Nguồn: Andrew Higgins, Washington Post
Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
08.09.2010
http://www.x-cafevn.org/node/935
.
Tin từ
Trang bị các thanh sắt và gậy gộc, đám đông đã xông vào trung tâm Guoying lúc nửa đêm, cướp bóc, đập phá và sau đó đốt cháy biểu tượng nổi tiếng nhất cho sự hiện diện của kinh tế Trung Quốc ở thủ đô của quốc gia Trung Á sôi bỏng này.
"Chúng tôi không có cách gì để ngăn chặn" He Chengyu, người chủ của khu buôn bán đã nhớ lại. Giữa cuộc tấn công, ông đã co rúm người lại trong bóng tối, lánh mặt và ra lệnh cho các nhân viên bảo vệ không được chống cự vì sợ rằng ngay cả chính ông nữa, cũng có thể trở thành một mục tiêu.
Khi Trung Quốc thúc đẩy ra ngoài biên giới của mình trong việc tìm kiếm thị trường, công ăn việc làm và tiếng nói lớn mạnh hơn trong các vấn đề thế giới, quốc gia từng một thời tự hào là "có bạn bè ở khắp mọi nơi" đang ngày càng phải đối mặt với một vấn đề mà Hoa Kỳ đã từng đối diện từ lâu: sự giàu có và ảnh hưởng của mình có thể lan truyền cảm hứng kinh ngạc và sự tôn trọng với cảnh giác, nhưng cũng tạo ra ghen tị và, ở nhiều lúc, những loại thù địch có tính bạo lực.
Sau cuộc tấn công vào trung tâm Guoying vào tháng Tư, hàng chục công dân Trung Quốc tại Bishkek đã bị tấn công hoặc bị cướp. Trong tháng Tám, bọn trộm cướp đã đột nhập vào Tataan, một trung tâm mua sắm lớn khác chủ yếu là của người Trung Quốc ở thủ đô, cạy khóa mở két tiền của hàng chục thương nhân Trung Quốc hoặc hơn. Một nhà ngoại giao Trung Quốc vội vã tới hiện trường ngay và đã tuyên bố rằng, có đến 500,000 nghìn Mỹ kim đã bị đánh cắp. Sáng hôm sau, các thương gia Trung Quốc đã giận dữ tụ tập bên ngoài khu trung tâm mua sắm sau vụ cướp và liệt kê một danh sách của các vụ đánh đập, chỉa dao và tấn công khác gần đây.
Xie Yincheng, người kinh doanh các loại cửa gỗ và ván tấm nhập khẩu từ Trung Quốc đã bị mất hơn 10.000 đô la trong vụ cướp ở khu buôn bán. "Tình hình trở nên rất khó khăn cho người Trung Quốc ở đây", ông Xie, người đứng đầu một hiệp hội của các thương nhân Trung Quốc đã cho biết.
.
Tại
Quyền lợi của Trung Quốc tại vùng Trung Á xoay quanh về kinh tế - nơi mang lại một sự dồi dào về tài nguyên thiên nhiên - và an ninh. Kyrgyzstan có biên giới dài 536 dặm với Tân Cương, khu vực phía tây khó bảo của Trung Quốc, nơi dân số Hồi giáo Uighur nổi loạn định kỳ có liên hệ chặt chẽ với anh em đồng đạo bên kia biên giới.
Mặc dù một vùng toàn núi non, nhỏ và nghèo - chỉ có 5.3 triệu dân - Kyrgyzstan đã trở thành cơ sở xuất khẩu chính của Trung Quốc cho khu vực. Thương mại hai chiều, hầu như toàn bộ là xuất khẩu của Trung Quốc, tăng tới hơn 9,3 tỷ USD trong năm 2008, theo số liệu hải quan Trung Quốc. Đó là gần gấp đôi giá trị của toàn bộ sản phẩm trong nước của
Một số đã chào đón sự hiện diện tăng trưỏng mạnh của Trung Quốc như là một đối trọng với Nga, vị chúa tể hống hách truyền thống trong khu vực, vốn đã nắm kiểm soát từ trong thế kỷ 19h và cai trị Kyrgyzstan như một nước cộng hòa Xô viết cho đến khi chủ nghĩa Cộng Sản sụp đổ vào năm 1991.
Edil Baisalov, một nhà hoạt động nhân quyền phục vụ như một chỉ huy tham mưu cho Roza Otunbayeva, tân tổng thống của Kyrgyzstan đã nhớ lại niềm hân hoan như thế nào, tại một cuộc họp với cả hai đại sứ Nga và Trung Quốc, khi ông đã làm sửng sốt các phái viên Nga vơi lời chào mừng phái đoàn Bắc Kinh bằng tiếng Trung Quốc. "Qúy vị phải nên nhìn thấy những khuôn mặt của phái đoàn Nga", ông Baisalov, người đang học tiếng Trung Quốc đã cho biết, "Đó là cách tôi nói với các ông ấy rằng đây chính là tương lai".
Tuy nhiên, quá khứ vẫn còn phủ bóng lớn lao. Baisalov, như đa số những người Kyrgyz có học, nói chuyện chủ yếu bằng Nga ngữ. Tiếng Anh của ông còn tốt hơn nhiều so với tiếng Trung Quốc, Gazprm, công ty năng lượng khổng lồ quốc doanh của Nga chi phối các kinh doanh nhiên liệu tại địa phương. Trung Quốc đã vấp vào một thời điểm xấu: dự án lớn đầu tiên của họ tại
Trung Quốc cũng đã chỉ thành công hạn chế với sáng kiến ngoại giao chính của họ trong khu vực, một tổ hợp các tỉnh được gọi là Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, ra mắt với các phô trương lớn lao trong năm 2001 như một tổ chức sẽ chiến đấu với "chủ nghĩa cực đoan" và sẽ là một đối trọng với tầm ảnh hưởng của Mỹ, đã tạo ra rất nhiều trò "cường điệu", nhưng thực tế đã chẳng làm được gì, Alexander Cooley, một học giả tại Đại học Columbia, người đã nghiên cứu tổ chức này cho biết như thế. Nga, một thành viên của nhóm Thượng Hải, ban đầu đã ủng hộ tổ chức này với niềm khoái trá nhưng sau đó đã nguội dần vì những gì mà tổ chức này được xem như một phương tiện cho những tham vọng của Trung Quốc.
Trong khi đó, sự hiện diện kinh tế của Trung Quốc đã khuấy động lên nỗi bất mãn cay đắng trong số rất nhiều người Kyrgyz, từ giới thanh niên thất nghiệp đến các thương nhân địa phương và các nhà sản xuất không thể cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Một báo cáo năm ngoái của IFRI, tổ chức tư vấn Pháp, lưu ý rằng Trung Quốc - trong khi là một nguồn quan trọng của các tài trợ cho đường giao thông, trường học và các dự án khác - vẫn gây "nguy hiểm" đến ngành công nghiệp địa phương và tạo ít công ăn việc làm vì các "công ty Trung Quốc đến, đem theo nhân công của họ".
.
Các chính trị gia dân túy tại
.
Trung Quốc đã vun xới các quan hệ chặt chẽ với các nhà lãnh đạo, chủ yếu là các nhà độc tài, của khu vực này, nhưng điều đó đôi khi lại có kết quả trái ngược. Tại Kyrgyzstan, công chúng tức giận với một thỏa thuận về biên giới hồi năm 1999 với Trung Quốc mà chủ nghĩa quốc gia lên án là đã đổ thêm lửa vào một phong trào chống đối cuối cùng dẫn đến việc lật đổ người tổng thống từng ký kết thỏa thuận ấy. Azimbek Beknazarov, nhân vật từng thẳng thắn phê bình thỏa thuận biên giới ấy bây giờ là một thành viên hàng đầu của chính phủ
.
Giữa lúc tình cảm ái quốc đang dâng cao, Trung Quốc đã trở thành một mục tiêu dễ dàng cho những cú tấn công bừa bãi của những người dân tuý, mặc dù thực tế Nga vẫn là quyền lực thống trị và, cùng với Hoa Kỳ, có một căn cứ quân sự tại Kyrgyzstan. Trung Quốc đã không tự giúp cho hoàn cảnh của mình vì những động thái vụng về vào lúc này lúc khác, chẳng hạn như việc đã yêu cầu Liên Hiệp Quốc liệt một bài thơ của dân Kyrgyz - những Epic của Manas - là đóng góp của Trung Quốc vào di sản văn hóa thế giới. (Khu vực Tân Cương của Trung Quốc có một lượng dân nhỏ của dân tộc Kyrgyz). Khẳng định của Trung Quốc về bài thơ này đã khuấy lên một cáo buộc xúc phạm về hành vi trộm cắp văn hóa.
Những căng thẳng như vậy sẽ tăng mạnh nếu Trung Quốc cứ tiến lên với một kế hoạch sâu rộng đang được bàn luận để xây dựng một tuyến đường sắt mới từ Tân Cương đến
He, người chủ của trung tâm mua sắm bị cháy vừa hoàn tất xây dựng lại tài sản của mình và có kế hoạch mở lại vào tháng Chín. Ông đã cho lắp đặt thanh kim loại trên các cửa sổ với hy vọng rằng có thể ngăn chặn kẻ cướp. Khu trung tâm mua sắm của ông đã bị đốt hai lần trong năm năm và ông lo ngại rằng thời gian tới có thể còn tồi tệ hơn. "Chúng tôi không biết phải làm gì. Trung Quốc đang lớn mạnh nhưng ở đây chúng tôi vẫn là người ngoài".
.
.
.
No comments:
Post a Comment