Việt Nam có thể đẩy mạnh tư nhân hoá sau khi xưởng đóng tàu đổ nợ 4,5 tỷ USD
Tạp Chí PHÍA TRƯỚC số 37
Tháng Chín 19, 2010
.
Tải TCPT37 – Bản High Def (6MB)
Tải TCPT37 – Bản Standard (4MB)
Tải TCPT37 – Bản Mini (3MB)
.
Theo tin Bloomberg, Việt Nam có thể đẩy nhanh kế hoạch tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước sau khi xưởng đóng tàu lớn nhất của quốc gia gần sụp đổ với các khoản nợ 86 nghìn tỷ đồng (4,5 tỷ USD).
“Chính sách của Việt Nam là đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa”, Chủ tịch Văn phòng Chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc cho biết. Trách nhiệm của văn phòng này bao gồm giám sát các kế hoạch của nhà nước. “Các trường hợp của Vinashin sẽ không làm chậm chương trình cổ phần hoá,” ông nói qua điện thoại ngày 6 tháng 8 vừa qua. Cựu Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, được biết đến là Vinashin, đã bị bắt hồi tuần trước trong lúc doanh nghiệp này đang ngập sâu trong các khoản nợ.
Đẩy nhanh việc tư nhân hóa có thể nâng cao tiêu chuẩn quản lý tại các công ty địa phương, giúp đỡ quốc gia Nam Á này xén bớt thâm hụt ngân sách mà đã bị công ty tín dụng Fitch hạ mức tín dụng của Việt Nam vào tháng trước. Chính phủ trì hoãn kế hoạch cổ phần hóa của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển, Hãng hàng không Việt Nam và các doanh nghiệp nhà nước khác trong hai năm qua khi các thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm trong thời điểm suy thoái kinh tế.
“Vinashin là một ví dụ tốt về lý do tại sao quá trình cổ phần hóa cần phải tiến hành nhanh chóng hơn”, ông Matt Hildebrandt – một nhà kinh tế tại Singapore làm việc cho JPMorgan Chase & Co cho biết. Việc cổ phần hóa “sẽ đảm bảo các nhà lãnh đạo đáng tin cậy điều khiển và phát triển hiệu quả hơn các doanh nghiệp quan trọng nhất của Việt Nam.”
Điều tra Vinashin
Ông Phạm Thanh Bình, cựu Chủ tịch của Vinashin, bị buộc tội “cố ý vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng”, theo một tuyên bố đăng trên trang web của Chính phủ ngày 04 tháng 8. Ông đã bị đình chỉ công việc tại Vinashin cuối tháng vừa qua, trước khi bị giam giữ bởi cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an.
Theo báo Thanh Niên, ông Bình hiện 57 tuổi, đã điều hành Vinashin kể từ khi hình thành công ty vào năm 1996, đảm nhiệm chức vụ bao gồm Tổng giám đốc, Chủ tịch và Bí thư Đảng Ủy. Theo trang web Vinashin, chính phủ thành lập Vinashin bằng cách kết hợp các xưởng đóng tàu và các công ty liên quan thuộc Bộ Giao thông Vận tải.
Công ty tín dụng Fitch đã giảm mức tín dụng dài hạn và tiền tệ của Việt Nam xuống cấp B + vào ngày 29 tháng 7. Đây là bốn mức thấp hơn so với các mức đánh giá đầu tư. Công ty xếp hạng này còn cho biết thêm thâm hụt ngân sách của quốc gia sẽ có khả năng ở mức 7,6% của tổng sản phẩm quốc nội năm nay.
Một số tư nhân hóa nhỏ hơn
Việt Nam đã chú trọng tư nhân hóa các công ty nhỏ hoặc các đơn vị thuộc các tập đoàn lớn trong năm nay. Vào tuần trước, 129,2 tỷ đồng đồng đã được huy động từ việc bán cổ phần Công ty Bảo hiểm BIDV thuộc công ty con của BIDV – một ngân hàng lớn thứ hai của Việt Nam tính theo tài sản. Mekong Housing Bank, một ngân hàng thương mại khác thuộc nhà nước cho biết tuần trước rằng họ đã lên kế hoạch để hoàn tất cổ phần hóa trong năm nay.
Chính phủ dự định tiến hành chào bán công khai các cổ phần của BIDV vào đầu năm 2007, nhưng bị trì hoãn vì những quan ngại về nguồn cung quá mức của cổ phiếu mới và sau đó vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Việt Nam Airlines cũng lên kế hoạch chào bán cổ phần vào năm 2008 nhưng đã không thành. Hiện thời điểm chào bán cổ phần của cả hai công ty vẫn chưa được ấn định rõ ràng.
Bảo Việt Holdings – hãng bảo hiểm lớn nhất của Việt Nam, đã tăng 4,3 nghìn tỷ đồng trong một đợt bán công khai đầu tiên vào năm 2007, trước khi niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch trong năm 2009. Công ty cổ phần thương mại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam – ngân hàng lớn thứ ba và thứ tư lớn của nước ước tính trên tài sản, cũng đã được niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm ngoái.
Việt Nam Index đã giảm 4,5% trong năm nay so với mức tăng 19% ở các chỉ số Thái Lan và 21% ở Indonesia. MSCI Emerging Markets Index – chỉ số theo dõi 756 công ty trên toàn thế giới, cũng đã tăng 2,4%.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam và PetroVietnam
Chính phủ nên ưu tiên bán cổ phần ở một số doanh nghiệp lớn nhất vẫn còn hoàn toàn dưới sự kiểm soát nhà nước, trong đó bao gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc EVN, và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Giám đốc điều hành Phòng Thương mại châu Âu tại thành phố Hồ Chí Minh là ông Matthias Duehn cho biết.
“EVN có lẽ là một trong những bức xúc nhất để giải quyết bởi vì Việt Nam đang gặp vấn đề năng lượng nghiêm trọng ở mức độ vừa và dài hạn,” ông nói. “Được chứng minh trong nhiều trường hợp, và gần đây nhất là Vinashin, các doanh nghiệp nhà nước thường trì trệ trong hiệu quả, phân bổ nguồn vốn và cai quản doanh nghiệp.
Dựa theo một tuyên bố của chính phủ hôm 4 tháng 8, Việt Nam có thể sẽ lên kế hoạch tái cấu trúc Vinashin, và tháng 6 vừa qua đã sa thải khoảng 5.000 nhân viên để cắt giảm chi phí và phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho biết vào tuần trước rằng công ty nên tập trung vào việc bảo dưỡng và đóng tàu. Xưởng đóng tàu này đã đầu tư vào các dự án ngoài chuyên môn bao gồm vận chuyển, các khu công nghiệp và chế biến xi-măng
“Chính phủ có khả năng sẽ cứu Vinashin vì doanh nghiệp này sử dụng công nhân lành nghề và tạo ra thu nhập xuất khẩu,” Giám đốc Phát triển Kinh doanh tại Công ty Chứng khoán Đông Á là ông Lawrence Wolfe cho biết tại thành phố Hồ Chí Minh. “Đó là một công ty và một doanh nghiệp mà chính phủ muốn cứu vãn,” ông nói. “Đó cũng là một ví dụ về sự cần thiết trong việc tư nhân hóa.”
Beth Thomas
PHÍA TRƯỚC dịch
Tải TCPT37 – Bản High Def (6MB)
Tải TCPT37 – Bản Standard (4MB)
Tải TCPT37 – Bản Mini (3MB)
.
.
.
No comments:
Post a Comment