Tuesday, October 3, 2023

NOBEL VẬT LÝ 2023 : BA KHOA HỌC GIA ĐO ĐƯỢC KHOẢNH KHẮC NGẮN NHẤT CỦA THỜI GIAN (Người Việt)

 



Nobel Vật Lý 2023: Ba khoa học gia đo được khoảnh khắc ngắn nhất của thời gian

Người Việt

October 3, 2023

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/nobel-vat-ly-2023-ba-khoa-hoc-gia-do-duoc-khoanh-khac-ngan-nhat-cua-thoi-gian/

 

LUND, Thụy Điển (NV)Giải Nobel Vật Lý năm nay trao cho các thí nghiệm về ánh sáng bắt được “những khoảnh khắc ngắn nhất” và mở ra cánh cửa nhìn vào thế giới của các phân tử electron, BBC loan tin hôm Thứ Ba, 3 Tháng Mười.

 

Giải thưởng thuộc về Pierre Agostini, Anne L’Huillier, cả hai cùng đến từ Pháp, Ferenc Krausz từ Hungary.

 

Công trình của họ chứng minh cách thức tạo ra các xung lực ánh sáng cực ngắn có thể dùng để chụp và nghiên cứu các tiến trình xảy ra rất nhanh bên trong nguyên tử.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/10/GettyImages-1704132068-768x456.jpg

Cuộc họp báo công bố kết quả Giải Nobel Vật Lý 2023 tại Stockholm, Thụy Điển hôm 3 Tháng Mười, 2023, cho các khoa học gia Pierre Agostini người Pháp, Ferenc Krausz người Hungary-Áo và Anne L’Huillier người Pháp-Thụy Điển (Hình: Jonathan NACKSTRAND/AFP/Getty Images)

 

Những người thắng giải sẽ chia sẻ số tiền thưởng 10 triệu krona Thụy Điển (khoảng $1 triệu).

 

Viện Hàn Lâm Khoa Học Hoàng Gia Thụy Điển cho biết thí nghiệm của ba nhà vật lý đoạt giải tạo ra “các xung lực ánh sáng ngắn tới mức được đo bằng atto giây.”

 

Một atto giây là một phần tỷ tỷ của giây – nó bằng một giây so với tuổi của Vũ Trụ.

 

Công trình của họ chứng minh rằng các xung lực ngắn gần như không thể tưởng tượng được có thể được dùng trong nghiên cứu cách thức hoạt động của các phân tử electron – một trong những hạt bên trong nguyên tử.

 

Trước những khám phá chấn động của những người đoạt giải, những tiến trình này diễn ra quá nhanh tới mức không cách nào theo kịp.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/10/Attosecond-electrons.jpg

Một tịa laser cực ngắn (màu vàng) đẩy electron (màu xanh) ra khỏi mũi tungsten. Kết quả là tia chớp chỉ 53 atto giây (Hình minh họa: E Goulielmakis/University of Rostock)

 

Eva Olsson, chủ tịch Ủy Ban Nobel Vật Lý, cho biết: “Bây giờ chúng ta có thể mở ra cánh cửa nhìn vào thế giới của các electron. Vật Lý Atto giây giúp chúng ta hiểu được các cơ chế bị chi phối bởi các electron. Bước tiếp theo sẽ là áp dụng chúng.”

 

Giáo Sư Pierre Agostini làm việc tại đại học Ohio State University ở Hoa Kỳ, Giáo Sư Ferenc Kraus làm việc tại Viện Quang Học Lượng Tử Max Planck ở Đức và Giáo Sư Anne L’Huillier đến từ đại học Lund University, Thụy Điển.

 

Giáo Sư L’Huillier chỉ là người phụ nữ thứ năm đoạt giải Nobel Vật Lý. Trong phần trình bày nhanh gọn – và vô cùng sửng sốt – bà phát biểu trong cuộc họp báo tại Học Viện Hoàng Gia Thụy Điển.

 

Bà giải thích rằng Ủy Ban Nobel đã gọi ba lần trước khi bà nhấc máy. “Lúc đó tôi đang dạy học,” bà nói, và đùa rằng nửa giờ cuối cùng của tiết học, sau khi biết bà được trao giải, đã “làm cho bà hơi mất tập trung”.

 

Giải Nobel Y Học, công bố hôm Thứ Hai, 2 Tháng Mười, được trao cho hai khoa học gia phát triển kỹ thuật mRNA dùng trong vaccine Covid-19.

 

Hai vị Giáo Sư Katalin Kariko và Drew Weissman nhận chung một giải thưởng. (TTHN)

 

 




No comments: