Tranh chấp Nhật bản & Trung quốc
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
21.09.2010
Với lời tạ lỗi với John Lennon (tác giả bài hát Imagine – Mường tượng – ND), hãy mường tượng viên thuyền trưởng chiếc tàu đánh cá hiện đang bị Nhật giam giữ không phải là một kẻ đơn độc mà là một trong hàng trăm ngư dân bị bắt giữ trong khoảng 18 tháng nay. Hãy cũng mường tượng rằng một số trong nhừng chiếc tàu của họ bị húc và đánh chìm bởi tuần duyên Nhật; trong khi ấy những tàu khác bị tịch thu hải sản.
Hoặc là một khi đã bị bắt giữ, đôi khi kéo dài cả vài tháng, Nhật chỉ cho phép họ được tự do sau khi phải trả hàng nghìn Mỹ kim cho mỗi đầu người. Chính phủ của họ từ chối chi trả việc tống tiền này, nhưng một số gia đình đã quá mong mỏi được thấy cha, con, chồng của mình nên đã âm thầm chi trả. Có lời đồn rằng một số đã bị bắn.
Tôi đưa giả thuyết này với một người bạn học ở lục địa. Anh ta kinh ngạc. “Tôi không thể tưởng tưởng được hậu quả của nó,” anh nói. “Sẽ có một sự phẫn nộ đối với chính quyền Nhật mà tôi tin rằng những thường dân Nhật khó có thể được an toàn trên đất Trung Quốc.” Chắc chắn đây là điều không thể tưởng tượng được, một khi những nôn nóng gây áp lực ngoại giao và xã hội đang dâng cao ở Nhật vì việc tiếp tục giam giữ viên thuyền trưởng.
Nhưng giả thuyết này đã thật sự xảy ra, nhưng không liên quan đến tuần duyên Nhật và các tàu đánh cá Trung Quốc trên những hòn đảo đang bị tranh chấp ở vùng biển Đông Hải. Thay vì thế, nó là những hành động của những tàu Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp Nam Hải với những ngư dân Việt Nam. Thay vì Quần đảo Điếu Ngư, đa số những cuộc bắt giữ xảy ra trong vùng biển chung quanh quần đảo Hoàng Sa – được cả hai quốc gia tuyên bố chủ quyền nhưng bị Trung Quốc chiếm giữ từ năm 1974.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đưa ra phản đối chính thức trong khi giới truyền thông của nhà nước, dù không hoàn hảo lắm nhưng cũng không kém phần sôi động so với khuôn mẫu truyền thông lục địa, đã tung ra hàng loạt những câu chuyện đau thương của những người thân ngóng đợi tin tức. Dưới áp lực của những nhà ngoại giao Trung Quốc đang cảm thấy bị khó chịu, các quan chức chính phủ Việt Nam đã cố gắng kìm chế sức ép dân tộc tính để nó không biến thành những cuộc biểu tình trên đường phố.
Hiện trạng này đáng được phản ảnh lại, cho dù vấn đề Điếu Ngư đúng hay sai hoặc dù những ngư dân Việt Nam có quá trớn đi nữa – họ cũng bị bắt giữ tại Indonesia và Malaysia trong những năm gần đây. Đối với nhiều quan chức chính phủ trong khu vực, hành động của Trung Quốc nhấn mạnh thái độ ép buộc “nói một đường, làm một nẻo” dường như để tiên báo một thời kỳ thống trị của Bắc Kinh. Việc bắt giữ những người Việt Nam rõ ràng đã tạo tiếng vang trong giới ngoại giao trên một khu vực đầy cảnh giác và tạo ra một cơ hội để Hoa Kỳ lên tiếng chỉ trích.
Như cột báo này đã từng lưu ý trước đây, dường như không ai trong vùng muốn kìm chế Trung Quốc, nhưng chắc chắn là họ cũng không muốn bị bắt nạt và/hoặc bị đưa vào thế chịu trận trước một siêu cường duy nhất. Vì thế cân bằng là tên của cuộc chơi này. Thái độ này đã gây tiếng vang tại Washington, với việc các tướng lĩnh quân đội Hoa Kỳ bất thình lình lên tiếng báo động về cảnh ngộ của những ngư dân Việt Nam, trong khi các quan chức chính phủ Hoa Kỳ tìm cách nối kết lại với khu vực Đông Á vốn đang cảm thấy bị bỏ rơi.
Kết quả? Hoa Kỳ đã được chính thức mời đóng một vai trò trong hội thảo Đông Á của ASEAN. Trong cùng lúc ấy, họ cũng đã củng cố vị thế của mình ở châu Á trong việc tìm cách giải quyết những tranh chấp với Trung Quốc ở vùng biển Nam Hải bằng cách tuyên bố rằng việc tìm ra giải pháp hoà bình, đa phương là ưu tiên đối ngoại của Hoa Kỳ – một động thái làm Bắc Kinh nổi giận.
Những vấn đề này đã được sắp xếp để đưa ra tại Hà Nội vào tháng tới khi Việt Nam chủ trì hội nghị đầu tiên trong lịch sử gồm 10 bộ trưởng quốc phòng của ASEAN và các đối tác từ Trung Quốc, Nhật, Nam Hàn, cũng như Hoa Kỳ và Nga.
Tất cả những chuyển đổi quan trọng trong chính trường ngoại giao và chiến lược của khu vực đã xảy ra khi Việt Nam đang đóng vai trò chủ tịch ASEAN. Cây gậy chỉ huy này sẽ sớm được chuyển sang cho Indonesia, một quốc gia ngày càng cứng cỏi hơn, vốn có khó khăn riêng của họ với Trung Quốc trên vùng biển Nam Hải trong việc vươn dài đòi hỏi chủ quyền lịch sử của Bắc Kinh.
Những động thái ngoại giao căng thẳng chung quanh việc bắt giữ viên thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc ở Nhật đang khuấy động tinh thần dân tộc sâu đậm trên toàn khắp Trung Quốc, và điều này gây ra nguy cơ khuấy động những e ngại khác trong khắp một khu vực đang tìm cách đối đầu với Bắc Kinh.
.
-----------------------------
.
.
.
.
No comments:
Post a Comment