suddenly sabotage and terror struck right in the heart of the nationthat my family had now taken as our second homeland. The news aboutthe attacks on
After living for twenty-five quiet years in
Now, as I saw the senseless and brutal carnage and loss of life in NewYork and
Russians are very proud of
Along a stretch of rough road I had seen small clusters made up ofrundown huts and shacks. Once in a while an ancient automobile couldbe seen parked under a tree, but I could not tell if the car was stillusable or just a piece of junk. In the narrow yards, each house hadput up a small shed, with a roof and walls covered with plasticsheets, to grow vegetables. I saw that the rural people farmed by handrather than using machinery.
These scenes of poverty stayed in my mind constantly, but when we gotto Minsk, all these images were thrust into the past, and all I feltwas the inner pain of someone who had just learned that the placewhere she had lived for more than twenty years had just suffered aserious attack! From Minsk to Riga, I noticed that all the flags inthe cities were flying at half-mast, and all the local people appearedto be worried, constantly watching their televisions or anxiouslywaiting for the hourly news.
The event that moved me the most deeply happened at noon on September14 at the Scandic Hotel in
After American and South Vietnamese forces regained control of
After looking at my ticket and seeing that I was not a Caucasian, theLufthansa employee told me,
“You have a ticket. I will put your name on the list, but you will notget a seat. You will have to wait, because this is the first 747flight from
“I bought my ticket a long time ago. Why do I have to wait? And howlong will I have to wait?”
“I am very sorry, but I do not know how long you will have to wait.Whenever we have a seat, we will notify you. Right now we have a hugebackup of passengers because there have been no flights for severaldays. And this flight, from
Too impatient to let her finish the sentence, I interrupted,
“I left home just two weeks ago. Can you tell me why I can’t return now?”
The woman looked at me in surprise.
“Home?” she asked.
I replied, my voice shaking as if I was about to cry,
“Yes, it’s my home.”
“Let me see your passport.”
After glancing at my passport, her entire demeanor changed.
“Yes, you are an American citizen. You will receive priority boardingon this flight.”
I bent down to pick up my luggage, silently saying a prayer ofgratitude to the United States, the place that had taught me the truevalue of freedom, democracy, and justice, and where, in every respect,America had given me the opportunity to demonstrate my independence asa woman./.
DIEP-MY-LINH
.
.
.
No comments:
Post a Comment