Mỹ, Trung "ganh" nhau vấn đề gì ở Đông Á?
Tác giả: Termsak Chalermpalanupap
Bài đã được xuất bản.: 17/09/2010 06:00 GMT+7
http://www.tuanvietnam.net/2010-09-13-my-trung-ganh-nhau-van-de-gi-o-dong-a-
Đối với ASEAN, Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) luôn là một khung hợp tác khu vực giữa ASEAN và Trung Quốc trong các vấn đề còn tranh cãi và xây dựng lòng tin tại Biển Đông.
.
LTS: Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam giới thiệu tiếp phần 2 bài viết của ông Termsak Chalermpalanupap, giám đốc Ban giám đốc Chính trị và An ninh của Ban thư ký ASEAN về những mâu thuẫn xung quanh vấn đề Biển Đông để mọi người cùng suy ngẫm.
.
.
DOC nêu rõ rằng đây là một thỏa thuận giữa "chính phủ các nước thành viên ASEAN và chính phủ nước CHND Trung Hoa". Nói cách khác, 10 quốc gia Đông Nam Á đã đồng loạt ký thỏa thuận này. DOC quy chiếu tới Tuyên bố chung của ASEAN - Trung Quốc năm 1997, ký trong bối cảnh hợp tác Trung Quốc - ASEAN, và gợi ý khả năng thông qua một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông, vốn là một sáng kiến của ASEAN được ghi trong Tuyên bố của ASEAN về Biển Đông năm 1992.
Nhưng, những năm gần đây, Trung Quốc dường như đã nghĩ khác về DOC, lo sợ rằng văn bản này có thể gây nguy hiểm cho các đòi hỏi chủ quyền của họ tại Biển Đông. Vì vậy, họ phản đối việc ASEAN đề nghị đưa vào DOC các dự thảo hướng dẫn thi hành cho hoạt động tham vấn không chính thức hiện nay giữa bốn nước ASEAN đang tranh chấp ở Biển Đông, ưu tiên một cuộc gặp ASEAN - Trung Quốc về DOC.
Trung Quốc nhấn mạnh rằng vấn đề Trường Sa không liên quan đến bốn nước ASEAN một cách tập thể, cũng như ASEAN với tư cách một khối. Một giải pháp có thể chấp nhận là phải nói rõ rằng các hướng dẫn thi hành DOC sẽ không gây tổn hại tới bất kỳ yêu sách chủ quyền của bên nào tại Biển Đông.
ASEAN và Trung Quốc đã tổ chức Hội nghị quan chức cấp cao để thảo luận các vấn đề chính sách liên quan đến việc thi hành DOC. Một nhóm làm việc chung về DOC cũng đã được thành lập và đã gặp nhau bốn lần, gần đây nhất tại Hà Nội hồi tháng 4. Trung Quốc dự định tổ chức một cuộc gặp khác của nhóm này vào cuối năm 2010.
Tuy nhiên, vì việc này có liên quan đến DOC, tôi cho rằng ASEAN và Trung Quốc cần giải quyết các bất đồng của mình mà không có sự can thiệp của bên thứ ba. Mặc dù vậy, các tuyên bố ủng hộ công khai của các nước ngoài đối với việc thực thi DOC đều đáng hoan nghênh, và sẽ khuyến khích ASEAN và Trung Quốc phối hợp nỗ lực hơn về DOC.
Đối với các thềm lục địa mở rộng, đây là một vấn đề kỹ thuật về các yêu sách chồng lấn trên vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng 200 hải lý và các thềm lục địa nằm ngoài EEZ của các nước xung quanh Biển Đông. Về vấn đề này, Indonesia - nước sẽ tiếp nhận chức Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2011 - cũng sẽ liên quan vì EEZ và các lợi ích trên biển của họ tại biển Natuna ngay gần kề Biển Đông.
Tháng 5/2009,
Các yêu sách chủ quyền này khó tránh khỏi chồng lấn. Lý tưởng nhất, vấn đề này nên được giải quyết tại CLCS, cơ quan được thành lập theo Công ước Luật biển của LHQ năm 1982 (UNCLOS). ASEAN không thể can thiệp bởi hai trong số các thành viên của mình (là Campuchia và Thái Lan) chưa phê chuẩn UNCLOS. Mỹ cũng không thể nói gì, vì họ chưa phải là thành viên của UNCLOS.
Về an ninh biển, các vấn đề Biển Đông liên quan đến an ninh hàng hải nói chung, cũng như đến sự tự do và an toàn đi lại trên biển và trên không nói riêng. Đây là một vấn đề quốc tế vì lợi ích chung của các quốc gia sử dụng Biển Đông trong giao thông vận tải.
Một số Bộ trưởng Ngoại giao phương Tây cũng đã lưu ý tới lợi ích quốc gia của họ trong an ninh hàng hải trên Biển Đông tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) tại Hà Nội tháng 7 vừa qua. Các bộ trưởng này, trong đó có Ngoại trưởng Mỹ, nhấn mạnh họ không phản đối cũng không ủng hộ bất cứ bên nào trong các yêu sách chủ quyền nào tại Biển Đông. Mong muốn chung của họ là thấy các bên liên quan giải quyết các yêu sách chủ quyền chồng lấn một cách hòa bình. Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi sớm thực thi DOC, để giảm căng thẳng và xây dựng lòng tin.
Vì vậy, chúng ta phải xem lại điều mà báo chí nói là một số nước phương Tây đã kêu gọi một cách tiếp cận đa phương nhằm giải quyết các vấn đề tại Biển Đông. Một sáng kiến như vậy sẽ giải quyết những vấn đề nào đây?
Một cách tiếp cận đa phương sẽ chỉ hữu ích khi nó giúp thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm đảm bảo an ninh hàng hải tại Biển Đông.
Truyền thông phương Tây dường như đang miêu tả sinh động về một cuộc "ẩu đả" nguy hiểm giữa Trung Quốc và Mỹ trên biển Đông. Họ viết rằng Trung Quốc đã bị bật đèn đỏ khi Việt Nam mời hàng không mẫu hạm George Washington của Mỹ tới cảng Đà Nẵng hồi tháng 8 nhân dịp kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải đặt câu hỏi rằng: Mỹ liệu muốn "ẩu đả" với Trung Quốc về phần nào trên biển Đông hoặc về vấn đề nào đây? Chắc chắn không phải là Hoàng Sa, Trường Sa, DOC hay các đòi hỏi chủ quyền chồng lấn về thềm lục địa mở rộng.
Có thể, vấn đề thực sự ở đây là quyền hoạt động của các tàu chiến quân sự tại các vùng nước đang tranh chấp ở Biển Đông. Nếu trong trường hợp này, nó có thể được thảo luận tại ARF.
Buổi khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) tại Hà Nội ngày 12/10 tới sẽ bao gồm một cuộc gặp với các Bộ trưởng từ Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Nga và Mỹ (đối thoại ASEAN và các đối tác mới). Đây có thể là một diễn đàn khác để thảo luận các vấn đề quân sự trên Biển Đông - như một phần những lo ngại an ninh hàng hải quốc tế, không hơn./.
Quốc Thái theo The Nation
.
.
.
No comments:
Post a Comment