32 làng dân tộc thiểu số miền núi bị công an bao vây
Quỳnh Như, phóng viên RFA
2010-09-16
Tổ chức Sáng hội Người Miền núi có trụ sở tại South Carolina vừa gởi đi thông báo, 32 làng của người miền núi ở Tây Nguyên Việt Nam bị lực lượng Công an địa phương bao vây từ hôm 22 tháng 8.
Quỳnh Như phỏng vấn ông Scott Johnson, cố vấn của tổ chức Sáng hội Người Miền núi để tìm hiểu thực hư của vấn đề này.
.
Bao vây và kiểm soát
Quỳnh Như: Thưa ông Scott Johnson, có tin 32 làng của người dân tộc thiểu số ở Tây nguyên Việt
Scott Johnson: Tôi làm việc cho tổ chức Sáng hội Người Miền núi và tổ chức của chúng tôi đã gởi đi thông tin này. Chúng tôi nhận được báo cáo này trực tiếp từ các tỉnh ở Tây nguyên Việt
Quỳnh Như: Thưa ông Johnson, xin ông cho biết mức độ chính xác, và tin cậy của thông tin này.
Scott Johnson: Thông tin này đáng tin cậy. Người dân của 32 làng dân tộc Tây nguyên bị lực lượng công an bao vây đã liên lạc trực tiếp với tổ chức Sáng hội Người Miền núi ở Hoa kỳ. Vì thế chúng tôi đã gởi đi thông báo để cộng đồng thế giới biết việc người Tây nguyên đang bị đàn áp trong nước. Chúng tôi đã làm việc này từ rất nhiều năm nay. Chúng tôi đã gởi đi cả đến hàng trăm thông cáo báo chí trong vòng 10 năm trở lại đây. Chúng tôi làm việc rất chặt chẽ với những người trong nước. Mọi người có thể nhớ lại những cuộc biểu tình đã xảy ra hồi tháng 2 năm 2001, và tháng 4 năm 2004. Tổ chức Fulro tham gia và trực tiếp làm việc với những người dân tộc thiểu số ở Tây nguyên. Cho nên những thông tin lần này cũng xuất phát từ nguồn tin đáng tin cậy.”
Quỳnh Như: Thưa ông Johnson, xin ông kể lại những điều mà người dân của những làng đang bị Công an địa phương bao vây vừa thông báo cho tổ chức của ông biết.
Scott Johnson: Lực lượng Công an địa phương muốn kiểm soát cả vùng này, và tìm cách ngăn chặn các hoạt động của tổ chức Hội thánh tại gia của đồng bào ở đây. Các Hội thánh tại gia đang phát triển ở khu vực Tây nguyên vì đồng bào thiểu số ở đây muốn có nhà thờ riêng để đi lễ và cầu nguyện. Họ muốn được tự do tín ngưỡng, nhưng chính quyền phản bác điều đó và điều động lực lượng công an đến.
Cũng cần nói thêm là, đồng bào thiểu số là những người không có vũ trang, và không có ý định làm bất cứ một việc gì không tốt. Họ chỉ mong muốn một điều là vấn đề tự do và nhân quyền. Và điều này là một vấn đề nghiêm trọng đối với chính quyền Việt
.
Quyền tự do tôn giáo
Quỳnh Như: Theo nhận định của ông thì đây là vấn đề liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng hay là vấn đề xung đột về sắc tộc?
Scott Johnson: Theo tôi, vấn đề là Đảng Cộng sản Việt Nam coi tôn giáo như kẻ thù giai cấp, còn người dân thì có đủ kinh nghiệm nên không còn tin tưởng vào Đảng, vì những điều Đảng nói không bao giờ xảy ra. Bộ máy quản lý tham nhũng và chủ yếu để duy trì quyền lực. Và đó là vấn đề mâu thuẫn xảy ra hiện nay với người thiểu số ở Tây nguyên – họ muốn được tự do tín ngưỡng, nhưng chính quyền lại kiên quyết xoá bỏ các Hội thánh tại gia của người thiểu số Tây nguyên, mặc dù chính quyền không thể nào làm được việc đó. Không chỉ đối với người thiểu số Tây nguyên, chính quyền trong nước muốn xoá bỏ mọi tín ngưỡng, từ Thiên chúa giáo, Phật giáo, cho đến Tin lành và các tôn giáo khác cũng vậy. Trong khi người dân thì quyết tâm theo đuổi tín ngưỡng của mình.
Trường hợp của những người thiểu số Tây nguyên, họ chỉ phản đối việc chính phủ muốn kiểm soát vấn đề tôn giáo của họ, thực chất họ không hề có ý định chống đối nhà nước. Họ chỉ yêu cầu được quyền tự do thờ phượng. Nhưng nhà nước lại nghi ngờ tôn giáo. Và trớ trêu thay trong Hiến pháp Việt Nam lại quy định quyền tự do tín ngưỡng của người dân, và chẳng những thế chính phủ Việt Nam cũng tham gia ký kết các công ước quốc tế về việc tôn trọng quyền tự do tôn giáo của người dân.
Quỳnh Như: Trở lại việc lực lượng công an bao vây 32 làng người thiểu số Tây nguyên, theo như trong thông cáo báo chí của tổ chức Sáng hội Người Miền núi cho biết thì việc này xảy ra hôm 22/08. Như vậy cùng một lúc tất cả 32 ngôi làng đều bị phong tỏa hay từng nơi một, thưa ông.
Scott Johnson: Theo những thông tin mà chúng tôi đang có hiện nay thì việc này xảy ra trong vài ngày, và hôm 22/08 là ngày mà lực lượng công an bao vây trên một diện rộng. Có tất cả 32 ngôi làng của người dân tộc thiểu số thuộc tỉnh Gia Lai bị phong toả. Có trường hợp công an đã bắn hơi cay, hoá chất vào các làng này. Phá hỏng các buổi lễ cầu nguyện của người dân, đánh đập, tra tấn những người có phản ứng và bắt đi hàng chục người mà không biết họ bị giam giữ ở đâu.
Quỳnh Như: Thưa ông Johnson, như vậy số người bị công an bắt đi lần này là bao nhiêu, ông có biết không?
Scott Johnson: Chính xác con số bao nhiêu người bị bắt thì hiện nay chúng tôi chưa có số liệu cụ thể, người ta chỉ mới thông báo là có hàng chục người bị công an bắt đi, nhưng tôi tin rằng trong vài ngày tới chúng tôi sẽ có được những số liệu đầy đủ về vấn đề này.
Quỳnh Như: Xin ông cho biết phản ứng của người dân của 32 ngôi làng nghe nói là đang bị công an bao vây.
Scott Johnson: Lúc này thì người dân của 32 làng này quyết định tập trung ở nhà thờ của họ để cùng cầu nguyện vì nguyện vọng của họ là có nhà thờ riêng để đi lễ và cầu nguyện, và hoàn toàn không có một hình thức bạo động hay chống đối chính quyền gì cả.
Quỳnh Như: Như vậy tổ chức Sáng hội Người Miền núi đã báo cáo việc này với tổ chức của Liên Hiệp qúôc hay chưa.
Scott Johnson: Chúng tôi đã gởi báo cáo cho Văn phòng của Liên Hiệp Quốc, đồng thời cũng đã thông báo cho các tổ chức quốc tế, nhưng chúng tôi chưa nhận được hồi âm từ phía Liên Hiệp Quốc.”
Quỳnh Như: Xin cảm ơn ông đã dành cho Đài chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
.
Theo dòng thời sự:
Thêm một dân oan bị bắt vì tội “âm mưu lật đổ chánh quyền”
Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy bị đánh đập trong tù
Dân oan Nghệ An tiếp tục biểu tình đòi đất
Dân oan: nạn nhân của luật đất đai?
Người dân khu Eden bị tấn công
Video: Lấn biển hay lấn đất dân?
Tình trạng khiếu kiện đất đai ngày càng phức tạp
Công an bắt giữ chị của GS Phạm Minh Hoàng tại phi trường Nội Bài
Tin mới nhất về giáo sư Phạm Minh Hoàng
Copyright © 1998-2010 Radio Free
.
.
.
No comments:
Post a Comment