Sông Mê Kông thành chiến trường giành ảnh hưởng
Ngày 04.09.2010, 16:20 (GMT+7)
http://sgtt.vn/Goc-nhin/128869/Song-Me-kong-thanh-chien-truong-gianh-anh-huong.html
SGTT.VN - Rõ ràng là Mỹ đang "quay lại châu Á". Nhưng một sự thúc đẩy tế nhị hơn trong khu vực nằm dưới tầm ngắm của
Theo tác giả John Lee (nhà nghiên cứu chính sách ngoại giao, Úc) trong bài báo ngày 24.8 đăng trên tạp chí Chính sách đối ngoại - Foreign Policy (Mỹ), trong những tuần gần đây, Mỹ đã có những bước mạnh mẽ đối với vấn đề biển Đông và Bắc Kinh đang hồi hộp theo dõi. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã có một động thái dứt khoát, khác xa với ngôn ngữ hoà giải thường thấy của chính phủ Mỹ khi bà tuyên bố vào cuối tháng 7.2010 rằng việc giúp đỡ dàn xếp những tranh chấp giữa Trung Quốc và một số các nước châu Á đối với những hòn đảo và quyền lợi hàng hải ở khu vực biển Đông là "quyền lợi quốc gia" của Mỹ.
Sau đó, vào ngày 22.7, bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates thông báo rằng Mỹ sẽ nối lại quan hệ với lực lượng đặc biệt Indonesia sau 12 năm gián đoạn, với mục tiêu cuối cùng là tái thiết lập quan hệ quân sự đầy đủ giữa hai bên. Ông Gates cũng xác nhận việc hợp tác với những đối thủ hàng hải của Trung Quốc, bao gồm hàng loạt cuộc tập trận đa phương tại Campuchia, những hoạt động hải quân chung giữa Mỹ và Việt Nam, và những thảo luận nghiêm túc với Hà Nội về việc chia sẻ nhiên liệu hạt nhân.
Mỹ quay lại châu Á
Rõ ràng là Mỹ đang thực sự "quay lại châu Á," như bà
Ngoại trưởng Clinton vừa gặp gỡ những người đồng cấp của Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam và đã cam kết cung cấp 187 triệu USD để hỗ trợ Sáng kiến hạ lưu sông Mê kông (LMI), có mục đích cải thiện hệ thống giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng và môi trường trong khu vực này. Việc này không mang sức mạnh như những cuộc diễn tập quân sự - nhưng một số quan chức quốc phòng Trung Quốc nói rằng cách tiếp cận mềm hơn đối với vấn đề sông Mê kông có tiềm năng đạt được những thứ mà mọi quan hệ hải quân trên thế giới không thể đạt được.
Dòng Mê kông dài khoảng 4.345 km bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng và chạy từ tỉnh Vân Nam ở Trung Quốc, xuyên qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Trung Quốc đã xây một số đập thuỷ điện trên sông Mê kông. Vào thời điểm hiện nay, mực nước trong vùng hạ lưu Mê kông đang ở mức thấp kỷ lục, đe doạ đời sống của khoảng 70 triệu người tại các quốc gia phía nam Trung Quốc, nơi ngành nông nghiệp đang nuôi sống phần lớn dân số. Những quốc gia này cáo buộc Bắc Kinh đang chặn nước để tạo lợi nhuận cho người Trung Quốc trong khi dân chúng ở hạ lưu đang đói khát.
Không có bằng chứng rõ ràng rằng chính sách về các đập nước của Trung Quốc là nguyên nhân gây cạn nước ở hạ lưu, nhưng việc Bắc Kinh từ chối không cho kiểm tra toàn diện hoạt động của các đập cũng như thái độ kẻ cả của họ đối với những nguyên cáo nhỏ hơn - đã không bảo đảm cho các quốc gia nhỏ rằng họ được đối xử công bằng. Họ e ngại một tương lai trong đó việc sử dụng nguồn nước của mình sẽ bị khống chế bởi Trung Quốc.
Thế cân bằng
Các nhà quan sát về chính trị sông Mê kông cho rằng Bắc Kinh thường có thái độ xem thường và lấn lướt những quốc gia nhỏ bé hơn khi đề cập đến quyền lợi của mình. Nhưng cách tiếp cận của Trung Quốc ở hầu hết khu vực châu Á về cơ bản là nhằm chinh phục lòng người. Họ là người cung cấp chủ yếu những món nợ lãi thấp không điều kiện cho các chính phủ châu Á, đặc biệt đối với những quốc gia như
Đông đảo những nhà ngoại giao Trung Quốc đang cần cù làm việc trên khắp châu Á để truyền bá một thứ chủ nghĩa khu vực về những "giá trị châu Á" được thiết kế đặc biệt nhằm loại trừ ảnh hưởng của Mỹ. Những quan chức chính trị và chiến lược gia ở Bắc Kinh tăng cường việc đề cập đến hướng đi từ dưới lên cho sự thống trị trong khu vực, sử dụng những biện chứng kinh tế và văn hoá để thuyết phục những nguyên thủ châu Á rằng giới lãnh đạo Trung Quốc là con đường chắc chắn và ôn hoà cho sự thịnh vượng của khu vực trong tương lai chứ không phải là mối quan hệ với Mỹ.
Vì thế việc Mỹ sẵn sàng tham gia vào vấn đề tranh chấp ở sông Mê kông có thể tạo thành một thế cân bằng hầu như hoàn hảo với chiến lược của Trung Quốc đối với hàng chục triệu người dân đang nương tựa vào dòng sông để kiếm sống.
Những nhà lãnh đạo cao cấp trong hầu hết các quốc gia châu Á (ngoại trừ Bắc Triều Tiên và
Đó là lý do tại sao khả năng của Mỹ trong việc giữ chân Bắc Kinh trong vấn đề sông Mê kông có thể nhắc nhở hàng triệu người dân châu Á rằng sự thống lĩnh của Mỹ trong vùng vẫn quan trọng, rằng sức mạnh ngoại giao cũng như sự hiện diện quân sự của Mỹ đã giúp giữ gìn hoà bình tại châu Á và mở ra những tuyến đường biển quan yếu cho thương mại trong nhiều thập niên.
Cựu thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Richard Armitage thường cố vấn rằng "làm đúng với Trung Quốc có nghĩa là làm đúng với châu Á." Tăng cường mối liên minh với các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc vẫn là phần việc quan trọng nhất của chiến lược này. Thiết lập một quan hệ an ninh với những quốc gia như Ấn Độ, Việt
Vẫn còn quá sớm để nói rằng chính quyền Tổng thống Barack Obama sẽ thực tâm theo đuổi những quan tâm mới của mình về khu vực Mê kông hay không. Nhưng cho mượn sức nặng của Hoa Kỳ đối với những vấn đề "cơm gạo" của địa phương là phương cách thông minh của
P.V (tổng hợp)
.
.
Đọc thêm:
Sự chiếm đoạt nguồn nước của Trung Quốc (anhbasam.com)
.
.
.
No comments:
Post a Comment