Thursday, December 5, 2019

ĐỪNG LẠC LỐI Ở ĐÀ LẠT (Nguyễn Vĩnh Nguyên)




Bài và ảnh: Nguyễn Vĩnh Nguyên
17:36 | Thứ tư, 04/12/2019

Nhóm đồng nghiệp thuyết phục tôi đi Đà Lạt chung với họ cho bằng được. Tôi hiểu những người trẻ, họ có đọc sách tôi viết về tình yêu Đà Lạt các thứ, họ nghĩ rằng tôi sẽ có thể giúp họ có vài địa chỉ hay, theo cách một thổ địa có hiểu biết.

Nhưng họ đã quá sai rồi.

Là người ham vui, tôi dĩ nhiên thật khó cưỡng những lời rủ rê cho một chuyến rời xa Sài Gòn ngột ngạt những ngày cuối tuần. Nếu không là Đà Lạt, ở đâu khác, thì tôi cũng sẽ gật đầu thôi. Nhưng với Đà Lạt lần này, tôi đã có một giao kèo rằng, tôi sẽ không đi tham quan đâu cả, mà chỉ ở nhà ngủ và cùng lắm là đi bộ ra quán cà phê.

Trước cái nguyên tắc gần như “tự kỷ” đó, các bạn trẻ đã không dám bày tỏ gì. Tôi nhận ra trong ánh mắt họ một chút hụt hẫng. Và sau đó là lặng lẽ móc điện thoại ra (có lẽ lập group chat) rồi bí mật tụm năm tụm ba bàn bạc cách thế... thoát khỏi một thằng già nhăn trong đoàn.

Kẹt xe ở Đà Lạt sẽ cho bạn một cảm giác căng thẳng tột cùng vì đường sá không có đèn tín hiệu giao thông...

Các bạn đúng và xứng đáng được tôn trọng. Một tour được các bạn nhanh chóng lên lịch ngay sau đó. Một hợp đồng thuê xe vận chuyển nhanh chóng được book với một công ty du lịch địa phương. Thời bây giờ, gì chứ mấy việc tổ chức ăn chơi không tốn quá nhiều thời gian. Chỉ mất một tiếng thôi, các bạn đã có thể “bái bai” tôi, “đường ai nấy đi, chúng ta không thuộc về nhau”. Tình yêu của chúng ta về một thành phố cũng không nhìn về một hướng.

Tôi cũng thấy nhẹ nhõm mà các bạn cũng sẽ thấy hết sức tự nhiên vui vẻ. 

Tôi khoác áo đi bộ xuống khu Hòa Bình tìm góc quán cà phê kho ngày cũ, gọi ly cà phê ngồi đốt thời gian. Trong khoảng hai cây số từ chỗ lưu trú đi ra trung tâm, với tôi là một ác mộng ngọt ngào. Ngày cuối tuần, đường sá Đà Lạt trở nên huyên náo. Xe máy đâm ngang xàng dọc, xe con biển số đủ các vùng miền (trong đó có không ít xe con của dân địa phương) rề rề nhích từng chút, bấm còi inh ỏi. Đáng sợ nhất là những chiếc xe cây (xe du lịch dài) đưa đầu qua quét đầu về khiến mọi lối đi vào trung tâm hỗn độn.

Kẹt xe ở Đà Lạt sẽ cho bạn một cảm giác căng thẳng tột cùng vì đường sá không có đèn tín hiệu giao thông (một niềm tự hào không nhỏ với nhiều người cho đến cả hôm nay), chính vì điều này, người dân quen di chuyển trong sự không nguyên tắc đã lâu. Họ chưa có kỹ năng ứng phó với kẹt xe như người ở các thành phố khác. Dân trào cũ thì có khi chậm chạp từ tốn, dân trào mới nhập cư gốc gác từ những vùng miền chiêm trũng làng xã gặp ngay điều kiện giao thông thế này thì coi như tha hồ mà vẫy vùng như cá rô trong ao bùn cạn. Du khách tới Đà Lạt cũng nhập gia tùy tục mà cứ thế xông lên với khí thế hừng hực. 

Tất cả kéo nhau vào một nồi súp thập cẩm bốc khói, nhừ tử. 

Các bạn đúng và xứng đáng được tôn trọng. Một tour được các bạn nhanh chóng lên lịch ngay sau đó. Một hợp đồng thuê xe vận chuyển nhanh chóng được book với một công ty du lịch địa phương. Thời bây giờ, gì chứ mấy việc tổ chức ăn chơi không tốn quá nhiều thời gian. Chỉ mất một tiếng thôi, các bạn đã có thể “bái bai” tôi, “đường ai nấy đi, chúng ta không thuộc về nhau”. Tình yêu của chúng ta về một thành phố cũng không nhìn về một hướng.

Tôi cũng thấy nhẹ nhõm mà các bạn cũng sẽ thấy hết sức tự nhiên vui vẻ. 

Tôi khoác áo đi bộ xuống khu Hòa Bình tìm góc quán cà phê kho ngày cũ, gọi ly cà phê ngồi đốt thời gian. Trong khoảng hai cây số từ chỗ lưu trú đi ra trung tâm, với tôi là một ác mộng ngọt ngào. Ngày cuối tuần, đường sá Đà Lạt trở nên huyên náo. Xe máy đâm ngang xàng dọc, xe con biển số đủ các vùng miền (trong đó có không ít xe con của dân địa phương) rề rề nhích từng chút, bấm còi inh ỏi. Đáng sợ nhất là những chiếc xe cây (xe du lịch dài) đưa đầu qua quét đầu về khiến mọi lối đi vào trung tâm hỗn độn.

Kẹt xe ở Đà Lạt sẽ cho bạn một cảm giác căng thẳng tột cùng vì đường sá không có đèn tín hiệu giao thông (một niềm tự hào không nhỏ với nhiều người cho đến cả hôm nay), chính vì điều này, người dân quen di chuyển trong sự không nguyên tắc đã lâu. Họ chưa có kỹ năng ứng phó với kẹt xe như người ở các thành phố khác. Dân trào cũ thì có khi chậm chạp từ tốn, dân trào mới nhập cư gốc gác từ những vùng miền chiêm trũng làng xã gặp ngay điều kiện giao thông thế này thì coi như tha hồ mà vẫy vùng như cá rô trong ao bùn cạn. Du khách tới Đà Lạt cũng nhập gia tùy tục mà cứ thế xông lên với khí thế hừng hực. 

Tất cả kéo nhau vào một nồi súp thập cẩm bốc khói, nhừ tử. 

Địa hình đồi núi, dốc lên dốc xuống, đặc kín những khối bê tông cao dựng lên hai bên, bí bức. Bùng binh các đường phố trở thành những đấu trường mà mỗi người trên đường là một võ sĩ giác đấu trong màn hỗn chiến sắp tới hồi vỡ trận (bạn đã xem phim Ridley Scott chưa, các trận đấu trong bộ phim này hãy còn thoáng lắm!). Tình yêu chúng ta sẽ bốc hơi nhanh chóng trong bản concerto kẹt xe không tổng phổ.

Và trong cuộc tranh giành lối thoát trên đường ấy, vỉa hè là khái niệm khó tồn tại. Tôi trở thành một gladiator (kiếm sĩ) không manh giáp và vũ khí. Tôi chui nhủi dưới tán dù nọ, mái che kia, bậc thềm nọ, phóng qua nắp cống kia để đến được quán cà phê mua một ly nhỏ ký ức, hòng lạc lối trong thời gian đã mất.

Bạn thấy chưa, để chạm tới được một chút hoài niệm đẹp có khi phải thoát ra khỏi những đám kẹt bùng nhùng trong thực tại. Thành thử, cũng khó mà trách các bạn trẻ của tôi, họ sẽ chấp nhận đám kẹt đó, từ trong những chiếc xe du lịch, nghe ông tài xế dân nhập cư nói giọng trọ trẹ hay sắc lẻm của dân miền ngoài nhưng văng tục theo giọng tenor từ nhà cho đến các điểm tham quan. 

Cách thu xếp đường ai nấy đi tưởng đã êm xuôi hai bên cùng có lợi, tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau, có ngờ đâu khi kết thúc những ngày nghỉ ngắn ngủi, có bạn trong nhóm mới rón rén nói với tôi: “Anh biết không, tụi em bị công ty du lịch địa phương bán lại cho một tài xế. Họ thương lượng giá cả với nhau sao đó mà suốt chuyến đi, ông tài xế liên tục chửi mắng tụi em thậm tệ. Ổng văng tục (theo cách tôi đã mô tả trên đây, theo giọng tenor) và cuối cùng là bỏ rơi tụi em trong mưa (ôi, thật lướt thướt lãng mạn làm sao!). Tụi em phải bắt taxi về nhà. Tụi em không dám nói ngay vì sợ anh giận. Bây giờ tụi em phải làm sao đây? Tiền thì đã trả cho họ rồi...”.

Đó, một bài học cay đắng cho những tình yêu thuần khiết. Kỳ thực, tôi cũng thấy hơi quê độ vì cái thành phố mà mình dệt biết bao yêu thương đã trả lời với những người đọc tôi bằng một kỷ niệm cay đắng. Tôi cố tỏ ra bình thản: “Thì đã nói rồi, ở nhà ngủ hay đi bộ uống cà phê với anh có phải vui không?”.

“Ờ, ở nhà đi bộ ra quán cà phê chắc là được hít thở yên bình phải không anh?”.

“Ừ, thì… yên bình lắm, hít thở dữ lắm, các em ơi!”, tôi đáp. 

Bài và ảnh: Nguyễn Vĩnh Nguyên

--------------------------

CÙNG CHỦ ĐÊ ĐÀ LẠT









No comments: