Friday, September 17, 2010

NHỮNG NGƯỜI BẠN ĐẦY NGHI VẤN CỦA TRUNG QUỐC

Những người bn đy nghi vn ca Trung Quc

Nguồn: Joshua Kurlantzick, Council on Foreign Relations

Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ

14.09.2010

http://www.x-cafevn.org/node/976

Sau việc tiếp đón Kim Jong Il và tiếp theo là nhà độc tài Miến Điện Than Shwe, có lẽ giới lãnh đạo Trung Quốc nên tiếp tục cho đủ bộ ba; có thể tuần này họ nên mở tiệc tiếp đón Omar al-Bashir hoặc trải thảm đỏ rước Islam Karimov.

Nghiêm túc mà nói, chuyến thăm Trung Quốc của Than Shwe trước dịp bầu cử toàn quốc đầu tiên trong hai mươi năm ở Miến Điện, có vẻ như là một biểu quyết chắc chắn cho việc hậu thuẫn giới quân sự Miến Điện, những người đang dự định dùng cuộc bầu cử để thiết lập một thứ trang sức cho sự thống trị của họ trong khi tiếp tục kéo dài quyền lực của quân đội trong những đảng phái họ muốn. Rõ ràng là những công bố của những nhà lãnh đạo như Ôn Gia Bảo và Hồ Cẩm Đào đã cho thấy rõ rằng Trung Quốc vẫn ủng hộ chính quyền Miến Điện bất chấp "tình hình quốc tế", một mệnh đề ám chỉ việc các nước dân chủ tiên tiến đang áp lực lên Miến Điện. Và trong khi cáo buộc 5 năm trước đây đã quá phóng đại về việc Trung Quốc ủng hộ giới tướng lĩnh Miến Điện để thu được hàng đống lợi nhuận - vì lúc ấy đầu tư của Trung Quốc vẫn còn tương đối nhỏ - thì giờ đây cáo buộc ấy đã trở nên chính xác. Trung Quốc chiếm hơn 90 phần trăm tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Miến Điện trong năm 2008 và chắc chắn sẽ giữ mức độ tương đương trong năm 2009, và họ sẽ thu được lợi nhuận khổng lồ từ những đường ống dẫn dầu qua Miến Điện, được dự định sẽ hoạt động trong vòng hai năm tới.

.

Tuy nhiên, quan niệm rằng Trung Quốc là kẻ giật dây hoặc nhắm mắt trục lợi từ Miến Điện thì không chính xác. Mặc dù quan hệ kinh tế và quân sự của Bắc Kinh cho phép họ có ảnh hưởng tại Naypyidaw (thủ đô Miến Điện - ND), họ không phải là kẻ có ảnh hưởng nhiều nhất; các tướng lĩnh Miến Điện, không như Kim Jong Il, có nhiều tiềm năng khác về đối tác kinh tế, và họ cũng đủ thông minh để phân trải đối tác chiến lược của mình. Các tướng lĩnh, đặc biệt là Than Shwe và nhân vật thứ hai Maung Aye - cũng đều khó để phán đoán và có tinh thần bài ngoại cao, trong đó bao gồm nỗi e ngại việc Trung Quốc sẽ thống trị cũng tương đương với nỗi e ngại về sự can thiệp của Phương Tây vào Miến Điện. (Nhiều tướng lĩnh lớn tuổi cao cấp Miến Điện từng bắt đầu sự nghiệp khi còn là những sĩ quan trẻ bằng việc chiến đấu chống lại phiến quân cộng sản được Bắc Kinh hậu thuẫn.) Trung Quốc đã không thể tìm được sự hợp tác mà họ mong muốn từ giới tướng lĩnh Miến Điện trong các vấn đề từ kiểm soát thuốc phiện đến việc giải quyết những va chạm ngày càng tăng giữa các tướng lĩnh với những đội quân dân tộc thiểu số đang cố thủ gần biên giới Trung Quốc. Và các quan chức Trung Quốc đang vô cùng lo lắng về tối hậu thư của chính quyền quân sự đặt ra cho các quân đội thiểu số là phải buông súng sẽ dẫn đến làn sóng tị nạn tràn vào miền tây nam Trung Quốc.

.

Việc miêu tả Trung Quốc như là kẻ tòng phạm với Miến Điện thì có vẻ chính xác, nhưng cũng hơi phóng đại. Ấn Độ và Thái Lan cũng là những kẻ mang trọng tội, trong khi Singapore và Dubai cũng có tội khi cho phép giới tướng lĩnh và các đồng minh kinh tế sử dụng ngân hàng trên đất nước mình mà không có chút trở ngại. Mặc dù có thể Ôn và Hồ công khai tuyên dương Than Shwe, tôi không rõ là giới lãnh đạo Trung Quốc thật sự nghĩ rằng các tướng lĩnh Miến Điện tạo được một nền lãnh đạo ổn định, hấp dẫn về kinh tế hơn là một chính quyền dân sự và tự do. Các quan chức Trung Quốc liên tục tìm cách thuyết phục giới quân sự Miến Điện bắt tay vào những cải cách kinh tế cơ bản, ví dụ như củng cố hệ thống tài chính - những cải cách sẽ tạo lợi nhuận rất lớn cho các doanh nghiệp Trung Quốc đang hoạt động tại Miến Điện. Trong đa số trường hợp, giới tướng lĩnh đã từ chối. Vì thế không phải là tự nhiên mà các quan chức Trung Quốc đã tiếp tục có những đối thoại với những nhà chính trị lưu vong Miến Điện đang chống lại chính quyền quân sự hiện nay.

.

.

.

No comments: