Nhà nước Cộng Sản Việt Nam sau Đại hội IV (1976-1982) (1)
Điền Viên
http://www.doithoaionline.org/baimoitrongthang/2010/0710/baimoi0710_093.html
Đối Thọai: Điền Viên là bút hiệt của một đảng viên lão thành CSVN. Ông Điền Viên đã ngòai 70 tuổi, hơn 50 tuổi đảng, có lúc đã giữ chức vụ Vụ Trưởng ở 1 Bộ trong chính phủ VN cộng sản. Hiện nay Ông đang nghỉ hưu tại Hà Nội. Kính giới thiệu đến độc giả của Đối Thọai bài viết “Nhà nước Cộng Sản Việt
--------------------------------------------
Kỳ I:
Vào tháng 8 năm 1976, tại Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia không liên kết tổ chức ở Tích Lan, đến lượt một người da ngăm đen, miệng luôn mỉm cưởi bước lên diễn đàn đọc diễn văn. Ông ta được những lãnh tụ của khối các nước trung lập vỗ tay tán thưởng nồng nhiệt vì ông là thủ tướng của một nước Việt
Bài diễn văn hàm ý đe dọa và rất ngạo mạn của thủ tướng CSVN Phạm Văn Đồng tại đại hội thượng đỉnh kể trên đã thể hiện cái khí thế đang lên của những nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam nói riêng và của phong trào Cộng sản nói chung lúc đó. Chiến thắng vào năm 1975 của CS Bắc Việt Nam đã được coi như một minh chứng cho sự ưu việt của Chủ nghĩa Max – Lê nin và sự suy yếu của phe tư bản chủ nghĩa trên thế giới. Vì thế theo họ, đường lối xã hội chủ nghĩa là một đường lối sáng suốt, đúng đắn, tiên tiến và Việt
Trong những năm cuối của thập niên 70, quyền cai trị Việt Nam vẫn nằm trong tay những ủy viên Bộ Chính trị CSVN già nua đã được bầu trong Đại hội Đảng lần thứ ba từ năm 1960. Những ủy viên BCT được bầu năm đó gồm có : Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Duy Trinh, Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng, Lê Đức Thọ, Lê Thanh Nghị. Trong số những người này thì Hồ Chí Minh, Nguyễn Chí Thanh đã chết, Hoàng Văn Hoan bị cô lập vì chủ trương thân Trung Hoa quá lộ liễu. Võ Nguyên Giáp luôn bị Lê Duẩn chèn ép, nên sau cái chết của Hồ Chí Minh, dần dần bị mất uy thế. Trường Chinh tuy mất chức sau Cải Cách Ruộng Đất phải xuống vị trí thứ 2 nhưng nhẫn nhịn để yên phận. Thực quyền lãnh đạo của đảng Cộng sản VN nằm hoàn toàn trong tay Lê Duẩn và Lê Đức Thọ.
Sự liên kết giữa Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đã có từ nhiều năm.
Lê Duẩn là một cán bộ kỳ cựu hoạt động tại Miền Nam cùng thời với Lê Hồng Phong, Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai… và đã bị thực dân Pháp bắt đày ở Côn Đảo, nhưng trong năm 1945, khi phong trào kháng chiến nổi lên chiếm được chính quyền tại Sài Gòn một thời gian ngắn, những người trong Ủy ban Hành chính Kháng Chiến Nam Bộ không cho người ra đón Lê Duẩn ngay. Mấy tuần sau mới được đón về Sài Gòn thì Lê Duẩn vẫn bị bỏ quên, không được trọng dụng cho đến khi Lê Đức Thọ vào
Tuy trong thời gian đó, nhờ chiến thắng Điện Biên Phủ, uy tín của Võ Nguyên Giáp rất cao, nhưng Hồ Chí Minh đã lựa chọn Lê Duẩn có lẽ vì Đảng Cộng Sản đang mưu toan xâm nhập và khởi sự ở Miền
Vì mới từ Miền Nam ra, không có hậu thuẫn mạnh trong đảng cũng như uy tín đối với nhân dân Miền Bắc, Lê Duẩn phải dựa vào Lê Đức Thọ, để cho Lê Đức Thọ mặc tình thao túng chính sách và nhân sự của Đảng và Nhà nước. Vì lý do chiến tranh, trong suốt hơn hai chục năm sau năm 1960, đã không có đại hội Đảng nào được triệu tập. Lê Đức Thọ với cương vị trưởng ban tổ chức trung ương đã có toàn quyền thay đổi, sắp xếp và thay đổi nhân sự trong đảng CSVN cũng như trong chính phủ VNDCCH ở miền Bắc. Dưới tay Lê Đức Thọ, còn có Nguyễn Đức Tâm, giữ ban chỉ đạo trung ương, Trần Quyết, trưởng ban kiểm tra, Hoàng Thao, trưởng ban nội chính. Nguyễn Đình Hương, trưởng ban bảo vệ chính trị, Nguyễn Trung Thành, trưởng ban bảo vệ Đảng. Trong quân đội, Lê Đức Thọ dùng Nguyễn Chí Thanh rồi Song Hào và đại tá Kinh Chi (Cục bảo vệ chính trị quân đội) để kiểm soát. Những người này cùng với Trần Quốc Hoàn, bộ trưởng Bộ công an, tạo nên một bộ máy hữu hiệu kiểm soát tất cả những sinh hoạt của nhân dân cũng như cán bộ (2).
Người được coi như cái gai trước mắt của Lê Duẩn là Võ Nguyên Giáp. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, uy tín của Võ Nguyên Giáp đối với thế giới bên ngoài là rất lớn, ngang với Hồ Chí Minh cho nên giữa Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đã có sự ghen ghét. Dù Lê Duẩn được cử làm bí thư thứ nhất ban chấp hành TW Đảng lao động Việt Nam lúc đó (tức ĐCSVN hiện nay), nhưng Hồ Chí Minh, để chia bớt quyền lực của Lê Duẩn, vẫn để cho Võ Nguyên Giáp làm bí thư Quân ủy trong khi Lê Duẩn, dù là bí thư thứ nhất của Đảng CS, chỉ được làm phó bí thư cho Võ Nguyên Giáp trong quân ủy mà thôi.
Vì thế, Lê Duẩn luôn luôn tìm cách nâng đỡ Nguyễn Chí Thanh (3) để cuối cùng, từ đầu thập niên 1960, Nguyễn Chí Thanh đã trở lên một đối thủ của Võ Nguyên Giáp. Trong thời gian Nikita Khrushev cầm quyền ở Liên Xô và hạ bệ Staline, Lê Duẩn nghiêng về thân với Trung Hoa và gán cho Võ Nguyên Giáp là người có khuynh hướng “đi theo chủ nghĩa xét lại” của những nhà lãnh đạo tối cao ở Liên Xô thời ấy. Tuy Võ Nguyên Giáp được Hồ Chí Minh che chở nên được yên thân, nhưng một số những người thân tín dưới quyền đã bị bắt và Võ Nguyên Giáp cũng không dám lên tiếng bênh vực gì cho họ.
Càng những năm về sau, thế lực của nhóm Duẩn và Thọ càng mạnh lên, lấn lướt cả chính ông Hồ Chí Minh cho nên sau năm 1972, Võ Nguyên Giáp mất chức Tổng tham mưu trưởng quân đội. Sau khi Hồ Chí Minh chết vào năm 1969, Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đã dần dần hạ tầng công tác và cuối cùng, khai trừ luôn Võ Nguyên Giáp. Trong nhiều năm, Lê Duẩn vẫn thường công khai chê trách tài cầm quân của Võ Nguyên Giáp.
Năm 1975, sau khi đã chiếm được hoàn toàn Miền Nam, đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức đại hội đảng lần thứ tư ngày 14 đến ngày 20-12-1976 để thích ứng với tình hình mới. Vì mới thống nhất, số ủy viên trung ương đảng được tăng lên từ 77 lên 133 người, số ủy viên Bộ Chính trị cũng được tăng từ 11 lên 14 người cùng với 3 ủy viên dự khuyết, xếp theo thứ tự gồm có:
1. Lê Duẩn, được cải danh từ bí thư thứ nhất lên Tổng Bí Thư.
2. Trường Chinh, kiêm nhiệm Chủ tịch Quốc hội.
3. Phạm Văn Đồng, Thủ tướng chính phủ
4. Phạm Hùng, Phó Thủ tướng
5. Lê Đức Thọ, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng.
6. Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng bộ Quốc Phòng
7. Nguyễn Duy Trinh, Bộ trưởng Bộ ngoại giao
8. Lê Thanh Nghị, chủ tịch Ủy ban kế hoạch nhà nước.
9. Trần Quốc Hoàn, Bộ trưởng Bộ Công an.
10. Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu trưởng Quận đội.
11. Lê Văn Lương, Bí thư thành ủy Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Linh, Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh
13. Võ Chí Công, kiêm nhiệm Bộ trưởng Bộ Hải Sản.
14. Chu Huy Mân, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị thay Song Hào.
Tướng Song Hào đã mất chức vì trong cuộc chiến 1972, quân đội Cộng Sản đã chết quá nhiều ở tỉnh Quảng Trị và theo Nhật Ký Trần Quỳnh, Song Hào đã đổ lỗi lầm này cho Lê Duẩn. Người thay Song Hào là Chu Huy Mân, trước 1945 là một trung đoàn trưởng tham gia dự trận đánh Đông Khê, sau vào Nam đóng ở mật khu An Lão, vùng tỉnh Bình Định, từng tham dự trận đánh la Drang. Sự lên chức mau lẹ của Chu Huy Mân vượt qua khỏi những tướng lãnh có chức vụ cao và thâm niên hơn như Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Hoàng Minh Thảo… điều này cho thấy quyết tâm của Lê Duẩn và Lê Đức Thọ muốn loại trừ những người đã từng phục vụ lâu năm dưới sự chỉ huy của Võ Nguyên Giáp.
Ba ủy viên dự khuyết trong Bộ Chính trị CSVN lần này là Tố Hữu, Võ Văn Kiệt và Đỗ Mười. Sau khi chiến thắng, không còn cần che giấu nữa, đại hội Đảng lần này cũng quyết định bỏ đi cái tên “Đảng Lao Động” mà ấy lại tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Để chứng tỏ quyết tâm theo đuổi chủ nghĩa Cộng sản, tên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được đổi thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, tạp chí chính thức của Đảng trước có tên là Học tập nay cũng trở nên tạp chí Cộng Sản. Tôn Đức Thắng được tiếp tục giữ chức chủ tịch. Hai phó chủ tịch là Nguyễn Lương Bằng và Nguyễn Hữu Thọ.
Trong thành phần Bộ Chính Trị được bầu lần này, Hoàng Văn Hoan đã bị loại sau đó trốn sang Trung Hoa, Võ Nguyên Giáp còn được giữ lại do uy tín trong quân đội nhưng bị đẩy xuống đứng sau Lê Đức Thọ.
Tuy Bộ Chính trị có thêm những nhân vật mới từ miền Nam ra như Phạm Hùng, Nguyễn Văn Linh, Võ Chí Công… nhưng thực quyền vẫn nằm trong tay của những ủy viên cao cấp đã từng nắm quyền suốt hơn hai chục năm qua, nhất là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Vì thế, đường lối chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn không có gì thay đổi.
Trong những ủy viên cao cấp bộ Chính trị lúc đó, Phạm Văn Đồng luôn luôn yên phận để ngồi yên giữ chức thủ tướng chính phủ. Trường Chinh dù là một cán bộ CS lão thành nhưng uy tín đã bị suy giảm khá nhiều sau vụ Cải cách ruộng đất đẫm máu những năm 1952-1955. Ông ta được yên thân vì sau khi bị mất chức Tổng Bí thư vào năm 1956, không bao giờ tỏ ra bất mãn hay đối nghịch với Lê Duẩn và cũng là người Miền Bắc duy nhất trong những lãnh tụ cao cấp của Bộ Chính trị lúc đó (trong Đảng, ba người thứ tự cao cấp nhất của Bộ chính trị thường là từ ba miền Bắc, Trung, Nam. Lê Duẩn người Miền Trung, Phạm Hùng, miền nam). Vì thế phe cánh của Lê Duẩn và Lê Đức Thọ trong Bộ Chính trị sau đại hội Đảng lần thứ tư được thêm vào Văn Tiến Dũng và Chu Huy Mân lại càng được củng cố.
Riêng những người thuộc Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam chỉ có Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thị Bình được giữ những chức vụ không có quyền hành, còn những người khác như Trịnh Đình Thảo, Lâm Văn Tết, Trương Như Tảng…. bị gạt hẳn ra ngoài (6). Những nhân vật như Ngô Công Đức, Lý Quí Chung (7), Lê Chánh Trung. Trần Thúc Linh, Nguyễn Hữu Hạnh, Dương Văn Ba, Hồ Ngọc Cứ…. phải học một lớp học chính trị mà người dạy là Vũ Khiêu, sau được Đảng phong cho chức danh “giáo sư”. Ông này xuất thân là một giáo viên ở tỉnh Lạng Sơn. Bài “thu hoạch” của họ, nội dung chỉ là phản tỉnh và cong lưng qui thuận Đảng được đăng lại trên báo Đoàn Kết để làm công cụ tuyên truyền.
Nghị quyết của Đại hội Đảng CSVN lần thứ IV sau chiến thắng năm 1975 xác định những phương hướng của chính quyền Cộng sản, là “ nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ thập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: Cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng văn hóa”.
Dĩ nhiên, việc “nắm vững chuyên chính vô sản” để kiểm soát toàn bộ nhân dân kể các về kinh tế, xã hội, văn hóa, tư tưởng là quan trọng nhất. Bộ máy công an trị được thiết lập rất chặt chẽ. Nhân dân sống trong toàn xã hội bị kiểm soát từ những công an khu vực, phường, quận, tỉnh…. đến trung ương và được sự hỗ trợ các đoàn thể như tổ dân phố, chi bộ đảng cơ sở, dân phòng, phụ nữ, thiếu nhi, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi, công đoàn…vv…
Ngoài ra những biện pháp như sổ hộ khẩu, giấy thông hành (khi đi sang một tỉnh lân cận là phải xin giấy thông hành của công an, chính quyền cấp phép) sổ tạm trú, sổ khai báo tạm vắng (ngủ ở nhà người khác dù một đêm cũng phải khai báo với công an), sổ mua lương thực, tem phiếu mua thực phẩm, đường, sữa, bột ngọt, vải vóc, xe đạp, phích nước,… mặc dù những xuất này chỉ tạm đủ ăn cho mỗi nhân khẩu mỗi căn hộ mà thôi, nhưng đã giúp cho sự kiểm soát của công an và chính quyền CS rất hữu hiệu đối với từng người dân trong toàn xã hội, trên khắp cả nước.
Những biện pháp kiểm soát hữu hiệu nhất của chế độ là tạo ra được một bầu không khí trong đó những người thân thuộc dù là anh em hay bạn bè… hoặc bị đe dọa, hoặc vì tị hiềm hoặc để lập công, hoặc bị khuyết dụ, dễ dàng tố cáo lẫn nhau. Tố cáo lẫn nhau như thế được coi như một biểu hiện tốt trong quá trình phấn đấu của bản thân, là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng phẩm chất “đạo đức cách mạng” hoặc là mẫu hình “con người mới XHCN”, được biểu dương là giúp đỡ nhau tiến bộ, dù cho những người được giúp đỡ này dễ dàng bị thanh lọc, bắt bớ hay giam cầm không cần tòa xét xử.
Giống như ở những nước cộng sản khác, để bảo vệ chế độ chuyên chế của họ, tất cả những người thuộc “thành phần khả nghi” đều bị bắt giữ, bị tù đầy nhiều năm trời gọi là “tập trung cải tạo” mà không cần xét xử ở tòa án của nhà nước cộng sản VN. Ngoài hàng trăm ngàn sĩ quan và viên chức miền nam chế độ VNCH cũ bị giam cầm trong những trại tù rải rác khắp cả nước, những văn nghệ sĩ, những lãnh tụ tôn giáo như Thượng Tọa Huyền Quang (8), Thượng tọa Thích Quảng Độ (9), Tổng giám mục Công giáo Nguyễn Văn Thuận (10)…vv… Đến ngay cả những người từng chống đối chế độ VNCH cũ như Trương Đình Dzu cũng bị bắt giam, Trương Đình Dzu ngay sau 1975 được thả ra nhưng lại bị chính quyền CS mới bắt lại vì bị nghi ngờ có thể ở trong một nhóm người muốn xây dựng một đoàn thể đối lập. Vì ông ở tù, con trai ông là David Trương (Trương Đình Hùng) đang ở Hoa Kỳ, mới mưu toan cùng một viên chức ngoại giao Mỹ làm gián điệp cho Việt Nam để lập công. Vụ này vỡ lở, Trương Đình Hùng bị bắt, gây trở ngại cho cuộc hội đàm thiết lập bang giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vào thời gian đó (11).
Ngoài 2 thượng tọa Huyền Quang và Quảng Độ, có hai học giả Phật học uyên thâm là Thích Trí Siêu và Thích Tuệ Sĩ (12) bị bắt và bị tuyên án tử hình vì tội “âm mưu lật đổ chính phủ”. Năm 1978, chính quyền bắt giam Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế cùng 47 người khác vì đã thành lập phong trào đòi nhân quyền. Tất cả những người này đã bị bắt giam, tra tấn, cầm cố, biệt giam nhiều năm, sau đó thả ra rồi bắt lại bằng những “biện pháp hành chánh” không cần qua xét xử.
Một số người khác như Trần Văn Bá, con của cụ Trần Văn Văn, một dân biểu của chế độ VNCH cũ ở miền Nam VN, ông này đang dạy học bên Pháp lén lút trở về Việt Nam năm 1980 tổ chức một phong trào nổi dậy, nhưng ông đã bị bắt và bị xử tử hình vào tháng 1 năm 1985 cùng hai đồng chí của ông là Lê Quốc Quân và Hồ Thái Bạch. Cha ông Trần Văn Bá đã bị đặc công CSVN tổ chức ám sát giết chết tại Sài Gòn khi cuộc chiến tranh ở miền Nam VN vẫn đang diễn ra. Người phụ trách tìm bắt giam ông Bá chính là Nguyễn Tấn Dũng, lúc đó là thứ trưởng bộ công an, còn hiện nay ông đang là thủ tướng chính phủ nước CHXHCN VN. Ngoài Trần Văn Bá, có ông Võ Đại Tôn (13) cũng từ bên Úc trở về mưu vận động chống lại chế độ nhưng cũng bị bắt. Ông này bị bỏ tù vài năm sau đó được thả về Úc.
Một người khác, cựu Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh (14) của quân đội Việt Nam Cộng Hòa cũ cũng thành lập Mặt trần Quốc Gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam và thành lập mật khu tại biên giới Thái lan. Năm 1987 khi ông và các đồng chí của mình trên đường về nước thì bị phục kích bên Lào và tử trận.
Về thông tin báo chí, dĩ nhiên tất cả đều do đảng Cộng Sản VN hoàn toàn kiểm soát (15) Những tồng biên tập nhật báo hay tạp chí nhả nước này đều phải là đảng viên CSVN. Hai tờ báo chống đối chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trước kia là Tin Sáng và Đứng Dậy. Từ sau 1975 được nhà nước CSVN cho phép tồn tại ít lâu với điều kiện trong mỗi tòa soạn đều phải có đảng viên cộng sản làm “cố vấn chính trị” để kiểm soát và theo dõi mọi hoạt động của tòa soạn, ban biên tập, công tác ấn loát, phát hành… nhưng rồi cũng lần lượt bị dẹp bỏ, đóng cửa vĩnh viễn 2 tờ báo này.
Tờ Tin Sáng của Ngô Công Đức, dù đã đăng những bài hết sức nịnh bợ chính quyền CS mới(16) cuối cùng cùng phải tuyên bố “hoàn thành nhiệm vụ” vào ngày 30-6-1980, còn tờ Đứng Dậy của Linh Mục Chân Tín thì “từ biệt độc giả” vào tháng 12 năm 1978. Việc làm báo ở Việt
Về đối ngoại, chiến thắng quân sự của Cộng Sản Việt Nam năm 1975 đã làm bộc lộ những mâu thuẫn giữa những quốc gia Cộng sản đã được giữ kín, âm ỉ trong những năm chiến tranh. Lúc đó, cả hai nước Liên Xô và Trung Hoa đều viện trợ dồi dào cho Việt Nam để tỏ ra cho những nước Cộng sản đàn em khác thấy thái độ tích cực chống “đế quốc, tư bản” của mình, đồng thời cũng để lôi kéo Việt Nam về phe của họ. Cộng sản Bắc Việt cũng đã cố gắng giữ vị thế để quân bình và để chiều lòng cả 2 nước lớn đàn anh cộng sản.
Sau 1975, trong nỗ lực tiếp lực chính sách đu dây để hưởng lợi như những năm trước, cuối tháng 9 năm 1975, Lê Duẩn và Lê Thanh Nghị sang Trung Hoa xin viện trợ tiếp. Nhưng cục diện chính trị đã đổi thay, Trung Hoa sau khi kết thân được với Hoa Kỳ đang coi Liên Xô là kẻ thù số một và muốn Việt Nam phải hoàn toàn nằm trong ảnh hưởng của mình để chống lại Liên Xô. Ngoài ra cũng không muốn Việt
Vì thế, Đặng Tiểu Bình trong buổi tiếp tân phái đoàn của CSVN ở Trung Hoa đã đề cập đến “chủ nghĩa bá quyền nước lớn” (ám chỉ Liên Xô) và khuyến cáo Việt
Tại đây, khác với ở Trung Hoa, Việt Nam công khai cho thấy là họ đã thiên về Liên Xô khi Lê Duẩn cùng tổng bí thư Đảng CS - Brezhev ký một thông cáo chung trong đó Việt Nam nhất trí với Liên Xô trong vấn đề đối ngoại. Sau khi Lê Duẩn về nước, những cán bộ cao cấp có khuynh hướng thân Trung Hoa đều lần lượt bị loại, trong đó có Hoàng Văn Hoan (17) Ủy viên Bộ Chính trị, Chu Văn Tấn (18) Bộ trưởng Quốc Phòng năm 1945, Lý Ban Thứ trưởng Ngoại thương, Lê Quảng Ba phó chủ tịch Quốc hội…vv…
Tuy nhiên, với tình trạng bang giao với CămPuChia ngày càng căng thẳng, chính quyền Cộng sản Việt Nam cũng đã cố gắng có vài biện pháp để tỏ ra là còn độc lập với Liên Xô để khỏi phải trực tiếp đương đầu với Trung Hoa. (Xin lưu ý rằng lúc này ở Cămpuchia bọn CS Pôlpốt đang nắm quyền, chúng thực hiện chính sách cộng sản rất cực đoan, ẫu trĩ và cực tả. Chúng đã tổ chức giết hại hàng triệu thường dân vô tội, biến cả nước này thành những cánh đồng chết khổng lồ ghê rợn !!!
Họ từ chối không gia nhập liên minh kinh tế COMECON của khối Cộng sản do Liên Xô đứng đầu, họ không cho Liên Xô đặt tòa tổng lãnh sự ở Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó họ gửi nhiều phải đoàn thiện chí khác sang Trung Hoa để cầu hòa. Trước hết, vào ngày 21/4/1977. Lê Duẩn trở lại Trung Hoa nhưng lần này Lê Duẩn không còn công khai đương đầu với trung Hoa như lần trước mà đã phải xuống giọng với Hoa Quốc Phong, đứng đầu đảng CS Trung Quốc-người kế nhiệm Mao Trạch Đông lúc đó: “Chúng tôi như những đứa em nhỏ, luôn luôn sát cánh bên những người anh” (19).
Nhưng mặc dù vậy chuyến đi này của Lê Duẩn đã không đem đến một kết quả nào. Chuyến đi thứ hai vào tháng năm 1977 do Võ Nguyên Giáp, lúc đó còn làm Bộ Trưởng Quốc Phòng làm trưởng phái đoàn còn tệ hại hơn. Nhân vật tương đương của Trung Hoa là Diệp Kiếm Anh không ra phi trường tiếp đón và cũng không tham dự những cuộc hội đàm. Mấy ngày sau, một phái đoàn khác của Phạm Văn Đồng tử Liên Xô trở về cũng ghé ngang Bắc Kinh. Lần này Phạm Văn Đồng được Thủ Trưởng Trung Hoa là Lý Tiên Niệm tiếp đón. Nhưng trong buổi họp, Phạm Văn Đồng chưa kịp lên tiếng thì Lý Tiên Niệm đã lên tiếng phản kháng về chính sách đối với người Hoa ở Việt Nam, và việc Việt Nam tiếp quản những đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa trong khi năm 1958, chính Phạm Văn Đồng đã công nhận chủ quyền của Trung Hoa trên các quần đảo đó. Phạm Văn Đồng chỉ có thể trả lời gượng gạo rồi trở về tay không…
Trước viễn ảnh không thể hòa giải được với Cộng sản Trung Hoa, Việt
Từ đó, phong trào thuyền nhân vượt biên ra đời. Nhiều người đã đến được những trại tỵ nạn rải rác ở Mã Lai, Thái Lan, Nam Dương, Phi Luật Tân, Hồng Kông, Nhật Bản...vv…. nhưng cũng có hàng trăm ngàn người khác phải bỏ mình ngoài biển khơi hay làm nạn nhân cho hải tặc (20). Dĩ nhiên, chính quyền Trung Hoa lập tức phản kháng, họ gọi nhũng Hoa Kiều ở Việt
Điều này, đến 1982 được ghi vào chính thức hiến pháp. Sau cuộc chiến với Căm Pu Chia vả Trung Hoa, năm 1981. Nghị Quyết 39 của Bộ Chính Trị còn ghi, là Đảng Cộng Sản Việt
Đồng thời với những bất đồng ngày càng nghiêm trọng với Trung Hoa, những mâu thuẫn giữa hai phong trào Cộng Sản Việt Nam và Căm Pu Chia sau 1975 lại cảng trầm trọng hơn. Thật ra sự mâu thuẫn này đã có từ lâu. Tuy đảng Cộng Sản Căm Pu Chia được thành lập và đỡ đầu bởi đảng Cộng Sán Việt Nam, nhưng cũng chính vì điều này, cộng thêm bản chất tự tôn của những người cộng sản luôn tự coi mình thuộc giai cấp tiên tiến, đang mang nghĩa vụ giải phóng toàn thể nhân loại khiến cho những cán bộ Việt Nam mặc nhiên tự coi như giữ vai trò lãnh đạo, đàn anh đối với hai nước Lào vả Căm Pu Chia. Do mối thù hận bị mất đất và bị cai trị khắc nghiệt trong lịch sử cộng thêm một nghi kỵ sẽ bị sát nhập với Việt Nam thành một “Liên bang Đông Dương”, những lãnh tụ Cộng sàn Căm Pu Chia vốn đã cuồng tín, càng trở nên đa nghi hơn và kết quả là hai bên đã phải giải quyết những mâu thuẫn bằng vũ lực trong một trận chiến cộng sản tương tàn (22)
Ngay trong tháng 4 năm 1975, sau khi cướp được chính quyền quân Khmer Đỏ đã tấn công các đảo Thổ Châu, Hòn Trọc (Waí) và Phú Quốc của Việt Nam, mở đầu cho những đã xung đột võ trang dọc theo biên giới hai nước. Những xung đột này trở nên bùng nổ dữ dội hai năm sau đó, vào đúng đêm trong đêm 30-4-1977, quân Khmer Đỏ tấn công qui mô vào nhiều làng xã thuộc tỉnh An Giang, chúng đã tàn sát nhiều người dân vô tội của VN. Sau đó đến tháng 9 năm 1977, đến lượt vùng biên giới tỉnh Tây Ninh bị chúng tiến đánh. Lúc đó người chịu trách nhiệm phòng thủ Tây Ninh là tướng Trần Văn Trà, Tư Lệnh Quân Khu VII. Trần Văn Trà đang dự định hành quân qui mô để trả đũa thì bị mất chức và kéo về trung ương, để cho Lê Đức Anh đang làm Tư Lệnh Quân Khu IX lên thay (23). Trần Văn Trà đã mất chức trong giai đoạn nghiêm trọng này với lý do để sơ hở về phòng thủ, không bảo vệ được dân chúng. Thế nhưng lý do chính là vì sau năm 1975, những cán bộ người miền
Điều này đã gây ra bất mãn và chính quyền trung ương không thể để cho một người cốt cán của Mặt trận nắm binh quyền ở một quân khu quan trọng được. Ngoài ra, do Trần Văn Trà cũng làm mất lòng Văn Tiến Dũng và Lê Đức Thọ khi viết hồi ký nhận phần lớn công trạng là của mình trong chiến thắng năm 1975. Do thay đồi cấp chỉ huy, phải chờ đến mấy tháng sau, cuối năm 1977 quân đội CS Việt
Do thất bại không thể chặn đứng được cuộc tấn công của quân đội Việt
Vì không thể để cho quân Khmer Đỏ tiếp tục gây rối, gây tội ác với người dân Việt Nam, nên chính quyền Cộng Sản Việt Nam thấy cần phải giải quyết dứt khoát nhưng vì sợ phản ứng của Trung Hoa. Vì vậy Việt
Ngày 1-11-1978 Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng dẫn đầu một phái đoàn đảng và chính phủ CSVN sang Mạc Tư Khoa để cùng Brezhnev ký bản hiệp ước “hợp tác và hữu nghị Xô- Việt”, theo đó hai nước sẽ liên minh với nhau cả về chính trị, kinh tế lẫn quân sự. Điều 6 của hiệp ước này nói rõ là nếu một trong hai nước bị tấn công, cả hai nước sẽ dùng những biện pháp thích hợp để đối phó lại.
Từ đó, Liên Xô đã hết lòng viện trợ cho Việt
Hợp tác hữu nghị và hợp tác giữa Việt
Sự chậm trễ thiết lập bang giao với Hoa Kỳ bắt nguồn từ những thái độ kiêu căng sau chiến thắng của những lãnh tụ Cộng Sản Việt
Những cuộc hội đàm Ở Hà Nội và
Sau khi ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác, tin tưởng vào hậu thuẫn và sức mạnh của Liên Xô bất chấp mọi hậu quả từ phản ứng của Trung Hoa và thế giới, ngay sau đêm Giáng Sinh năm 1978, dưới quyền chỉ huy tổng quát của tướng Lê Trọng Tấn (24) quân đội Vệt Nam ồ ạt mở một cuộc tổng tấn công toàn diện vào lãnh thổ Căm Pu Chia.
Chi trong vòng hơn một tuần quân đội CS Việt Nam đã lấy được thủ đô Nam Vang và khoảng bốn tháng sau, coi như làm chủ được toàn lãnh thổ Căm Pu Chia. Lê Đức Anh được cử làm tư lệnh đội quân chiếm đóng tại đây. Nhưng cũng từ đó, Việt
Cuộc xâm lăng Căm Pu Chia của Việt Nam kể trên là một xúc phạm nặng nề cho uy tín nước lớn và lòng tự tôn Đại Hán của Trung Hoa, cho nên Đặng Tiểu Bình cần phải có biện pháp trả đũa lại. Một mặt ông ta tiếp xúc với Thái Lan để tiếp tục giúp đỡ tàn quân Khmer Đỏ đang ẩn trú ở vùng biên giới Thái-Miên để chiến đấu chống lại CS Việt
Hai tháng sau, Đặng Tiểu Bình lên đường sang thăm Hoa Kỳ chuẩn bị dư luận cho cuộc tấn công Việc
Sau khi sửa soạn xong, ngày 17-2-1979. quân đội Trung Hoa bắt đầu tấn công ồ ạt vào những tỉnh dọc biên giới Việt Hoa, dọc theo chiều dài hơn 1000 km của biên giới Việt Hoa từ tỉnh Lai Châu đến tỉnh Quảng Ninh. Dù sao Trung Hoa cũng e sợ phản ứng của Liên Xô nên cuộc chiến tranh này đã được Trung Hoa gián tiếp thông báo trước giới hạn về qui mô thời gian và không gian.
Tuy thế, dù chỉ kéo dài có hơn một tháng, sự tổn hại nhân mạng mỗi bên cho dù cả hai bên đều giấu kín, khi loan báo chính thức thì cả hai đều giảm thiểu tổn thất của mình và thổi phồng tổn thất của địch, thì cũng phải lên tới nhiều chục ngàn người và hầu hết những thị xã của Việt Nam dọc biên giới đều bị tàn phá. Nhìn vào cuộc chiến, quân đội Việt Nam chứng tỏ khả năng phòng thủ bền bỉ và khả năng chiến đấu cao hơn, trong khi quân đội Trung Hoa bộc lộ ra nhiều nhược điểm và đã phải trả giá khá đắt cho “bài học” mà họ muốn dạy.
Tuy nhiên, theo thời gian, Việt
Từ đó, việc xâm lăng Căm Pu Chia thực ra chỉ là một bài học được học từ Liên Xô để áp dụng chủ thuyết Brezhnev, theo đó, một nước cộng sản có quyền đem quân vào một nước cộng sản khác, như Liên Xô đã từng đem quân vào Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc hay Apganixtan…
Ngoài ra giống như ở Liên Xô, các lãnh tụ đảng CS Việt Nam cũng muốn duy tri tình trạng như “giữ nguyên trạng" – tức là các cán bộ lãnh đạo sẽ cứ giữ nguyên địa vị cho đến lúc chết nếu không bị thanh trừng vì chống đối hay muốn tranh giành quyền lực với những lãnh tụ đương thời. Nếu những ủy viên Bộ Chính Trị của Liên Xô như Brezhnev (tổng bí thư) Gromyko (bộ trưởng ngoại giao) Ustinov (bộ trưởng quốc phòng), Suslov (lý thuyết gia), và Andropov (nắm tình báo và công an) đều đã ở lỳ chức vụ lãnh đạo trên dưới hai mươi năm thì ở Việt Nam, lãnh đạo đảng cộng sản từ hơn ba mươi năm trước vẫn là những khuôn mặt cũ kỹ, quá nhàm chán như : Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp...vv…
Vì ở ngoài mặt, đế quốc Liên Xô đang phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới. Điều này đã che giấu sự mục nát từ hạ tầng cơ sở của chế độ xã hội chủ nghĩa và của cơ chế kinh tế chỉ huy khiến cho những lãnh tụ cộng sản Việt Nam vẫn tin tưởng rằng đường lối kinh tế đó là một đường lôi siêu việt và họ vẫn nhất tâm theo đuổi đến cùng.
Vì đất nước bị chia đôi vào năm 1954 cho nên từ đó đến 30/4/1975, họ chỉ có thể thì hành chính sách kinh tế này riêng ở miền Bắc thôi. Tất cả những hình thức kinh doanh tư nhân bị xóa bỏ. Những ngành sản xuất hay thương mại đều được điều hành, chỉ huy bởi nhà nước cộng sản. Chính sách kinh tế tập trung này đều lấy theo khuôn mẫu từ Liên Xô, theo đó, cơ quan quan trọng nhất để điều hành kinh tế quốc gia là “Ủy Ban Kế Hoạch Nhà Nước” mà công việc bao trùm lên tất cả các bộ có liên quan đến kinh tế hay sản xuất. Ủy ban đặt một kế hoạch toàn bộ từ trên xuống dưới cho tất cả những ngành trực thuộc : tính toán tiền bạc, vật dụng được phân phối, sản lượng xuất cảng nhập cảng…vv... Dựa theo kế hoạch chung đó Ủy Ban Vật Giá định giá cả hàng hóa, Bộ Tài Chánh phân phối ngân sách, các Bộ Nội Thương, Ngoại Thương, Lương Thực thu nhập hay phân phối sản phẩm từ trung ương tới địa phương. Kỹ nghệ hay nông nghiệp có trách nhiệm sản xuất đúng chỉ tiêu trong kế hoạch. Ngân sách chi thu của những Bộ không có liên quan đến kinh tế như Bộ Y Tế, Quốc Phòng hay Giáo Dục cũng phải dựa theo kế hoạch chung của Ủy Ban Kế Hoạch nhà nước.
Vì thế, chủ tịch Ủy Ban Kế Hoạch thường phải là một phó thủ tướng kiêm Ủy viên Bộ Chính Trị đứng đầu một ủy ban trên 10 người thuộc hàng bộ trưởng hay thứ trưởng. Thường thì kế hoạch hàng năm được soạn thảo xong vào tháng 9 để đưa cho thủ tướng và bộ chính trị duyệt xét cho năm sau. Vì những nước cộng sản giao thương mật thiết với nhau, kế hoạch của những nước này phải liên quan mật thiết với những nước trong khối cộng sản, chẳng hạn số lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam phải ăn khớp với nhu cầu nhập khẩu của những nước khác. Nước đứng đầu khối cộng sản là Liên Xô phải nghiên cứu khả năng của những nước đàn em, hoạch định một kế hoạch chính cho cả khối, rồi Liên Xô và những nước Đông Âu theo đó mà đặt kế hoạch của mình.
So với các nước cộng sản khác, kế hoạch kinh tế của nhả nước cộng sản Việt Nam trước năm 1975 rất giản dị, vì ngoài nông nghiệp và các mỏ than, mỏ sắt mà mức sản xuất rất giới hạn, kinh tế và ngân sách của Việt Nam lúc đó phần lớn nhờ vào ngoại viện.
Mỗi năm họ làm một danh sách những vật dụng kể cả võ khí, bom đạn hay tiền bạc cần thiết và cử Lê Thanh Nghị, chủ nhiệm Ủy Ban Kế Hoạch Nhà Nước kiêm phó thủ tướng chính phủ CSVN sang Liên Xô và Trung Hoa hay các nước Đông Âu để xin viện trợ. Phó thủ tướng chính phủ CSVN Lê Thanh Nghị đã được giữ chức vụ này nhiều năm, trở nên một chuyên viên xin viện trợ vì ông ta đã có thể nhẫn nhịn chịu đựng được khi bị các nước viện trợ đôi khi có nhưng thái độ hay lời lẽ khinh thường, nhất là những nước Đông Âu. Những nước này dù nhiều năm gặp khó khăn cũng vẫn phải viện trợ cho Việt
Từ 1954, việc xây dựng hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa ở Bắc Việt bắt đầu bằng một kế hoạch ngũ niên từ năm 1960 đến năm 1965, gọi là kế hoạch ngũ niên lần thứ nhất để quốc hữu hóa tất cả các hãng xưởng, công ty tư nhân và bắt tất cả nông dân ở nông thôn vào hợp tác xã nông nghiệp. Những tư nhân tương đối có ít nhiều của cải hay ruộng vườn bị đấu tố rất tàn nhẫn. Dù rằng sau đó, đảng CS đã hạ tầng công tác của Trường Chinh, Lê Văn Lương, Hồ Viết Thắng và Hoàng Quốc Việt, rồi cho Võ Nguyên Giáp công khai xin lỗi về những lỗi lầm, nhưng mục tiêu phá bỏ tư hữu của họ ở miền Bắc đã đạt được, dù cho đã có nhiều người bị chết hoặc bị tù đầy oan uổng. Sau kế hoạch ngũ niên lần thứ nhất này tất cả những ngành kinh tế tại miền Bắc đều được tập trung, chỉ huy và qui hoạch bởi chính phủ CS ở trung ương.
Dù hệ thống kinh tế đó chẳng sản xuất được bao nhiêu, luôn phải sống nhờ vào ngoại viện và nhân dân trong suốt hơn hai mươi năm sống trong nghèo đói, khổ cực, lầm than nhưng họ đổ thừa thất bại đó là do chiến tranh và do đế quốc phá hoại !!!
Sau năm 1975, những biện pháp tập thể hóa các ngành kinh tế kể trên lại được áp dụng tại Miền
Kế hoạch ngũ niên lần thứ hai này được đề ra và chấp thuận trong đại hội đảng CSVN lẩn thứ tư. Vì mục tiêu của kinh tế xã hội chủ nghĩa đặt ưu tiên vào kỹ nghệ nặng, công nghiệp nặng, lý luận của các kinh tế gia Cộng sản Việt Nam là kỹ nghệ nặng sẽ hỗ trợ để nông nghiệp tăng gia sản xuất… Một khi mức sản xuất nông nghiệp gia tăng sẽ hỗ trợ ngược lại để phát triển kỹ nghệ. Tuy nghị quyết ghi như thế, nhưng thật ra những lãnh tụ Cộng sản Việt nam đã chủ định rằng trong thời gian đầu sẽ chỉ nhờ vào sức sản xuất của vựa lúa đồng bằng Cửu Long để hỗ trợ cho kỹ nghệ.
Họ nghĩ rằng sau khi tập thể hóa, biến miền đồng bằng sông Cửu Long thành những nông trường hay những tập thể hợp tác xã, mức sản xuất của nông nghiệp sẽ tăng gia gấp bội. Trong tính toán chủ quan, họ đã đặt ra những chỉ tiêu rất cao, chẳng hạn kỹ nghệ sẽ phát triển 16 đến 18 % mỗi năm, nông nghiệp phát triển từ 8 đến 10%, lợi tức bình quân người dân tăng lên từ 13 đến 14 %. Dưới sự chỉ đạo của Đỗ Mười cùng với sự trợ giúp của quân đội do Trần Văn Danh, Tư Lệnh Phó Quân Khu VII, và công an do Cao Đăng Chiếm chỉ huy, chính phủ Cộng sản Việt Nam từ 1976, bắt đầu kế hoạch ngũ niên thứ hai, nhằm tập thể hóa công nghiệp và nông nghiệp miền Nam để theo kịp khuôn mẫu xã hội chủ nghĩa giống như ở miền Bắc.
Hiển nhiên là tiến trình tập thể hóa đó đã đưa đến thất bại hoàn toàn. Những chỉ tiêu phát triển kinh tế nêu trên đã không thực hiện được.
Về nông nghiệp, trong khi những tập thể và hợp tác xã nông nghiệp tại miền Bắc vẫn chỉ sản xuất tạm vừa đủ ăn thì tại miền Nam, nông dân phần lớn đều đã có ruộng đất nên không ai muốn vào tập thể. Mới đầu chính quyền còn khuyến dụ để nông dân tự ý xung phong vào hợp tác xã, nhưng vì không có kết quả nên đã phải dùng những biện pháp cưỡng bách khá lộ liễu và thô bạo. Như các cán bộ được phép truất hữu ruộng đất, tịch thu máy cày, máy bơm nước, trâu bò….của nông dân.
(Xem tiếp kỳ II)
.
.
.
No comments:
Post a Comment