Thursday, September 2, 2010

TÀU CỦA HẢI QUÂN HOA KỲ ĐÃ CỨU HẢI QUÂN VNCH VÀO LÚC KẾT THÚC CUỘC CHIẾN

Vào lúc kết thúc cuộc Chiến tranh, tàu của Hải quân Mỹ đã cứu Hải quân Nam Việt Nam

Đăng bởi anhbasam on 02/09/2010

http://anhbasam.com/2010/09/02/642-vao-luc-k%e1%ba%bft-thuc-cu%e1%bb%99c-chi%e1%ba%bfn-tranh-tau-c%e1%bb%a7a-h%e1%ba%a3i-quan-m%e1%bb%b9-da-c%e1%bb%a9u-h%e1%ba%a3i-quan-nam-vi%e1%bb%87t-nam/

.

National Public Radio

Vào lúc kết thúc cuộc Chiến tranh, tàu của Hải quân Mỹ đã cứu Hải quân Nam Việt Nam

Joseph Shapiro và Sandra Bartlett

.

Tàu của Nam Việt Nam theo sau chiếc USS Kirk tới Vịnh Subic, Philippines. Nhiệm vụ cuối cùng của chiếc Kirk vào thời điểm kết thúc cuộc Chiến tranh Việt Nam là đưa số còn lại của hải quân miền Nam tới Philippines một cách an toàn.

http://anhbasam.files.wordpress.com/2010/09/subic.jpg?w=760&h=569

.

Ngày 01 tháng 9 năm 2010

Phần cuối của bài gồm ba phần

Ngày 30 tháng 4, năm 1975, quân đội Bắc Việt tiến vào các đường phố vắng vẻ của Sài Gòn. Những chiếc xe tăng đã phá toang cánh cổng vào dinh tổng thống và những người lính đã kéo lên lá cờ hai màu vàng và đỏ của Việt cộng.

Chỉ vài giờ trước, những người Mỹ cuối cùng đã được sơ tán, được giải cứu và bay đi trên những chiếc trực thăng tới tàu sân bay của Hải quân Mỹ đang chờ ngoài khơi.

Chiến tranh Việt Nam đã chính thức kết thúc. Lúc này những con tàu của Hải quân đã nhổ neo rời khỏi Việt Nam.

Nhưng có một ngoại lệ. Đêm đó, thuyền trưởng của một tàu khu trục hộ tống cỡ nhỏ, tàu USS Kirk, đã nhận một mệnh lệnh bí ẩn để quay đầu trở lại Việt Nam.

.

Hải quân Nam Việt Nam: “Chúng tôi đã quên ‘họ’ “

.

Chiếc Kirk đến Đảo Côn Sơn, ngoài bờ biển nam Việt Nam, vào ngày 1-5-1975. Tại đó, nó đã gặp 30 chiếc tàu của hải quân Nam Việt Nam và hàng chục tàu cá, tàu vận tải và tới 30,000 người tị nạn Việt Nam.

http://anhbasam.files.wordpress.com/2010/09/conson.jpg?w=767&h=573

.


Paul Jacobs, vị thuyền trưởng, đã nhận được chỉ thị từ Đô đốc Donald Whitmire, chỉ huy của sứ mệnh di tản-có tên là Operation Frequent Wind. Ông được lên tàu USS Blue Ridge, con tàu chỉ huy của Hạm đội 7 Hải quân.

Jacobs nhớ lại bức diện tín gây ngạc nhiên của Whitmire: “Ông ấy nói: ’Chúng tôi sẽ phải phái anh trở lại để giải cứu hải quân Việt Nam. Chúng ta đã quên mất họ. Và nếu chúng ta không đưa được họ hoặc bất cứ thành phần nào trong họ đi, thì có thể tất cả họ sẽ bị giết.’ “

Chiếc Kirk đã được phái đến một hòn đảo cách xa đất liền của Việt Nam. Và có một điều kỳ lạ hơn, là viên đô đốc đã nói với Jacobs: ông ấy muốn được nhận các lệnh từ một nhân viên dân sự.

Richard Armitage đã lên chiếc Kirk vào đêm muộn, ông mặc một chiếc áo khoác thể thao mượn của ai đó. Nhiều năm sau, Armitage đã trở thành nhân vật thứ hai dưới quyền chỉ huy của Colin Powell trong Bộ Ngoại giao của chính quyền Bush. Nhưng ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1975, ông được giao một nhiệm vụ đặc biệt từ bộ trưởng quốc phòng. Ông mới hơn 30 tuổi vào cái tuần đó.

Armitage nhớ lại việc mình lên chiếc tàu đó và nhanh chóng được hộ tống tới chỗ nhóm các sĩ quan, nơi ông đã gặp gỡ Jacobs và Thiếu tướng Hải quân Donald Roane, chỉ huy đội tàu nhỏ của những chiếc khu trục hạm Hải quân.

“Thiếu tướng Roane nói đại để là, ‘anh bạn trẻ, tôi không quen việc có những chuyên viên dân sự xa lạ lên tàu của tôi vào lúc nửa đêm và đưa ra cho tôi những mệnh lệnh’ “, Armitage nhớ lại. “Tôi nói, ‘thưa ông, tôi cũng chưa quen việc leo lên những chiếc tàu lạ vào giữa đêm khuya và đưa ra những mệnh lệnh cho ông. Thế nhưng hãy nhổ neo hướng tới Côn Sơn..’ Và thế là họ đã tuân theo.”

.

Kế hoạch bí mật giải cứu không chỉ những con tàu

Chiếc Kirk cùng thủy thủ đoàn khoảng 260 sĩ quan của nó và người đàn ông đã được lệnh tới đảo Côn Sơn, cách bờ biển Nam Việt Nam khoảng 50 dặm và chưa bị người Bắc Việt chiếm đóng. Côn Sơn là một nhà tù khét tiếng. Lúc này, bến cảng của nó là nơi ẩn náu cho số tàn quân còn lại của hải quân Nam Việt Nam.

Armitage đã đưa ra kế hoạch cho họ tập hợp ở đó.

Armitage, tốt nghiệp trường Annapolis, từng là một sĩ quan tình báo Hải quân, được bổ nhiệm vào hoạt động trong các đơn vị Việt Nam. Ông đã giành được sự tôn trọng đối với người Việt Nam trong thời gian làm việc cùng với họ và trở nên thông thạo tiếng [Việt]. Sau đó ông từ chức và rời khỏi Hải quân để phản đối khi chính quyền Nixon ký hiệp định hoà bình Paris. Thỏa thuận năm 1973 đó giữa tất cả các bên tham chiến tại Việt Nam đã chấm dứt sự dính líu trực tiếp của Hoa Kỳ vào cuộc chiến này. Armitage cảm thấy Mỹ đã bán đứng miền Nam Việt Nam.

Nhưng khi vấn đề trở nên rõ ràng rằng chính phủ miền Nam Việt Nam đã gần như sụp đổ, một quan chức Lầu Năm Góc đã yêu cầu Armitage bay về Việt Nam với một sứ mệnh nguy hiểm. Nhiệm vụ của ông là: loại bỏ hoặc phá hủy các con tàu và công nghệ hải quân để chúng không rơi vào tay những người Cộng sản.

Một vài tuần trước khi Sài Gòn thất thủ, Armitage đã có mặt tại văn phòng của một người bạn cũ, Đại uý Đỗ Kiểm, Phó tham mưu trưởng hải quân Nam Việt Nam. Họ cùng nhau đặt ra kế hoạch bí mật giải cứu các con tàu của Việt Nam khi chính phủ Nam Việt Nam đầu hàng, bởi vì điều này đang ngày càng rõ hơn là sẽ xảy ra.

Đỗ Kiểm nhớ lại lời nhắc nhở Armitage rằng họ muốn cứu được nhiều hơn là những con tàu.

“Tôi đã nói với anh ta, tôi đã nói, ‘Vâng, thủy thủ đoàn của chúng tôi sẽ không rời khỏi Sài Gòn mà không có gia đình của họ, bởi vậy sẽ có rất nhiều người dân,’” ông Kiểm nhớ lại.

Ông cho biết là Armitage vẫn giữ im lặng. “Anh ta không nói là đồng ý; cũng không nói là không. Vì vậy, tôi tức khắc coi nó như là sự chấp thuận.” Ông kể.

Armitage đã không nói cho các sếp của mình ở Lầu Năm Góc biết là sẽ có những người tị nạn trên tàu. Ông lo sợ chính quyền Mỹ sẽ không muốn có họ.

Tuy nhiên, cả Armitage lẫn Đỗ Kiểm đều không thể dự đoán được có bao nhiêu người tị nạn sẽ xuất hiện ở Côn Sơn.

.

Hỗn loạn trên đảo Côn Sơn

.

Năm 1975, Richard Armitage là một chuyên viên dân sự 30 tuổi được giao nhiệm vụ với một sứ mệnh nguy hiểm: tháo rời và phá hủy những con tàu và công nghệ của hải quân Nam Việt Nam để chúng khỏi rời vào tay những người Cộng sản. Sau đó, Armitage đã phục vụ trong vai trò thứ trưởng ngoại giao từ năm 2001 tới 2005, dưới thời Ngoại trưởng Colin Powell trong chính quyền George W. Bush.

http://anhbasam.files.wordpress.com/2010/09/armitage.jpg?w=775&h=580

.

Chiếc Kirk chạy suốt đêm để tới Côn Sơn và đến đảo khi mặt trời mới mọc vào ngày 1 Tháng 5. Có 30 chiếc tàu hải quân Nam Việt Nam, và hàng chục tàu thuyền đánh cá và tàu hàng. Tất cả đều đầy ứ những người tị nạn đang tuyệt vọng để có được cách nào ra khỏi Việt Nam.

Các con tàu “đã được nhồi nhét đầy những người dân”, ông Kent Chipman, người mà vào năm 1975 là một phụ máy 21 tuổi trong phòng máy và ngày hôm nay làm việc tại một nhà máy lọc nước tại Texas. “Tôi không thể nhìn thấy bên dưới sàn tàu, nhưng ở trên boong tàu thì mọi người đã bị nêm chặt sát sạt vào nhau tới mức có thể.”

Không có con số chính xác là bao nhiêu người trên các con tàu đó. Một số ghi chép lịch sử cho rằng đã có 20.000 người. Các hồ sơ khác cho rằng có tới 30.000. Jan Herman, một nhà sử học thuộc Ban Y tế Hải quân Mỹ, người đang ghi lại câu chuyện của Kirk, thì sử dụng con số cao hơn.

Các kỹ sư của Kirk được phái đến một số các tàu thuyền để giúp chạy máy.

“Chúng han rỉ, xấu xí, bầm dập”, ông Chipman kể. “Một số tàu trong đó thậm chí không chạy nổi; chúng phải kéo nhau. Và một số trong đó thực sự đã được lôi đi trên mặt nước và chúng tôi đã đưa chúng đi được và có được chúng theo cái cách có thể vận hành được.”

Một tàu chở hàng quá nặng nên bị chìm. Người dưới sàn tàu đã phải dùng giày để tát nước ra.

Stephen Burwinkel, lính cứu thương của chiếc Kirk – trong Hải quân có vai trò như một y tá quân y viện – đã lên con tàu đó để khám cho các bệnh nhân và người bị thương. Ông đã trông thấy một đại úy hải quân Việt Nam đang giúp hành khách rời khỏi con tàu chìm chuyển sang con tàu khác, trên một tấm ván gỗ nhỏ. Khi mọi người xô đẩy nhau để thoát khỏi con tàu đang chìm dần, thì một người đàn ông đã đánh một phụ nữ bỗng dừng lại trước mặt anh ta. Cô này đã rơi khỏi tấm ván và chìm xuống biển.

Người phụ nữ này nhanh chóng được cứu sống. Nhưng Burwinkel lo là những người khác trên tàu sẽ hoảng sợ. Ông ra lệnh cho viên đại úy hành động nhanh chóng.

“Viên đại úy Việt Nam này không chần chừ, ông đã tức khắc tiến tới phía sau người đàn ông, rút súng ra và chĩa vào đầu bắn ông này chết ngay, rồi đá cái xác qua một bên. Mọi cảnh hỗn loạn tại đây đã chấm dứt ngay từ khi đó,” Burwinkel nhớ lại . Phát đạn gây sốc, ông nói, nhưng nó rất phù hợp để ngăn chặn một cuộc náo loạn.

.

Chạy về hướng Philippines

.

Sau khi sửa chữa những gì có thể sửa được trên các con tàu có thể chịu được sóng gió và chuyển những người trên các tàu phải bỏ lại, chiếc Kirk dẫn đầu đội tàu nhỏ của hải quân, các thuyền đánh cá và tàu vận chuyển hàng hóa chạy về phía Philippines.

Chiếc USS Cook, một tàu khu trục hộ tống, tựa như chiếc Kirk, đã giúp các tàu thuyền rời khỏi Côn Sơn. Thủy thủ đoàn của chiếc Cook đã cung cấp gạo, và đưa y tá của mình qua giúp Burwinkel và trợ lý của ông trên chiếc Kirk chăm sóc các bệnh nhân và người bị thương nữa.

Khi đội tàu hướng ra biển, trên đường đến Philipines, các tàu Hải quân khác đã tham gia vào và rời khỏi cuộc hộ tống, theo Herman cho biết. Trong số những con tàu đó có USS Mobile, USS Tuscaloosa, USS Barbour County, USS Deliver và USS Abnaki.


Nhưng rõ ràng qua các máy đo tốc độ hàng ngày trên chiếc Kirk và các tàu khác thì thủy thủ đoàn của chiếc Kirk đã đóng vai trò dẫn đường.

“Đối với tôi, Kirk là lý tưởng”, ông Armitage, người đã chuyển từ chiếc Kirk sang chiếc tàu đô đốc của hải quân Việt Nam, cho biết. “Nó có thể liên lạc với phần còn lại của hạm đội Mỹ. Họ cùng chúng tôi qua tới Philippines và có khả năng cứu bất cứ người nào có thể đang gặp nguy hiểm. Một số người đã bị thương. Một số đang có thai. Tất cả đều bị bệnh sau một thời gian. Và chúng ta cần có cách để chăm sóc những người này.”

Các thủy thủ của Kirk bận rộn cung cấp thực phẩm, nước và thuốc uống cho những người trên các con tàu của Nam Việt Nam.

Burwinkel đã dành thời gian di chuyển từ tàu này samg tàu khác để điều trị cho các bệnh nhân và người bị thương. Với hàng ngàn người – đa số là trẻ sơ sinh và trẻ em – ông đã làm việc gần như không nghỉ.

“Khi người ta trao cho tôi tấm mề đay tưởng thưởng cho tất cả thành tích này, tôi khá thẳng thắn mà gọi nó là tấm mề đay ‘không ngủ’ của tôi,” đó là lời ông Burwinkel, người đã có một sự nghiệp trong lực lượng Hải quân và hiện đang nghỉ hưu và sinh sống tại Pensacola, Florida. “Tôi có thể tới đó, và làm những công việc của mình và lúc trời tối, chúng tôi trở về với chiếc Kirk và cố gắng kiếm được một chút gì đó để ăn và làm vài chầu rượu – tập hợp kiến thức xung quanh, cung cấp lại cho bản thân mình và sẵn sàng cho ngày hôm sau.”

.

‘Chủ quyền lãnh thổ cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa’

.

Một con tàu đưa những người tị nạn Việt Nam tới chiếc Kirk gần Đảo Côn Sơn. Tàu của Hoa Kỳ đã đảm trách những sứ mệnh nhân đạo lớn lao nhất trong lịch sử quân đội Hoa Kỳ.

http://anhbasam.files.wordpress.com/2010/09/refugees.jpg?w=766&h=574

.

Trong số 30.000 người tị nạn trên những chiếc tàu mà Kirk hộ tống trong sáu ngày, chỉ có ba người chết.

Nhưng khi các đội tàu nhỏ tới gần Philippines, hạm trưởng Kirk đã nhận được một số tin xấu. Sự hiện diện của các tàu thuyền miền Nam Việt Nam tại một bến cảng Philippines sẽ đặt ra một tình trạng khó khăn về ngoại giao cho chính phủ ở Manila.

“Chính phủ Philippines sẽ không cho phép chúng ta vào, bởi vì những con tàu này giờ đây đã thuộc về người Bắc Việt Nam và họ không muốn xúc phạm quốc gia mới đó”, thuyền trưởng Jacobs nhớ lại.

Chính phủ của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos là chính phủ đầu tiên công nhận các nhà cai trị cộng sản giờ đây kiểm soát một nước Việt Nam duy nhất, và Jacobs đã được yêu cầu buộc các con tàu này phải trở về.

Armitage và người bạn Nam Việt Nam của mình, Thuyền trưởng Đỗ Kiểm, đã đưa ra một giải pháp mà Marcos phải chấp nhận.

Ông Kiểm nhớ lại kế hoạch: “Chúng tôi sẽ kéo lên cao lá cờ Mỹ và hạ cờ Việt Nam xuống như là một dấu hiệu của sự chuyển nhượng con tàu lại cho Hoa Kỳ, bởi vì trong chiến tranh những con tàu này được trao cho chính phủ Việt Nam như là một khoản vay, nếu như người ta muốn, từ Hoa Kỳ, để chiến đấu với những người Cộng sản. Bây giờ chiến tranh kết thúc, chúng ta trả chúng lại cho Hoa Kỳ. “

Một cuộc lục soát điên cuồng để tìm ra 30 lá cờ Mỹ. Hai sĩ quan từ chiếc Kirk đã được gửi tới mỗi chiếc tàu Việt Nam để chỉ huy một buổi lễ phỏng theo một nghi thức chào cờ trang trọng.

Rick Sautter là một trong những sĩ quan của Kirk đã thực hiện mệnh lệnh trên một con tàu Việt Nam.

“Đó là dấu tích cuối cùng của miền Nam Việt Nam khi những lá cờ được hạ xuống và những lá cờ Mỹ được kéo lên. Bởi vì một con tàu của Hải quân là chủ quyền lãnh thổ và vì vậy mà con tàu đó là chủ quyền lãnh thổ cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa”, ông nói.

“Hàng ngàn người trên những con thuyền bắt đầu hát quốc ca [miền Nam Việt Nam]. Khi người ta hạ lá cờ xuống, họ đã khóc, khóc, và khóc,” ông Đỗ Kiểm hồi tưởng.

.

‘Thời khắc quan trọng trong sự nghiệp của tôi’

Ngày 7 tháng 5, các tàu mang cờ Mỹ được phép vào Vịnh Subic.

Đối với những người tị nạn, đó mới chỉ là sự khởi đầu cho cuộc hành trình dài, đưa họ đến Guam, sau đó tái định cư tại Hoa Kỳ.

Đối với các thủy thủ của Kirk, sự kết thúc cuộc Chiến tranh Việt Nam bằng việc cứu vớt được từ 20.000 đến 30.000 người là rất mãn nguyện.

“Đây là đỉnh cao của sự nghiệp của tôi và tôi rất tự hào về những gì chúng tôi đã làm, những gì chúng tôi hoàn thành, cái cách mà chúng tôi đã thực hiện”, Jacobs nói. “Tôi cảm thấy dường như chúng tôi đã xử lý công việc đó thật sự chuyên nghiệp và đó phần nào như một thời khắc buồn thảm.”

Armitage nói rằng ông “ghen tị” với các sĩ quan và những người đàn ông của con tàu USS Kirk. Con tàu đã không được trải qua các trận đánh trong chuyến đi của mình tới Việt Nam. Nhưng nó đã kết thúc với cuộc giải cứu hàng chục ngàn người tị nạn, một trong những nhiệm vụ nhân đạo lớn nhất trong lịch sử của quân đội Mỹ.

Armitage nói: “Họ đã không phải chịu gánh nặng liên quan tới những bất hạnh trước đây ở Việt Nam.”

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2010

Nguồn: National Public Radio

.

.

.

No comments: