Đào Như
Đăng ngày 24/09/2010 lúc 07:38:28 EDT
Đăng ngày 24/09/2010 lúc 07:38:28 EDT
Trong khi những lời chỉ trích việc Mỹ không gửi đại diện đến tham dự Hội nghị Thượng Đỉnh Bộ Trưởng Kinh Tế ASEAN + hôm 26/8/2010 tại Đà nẵng trên các báo chí quốc tế và nhất là các báo chí ĐNÁ, chưa kịp ráo mực, thì Tòa Bạch ốc, hôm 2/9/10 vừa công bố và xác nhận Hội nghị Thượng Đỉnh Mỹ-ASEAN lần thứ II sẽ được tổ chứ tại New York, vào ngày 24/9/10, 1 ngày sau buổi họp thường niên của Đại Hội Đồng LHQ. Nói cho rõ hơn đây là buổi họp bên lề buổi họp Đại Hội Đồng LHQ của Tổng thống Barack Obama. Buổi họp Thương đỉnh Mỹ-ASEAN-II sẽ diễn ra tại một bữa ăn trưa ở New york trong thời khỏan 2 tiếng đồng hồ từ 12:00 trưa đến 2:00 chiều. Nghĩa là 75 phút dài hơn buổi họp Mỹ-ASEAN-I được tổ chức tại thủ đô của Singapore ngày 15/11/2009.
Theo lời của Ernie Bower, Giám Đốc Nghiên Cứu ĐNÁ thuộc Trung Tâm Chiến Lược CSIS tại Washington, đây là buổi họp thể hiện sự tin tưởng của Mỹ đối với các nước ASEAN và đây cũng là cơ hội để chính quyền của Tổng thống Obama xóa đi hình ảnh là Mỹ đã xao lãng, Mỹ bị hiểu lầm là không quan tâm đến ĐNÁ, không quan tâm đến quyền lợi Mỹ bên bờ phía Đông Thái Bình Dương.
Về phía ASEAN, trả lời trong cuộc phỏng vấn của hãng truyền thông Mỹ, Bloomberg, Tổng Thứ Ký của Hiêp Hội ĐNÁ, ông Suri Pitsuwan, hoan nghênh quyết định của tổng thống Obama, và ông xem đây là sư khẳng định lòng tịn tưởng của Mỹ đối với các nước trong khối ASEAN.
Trong thượng Đỉnh Mỹ-ASEAN-I tai Singapore, hôm 15/11/09, Mỹ và các nước ASEAN cam kết hợp tác trên một số lãnh vực: thương mại, đầu tư, năng lượng, an toàn thực phẩm, quản lý thiên tai, biến đổi khí hậu và an ninh khu vực…
Nhưng trong phiên họp lần này, Mỹ và ASEAN sẽ thảo luận những vấn đề gì? Nói như người phát ngôn Bạch Ốc tuyên bố hôm 4/9, mục đích của buổi thương đỉnh Mỹ-ASEAN-II sẽ tiếp tục thảo luận cách tiếp cận đa phương nhầm mở rộng hợp tác các khu vực. Nói như vậy là quá khái quát, quá khách quan, chưa thấu triệt vấn đề. Chúng ta ai cũng biết thượng đỉnh Mỹ-ASEAN-II sẽ diễn ra dưới áp xuất của dư chấn từ Biển Đông. Và chắc chắn vấn đề Biện Đông tư nó sẽ “cộm” lên tại bàn hội nghị này như một điểm nóng vì những cưộc tập dượt, thao tác chiến đấu của các lực lượng hải quân của Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Nam Triều Tiên…trên Đông Hải, Hoàng Hải, Biển Đông…Những cuộc tập dượt ngày một thường xuyên hơn, gia tăng, kéo dài hơn. Với sự tham gia mỗi ngày một nhiều hơn, số lượng quân nhân, tàu bè, máy bay, đầu đạn, hỏa tiển…Họ thao diễn với đầu đạn giả, rồi họ bắn với đầu đạn thật. Và ngày nào đó, họ có thể vô tình thao diễn nhầm với đầu đạn hạt nhân. Rũi ro đang gia tăng. Nguy hiểm khó lường được. Ai là kẻ đứng ra giải quyềt vấn đề nếu rũi ro xảy ra! Đó là vấn đề lớn mà Thượng đỉnh Mỷ-ASEAN-II phải nêu lên, phải kêu gọi mọi phía phải biêt ‘dừng lại’, vì trách nhiêm với cuộc sống và nền hoà bình của nhân loại, vì sự tồn vong của cộng đồng nhân loại. Ý thức trách nhiệm này, đòi hỏi Mỹ và các quốc gia của khối ASEAN phải vượt lên chính mình, để có cái nhìn khách quan hơn. Từ đó Mỹ và ASEAN sẽ tìm ra phương cách, giải pháp cho vấn đề tốt hơn là cứ nhấm mắt cho phép mình và kẻ khác, liều lĩnh phô trương khả năng chiến tranh một cách vô ý thức, tai hại.
Trong phiên họp các Bộ trưởng Kinh Tế ASEAN nới rộng tại Đà nẵng hôm 26/8/10, Bộ trưởng Kinh tế TQ, Trần Đại Minh, một lần nữa nêu lên vấn đề đưa đồng Nhân-Dân-Tệ (NDT) vào sử dụng tối đa trong các thương vụ giữa các thành viên của các nước Hiệp Hội DNÁ. Vẫn biết rằng đây mới chỉ là một đề xuất. Nhưng chúng ta phải biết đây là một đề xuất của kẻ mạnh hơn ta nhiều lần. Đương nhiên, trong trường hợp này, lời đề xuất ấy mang nặng ý nghĩa của một áp lực nhất định. Trong thực tế ai cũng nhìn thấy lời đề xuất ấy như một cái lưỡi bò thứ hai của Trung quốc trong mưu đồ thâu tóm hệ thống thương mại và tiền tệ của các nước nhỏ hơn tại khu vực Đông Nam Á. Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN-II phải chủ động tích cực tìm ra giải pháp cho vấn đề này. Tổng thống Hoa kỳ, Barack Obama và Thủ tướng Việt Nam, đương nhiệm Chủ tịch ASEAN, Nguyễn tấn Dũng, nhất định tâm tư họ đang nặng trĩu vì những hệ lụy này.
Phát biểu của Ernie Bower và Suri Pitsuwan về buổi họp thượng đỉnh Mỹ-ASEAN-II, đều mang tính chất xác nhận một lần nữa lòng tin tưởng của Mỹ với các nước ASEAN. Sự xác nhận của hai vị này về sự tin tưởng một chiều của Mỹ với các nước ĐNÁ như vậy, là một sư thiếu sót nếu không muốn nói là sai lầm. Vì quan hệ Mỹ-ASEAN là quan hệ của những đối tác cùng trong một tổ chức, phải có sự gắng bó tin tưởng lẫn nhau. Chỉ có sự tin tưởng lẫn nhau (mutual trust) của các đối tác trong một tổ chức, mới tạo nên được sức mạnh cho tổ chức ấy nhất là sức mạnh đoàn kết nhất trí. Sự tin tưởng một chiều từ một kẻ mạnh hơn chỉ tạo được sức mạnh đẩy các đối tác trong cùng một tổ chức ngày càng xa nhau cuối cùng là mất hết tin tưởng lẫn nhau. Do đó vấn đề ưu tiên hàng đầu của Thượng đỉnh lần II giữa Mỹ và ASEAN là xác định lại, là khẳng định sự tin tưởng lẫn nhau giữa Tổng thống Obama và 10 nhà lãnh đạo của khối ASEAN, giữa Mỹ và 10 quốc gia của Hiêp hội Đông Nam Á và 17 quốc gia thân hữu. Chúng ta phải minh định lại cho rõ, phát biểu của NT Hoa kỳ, Hillary Clinton, tại ARF-17 tại Hà nội hôm 24/7: “Biển Đông thuộc về lợi ích quốc gia của Mỹ”, chỉ là phản ứng tất yếu và quá chậm chạp ít nhất là 3 tháng sau khi TQ khẳng định:“Cũng như Tây Tạng, Đài Loan…Biển Đông thuộc vào vùng lợi ích cốt lõi của TQ”. Do đó, về phía ASEAN tin tưởng sâu sắc Mỹ và cố ủng hộ quan điểm Mỹ phục hồi quyền lợi quốc gia của Mỹ tại Biển Đông đã bị TQ tước đoạt trước đó. Đáp lại, Mỹ tin tưởng sâu sắc các nước khối ASEAN trong việc giúp Mỹ phục hồi lại quyền lợi quốc gia của Mỹ tại Biển Đông, do đó Mỹ sẽ hợp tác với ASEAN thuyết phục cho bằng được TQ phải giải quyết mọi vấn Biển Đông trong hòa bình, trong đàm phán đa phương, trong tinh thần thượng tôn luật hàng hải quốc tế, thượng tôn tinh thần của Qui ước Biển Đông-COC-(Codes of Conducts) năm 2002 ký kết giữa TQ và các quốc gia ĐNÁ.
Các quốc gia ĐNÁ tin tuởng vào sức mạnh của đồng Dollars và cũng để bảo vệ quyền lợi kinh tế của Mỹ trong khu vực vì lợi ích chính mình, các nước này sẽ cùng Mỹ bảo vệ, chống đỡ đồng Dollars, và chỉ chấp nhận đồng Dollars là đồng tiền duy nhất có sức mạnh và khả năng phục vụ việc trao đổi các thương vụ hay thanh toán tài chánh với các đối tác trong vùng cũng như các đối tác khác trên toàn thế giới trong đó có cả TQ. Có thế Việt
Chúng ta hoàn toàn ý thức rằng hiện tại chúng ta đang sống trong một thế giới toàn-cầu-hóa. Mọi việc làm, cũng như mọi sản phẩm công nghệ hay tư tưởng đều được đánh giá qua sức cạnh tranh của chính nó ngay cả khả năng lãnh đạo của chính phủ. Mỹ-ASEAN là một tổ chức trong thế giới Toàn Cầu Hóa(TCH) hiện tại, cũng phải theo qui luật đó. Mọi việc làm của các thành viên trong mọi tổ chức đều có ảnh hưởng hỗ tương với nhau. Chủ thuyết TCH là một một chủ thuyết trao đổi mậu dịch và văn hóa dựa trên nguyên tắc “có qua, có lại”, bình đẳng và tư do cạnh tranh. Cương lĩnh này, hy vọng sẽ được đem ra áp dụng trong tổ chức Mỹ-ASEAN và tại buổi họp Mỹ-ASEAN-II tại
Đào Như
Illinois , 8-9-2010
© Thông Luận 2010
.
.
.
VOA
Thứ Sáu, 24 tháng 9 2010
Các giới chức Hoa Kỳ và Châu Á cho biết vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc sẽ được mang ra thảo luận tại cuộc họp thượng đỉnh hôm nay giữa Hoa Kỳ với các nước ASEAN ở New York .
Hôm thứ ba, Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ không can thiệp vào tranh chấp giữa Bắc Kinh với một số nước láng giềng về các quần đảo trong Biển Nam Trung Hoa.
Bắc Kinh nhấn mạnh bất kỳ tuyên bố chính thức nào về vấn đề này có thể sẽ khuấy động các căng thẳng.
Tuy nhiên, các giới chức Hoa Kỳ vàPhilippines được báo chí trích lời cho hay vấn đề này sẽ được mang ra thảo luận.
Tổng thống Benigno Aquino của Philippines nói với hãng thông tấn Pháp rằng 10 nước ASEAN sẽ đứng về một khối nếu Trung Quốc tìm cách khẳng định chủ quyền tại tất cả các quần đảo trong vùng biển này.
Đây là cuộc họp thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN lần thứ hai giữa Tổng thống Barack Obama và giới lãnh đạo các nước trong Hiệp hội Đông Nam Á.
Hôm thứ ba, Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ không can thiệp vào tranh chấp giữa Bắc Kinh với một số nước láng giềng về các quần đảo trong Biển Nam Trung Hoa.
Bắc Kinh nhấn mạnh bất kỳ tuyên bố chính thức nào về vấn đề này có thể sẽ khuấy động các căng thẳng.
Tuy nhiên, các giới chức Hoa Kỳ và
Tổng thống Benigno Aquino của Philippines nói với hãng thông tấn Pháp rằng 10 nước ASEAN sẽ đứng về một khối nếu Trung Quốc tìm cách khẳng định chủ quyền tại tất cả các quần đảo trong vùng biển này.
Đây là cuộc họp thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN lần thứ hai giữa Tổng thống Barack Obama và giới lãnh đạo các nước trong Hiệp hội Đông Nam Á.
.
.
.
Việt Hà, phóng viên RFA
2010-09-24
Ngày 21 tháng 9, chỉ vài ngày trước thượng đỉnh ASEAN-Hoa Kỳ diễn ra tại New York, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu Hoa Kỳ không nên tham gia vào tranh chấp trên biển Đông.
Lời phát ngôn này của Trung Quốc được đưa ra vào thời điểm này có ý nghĩa gì? Và có ảnh hưởng đến đâu tới bản thông cáo chung ASEAN-Mỹ sẽ được công bố vào thứ sáu tới?
Việt Hà phỏng vấn Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, trường Đại học New South Wales, chuyên gia châu Á về vấn đề này.
Bản tuyên bố chung
Việt Hà: Thưa ông, hôm 21 tháng 9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung quốc nói Mỹ không nên tham gia vào tranh chấp biển Đông. Lời tuyên bố này được đưa ra chỉ vài ngày trước hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Mỹ, có ảnh hưởng thế nào đối với bản tuyên bố chung của hội nghị?
Carl Thayer: Bản nháp của bản tuyên bố chung Mỹ-ASEAN đã rò rỉ ra bên ngoài, dài 13 trang, có trích đoạn nói do Mỹ đề nghị về vấn đề biển Đông, và có những dấu hiệu cho rằng bản tuyên bố nháp này có thể còn thay đổi nhưng nói chung bản tuyên bố khẳng định không sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp. Và đó là lập trường tiêu chuẩn đối với ASEAN hay bất cứ nước nào khác là không nhắm vào Trung Quốc một cách cụ thể hay để Trung Quốc cảm thấy như vậy.
Lời tuyên bố này của Trung quốc không có gì là mới mẻ, nó đã xảy ra từ hồi tháng 7 sau khi ngoại trưởng Mỹ nêu lên quan điểm của Mỹ. Theo tôi lời tuyên bố này từ Trung quốc một phần có ý dọa các nước ASEAN đừng quá thân mật với Mỹ và khiến họ nhẹ bớt lời khi sử dụng những đề nghị từ phía Mỹ.
Việt Hà: Theo ông, liệu bản tuyên bố chung có nói đến việc phải quốc tế hóa vấn đề biển Đông không?
Carl Thayer: Tôi tin là bản tuyên bố chung có nói đến bộ quy tắc ứng xử chung trên biển Đông giữa các bên. Bộ quy tắc này đã được cả Trung Quốc và ASEAN thống nhất vào năm 2002. Trung Quốc sử dụng từ quốc tế hóa có một nghĩa đặc biệt, bởi vấn đề tranh chấp trên thực tế đã được quốc tế hóa và Trung Quốc đã ký vào bộ quy tắc ứng xử chung với ASEAN có nghĩa là đã quốc tế hóa nó. Họ có bản hướng dẫn để thực hiện bộ quy tắc này, và điểm số 2 của bản hướng dẫn này nói rõ ràng là các nước ASEAN có quyền và nên gặp nhau để có sự đồng thuận trước khi gặp và bàn thảo với Trung Quốc. Còn Trung Quốc thì lại muốn bàn thảo song phương mà thôi.
Việt Hà: Vậy tuyên bố mới này của Trung Quốc có sức nặng thế nào đối với bản tuyên bố chung và ông đánh giá thế nào về tầm quan trọng của ban tuyên bố?
Carl Thayer: Đó là lý do mà Hoa Kỳ muốn bản tuyên bố lúc này vẫn nằm trong vòng bàn thảo, có những bài báo từ một số nhà báo ở Singapore nói rằng ASEAN đang nghĩ lại, bởi vì căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản làm cho căng thẳng trong khu vực tăng cao, thì ASEAN không nên cùng nhau kết thành một khối đồng minh với Nhật và Hoa Kỳ để chống lại Trung Quốc.
Nhưng rất có thể là vấn đề biển Đông sẽ được đề cập đến trong bản tuyên bố này và tái khẳng định chủ trương không sử dụng vũ lực. Tất nhiên, bản tuyên bố này không có nhiều lắm sức nặng bởi vì Tổng thống Indonesia không tham dự thượng đỉnh. Nếu Indonesia gửi Tổng thống mình đến thượng đỉnh thì bản tuyên bố đã có sức nặng hơn. Nhưng chắc là cả Mỹ và ASEAN sẽ nhắc đến vấn đề biển Đông trong tuyên bố chung.
Đe dọa các nước ASEAN
Việt Hà: Trung Quốc đã từng đưa ra các tuyên bố liên quan đến tranh chấp biển Đông, rồi sau đó lại nói là không tuyên bố như vậy, theo ông liệu lần này cũng tương tự?
Carl Thayer: Nó đã từng xảy ra trước kia. Tháng 3 năm nay, cộng đồng ngoại giao và cộng đồng nghiên cứu chiến lược đã giật mình khi có tin rằng thứ trưởng Trung quốc nói với một giới chức cấp cao của Tổng thống Obama rằng biển Đông là mối quan tâm chính. Từ ‘mối quan tâm chính’ được sử dụng lại trong các tháng 7, 8, nó xuất hiện trên báo chí Trung Quốc. Nhưng bây giờ thì giới ngoại giao Trung quốc lại nói khắp nơi rằng họ chưa bao giờ nói vậy và đó không phải là chính sách của họ. Mỹ đã dựng lên tuyên bố đó. Họ đã kiểm tra lại và thấy là họ đã đi quá xa khi tuyên bố đó là mối quan tâm chính, nhưng Trung quốc sẽ không ngừng phản đối việc quốc tế hóa tranh chấp trên biển Đông.
Cái mà chúng ta thấy ở đây là một trò chơi cân bằng rất mong manh đang diễn ra, dù là Trung Quốc hay Hoa Kỳ đều có thể đi hơi quá. Vì thế chúng ta phải chờ xem Tổng thống Obama sẽ làm thế nào vào thứ sáu này, liệu ông ấy có thể xử lý tình huống thích hợp thế nào thì quả bóng sẽ lại về sân của Trung Quốc, và ta sẽ xem Trung Quốc sẽ lại sử dụng tuyên bố theo kiểu như đã làm với Nhật Bản hay lại làm ầm ĩ như vẫn làm trước kia nhưng vẫn để mọi sự diễn ra bình thường vì biết rằng có một hội nghị quan trọng sắp diễn ra vào tháng 10.
Việt Hà: Ông có nói là mục đích của tuyên bố này của Trung Quốc chỉ để dọa các nước khác đừng quá thân mật với Hoa Kỳ, liệu các nước ASEAN có cảm thấy bị đe dọa hay không?
Carl Thayer: Một vài nước cảm thấy bị đe dọa, một vài nước thì không. Các nước ASEAN cũng bị chia rẽ trong vấn đề này. Những nước cảm thấy bị đe dọa có thể là Việt Nam, Philippines, vì những hành động của Trung Quốc trong nhiều năm qua và các hoạt động hải quân của Trung Quốc trực tiếp hướng tới họ, và động cơ đằng sau đó chưa bao giờ được giải thích cụ thể. Indonesia đã cho thấy một số quan ngại, nhưng nói nó không liên quan đến Trung Quốc mà với vấn đề tách biệt khác. Trung Quốc đang chơi trò chia rẽ nhưng chúng ta phải xem nó sẽ có kết quả thế nào.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này.
Theo dòng thời sự:
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia . All rights reserved.
.
.
.
Thứ sáu 24 Tháng Chín 2010
Vào hôm nay 24/9, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết cùng chủ trì cuộc họp thượng đỉnh Mỹ -ASEAN lần thứ hai tại New York, bên lề khóa họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Tổng thống Indonesia và lãnh đạo số một Miến Điện vắng mặt trong cuộc họp hôm nay.
Mục tiêu đề ra nhằm thắt chặt quan hệ của Hoa Kỳ với khối các quốc gia Đông Nam Á trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền trên biển giữa Trung Quốc và nhiều nước trong khu vực đang là một đề tài thời sự, và căng thẳng Nhật -Trung gia tăng.
Trong hai giờ đồng hồ, lãnh đạo Hoa Kỳ và ASEAN dự trù đề cập đến các hồ sơ chính như thương mại và đầu tư, vấn đề an ninh tại khu vực Đông Á cũng như là tình hình Miến Điện trước cuộc bầu cử tháng 11 tới đây.
Trên hồ sơ an ninh, thậm chí một số nhà quan sát chờ đợi là Hoa Kỳ và ASEAN sẽ ra một bản tuyên bố chung khẳng định về quyền tự do lưu thông tại vùng biển Hoa Đông.
Trong khi đó, AFP cho biết trong cuộc nói chuyện riêng với Tổng thống Hoa Kỳ hôm qua, Thủ tướng Trung Quốc đã cảnh báo Washington không nên can thiệp vào tranh cãi giữa Bắc Kinh với các nước Đông Nam Á về vùng biển Hoa Đông.
Hiện nay Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa với bốn thành viên ASEAN là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Một trọng tâm khác của cuộc họp hôm nay liên quan đến cuộc bầu cử sắp tới tại Miến Điện : chính quyền Washington thất vọng trước các nỗ lực của Mỹ để thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa đất nước này. Theo lời một cố vấn của Tổng thống Obama, Hoa Kỳ hy vọng nhưng không tin tưởng là cuộc tuyển cử sắp tới tại Miến Điện sẽ được diễn ra một cách minh bạch và công bằng.
------------------------
.
.
.
No comments:
Post a Comment