Tuệ Tâm - phanh's blog / RFA
Thứ
Tư, 02/28/2018 - 03:48 — phanh
Có
thể nói là chỉ một ổ gà tạo vũng nước đọng trước nhà bạn cũng thuộc về chính trị,
tại sao vậy? Nếu bạn muốn nước không đọng thì tự bạn không thể quyết định bởi
con đường là của nhà nước, bạn muốn thay đổi nó cần phải thông qua một cơ quan
nhà nước có thẩm quyền về công trình công cộng. Cách đơn giản nhất là nói chuyện
với Tổ trưởng dân phố, nhưng họ lại phải trình bày lên uỷ ban nhân dân phường,
rồi phường cũng phải xem xét con đường ấy do sở ban ngành nào quản lý, kinh phí
do ai duyệt chi và kế hoạch bảo trì sửa chữa hàng năm hàng tháng hay đột xuất
như thế nào…. thật lắm chuyện. Lỡ ông tổ trưởng dân phố làm ngơ mấy tháng trời
chỉ ú ớ hứa hẹn, mà thực ra ông ấy cũng chả hiểu đề nghị của mình nhắn với cấp
Phường sẽ đi đến đâu… Thế rồi bạn bắt đầu tư duy, bắt đầu tự hỏi, không hiểu
cái ông tổ trưởng dân phố kia ai bầu chọn vào vị trí đấy, bạn có bỏ phiếu cho
ông ta không, rồi cái uỷ ban có chữ nhân dân kia từ đâu ra, ai trả lương cho họ,
trụ sở to cao hoành tráng, máy lạnh chạy phà phà, đất đai của nhân dân, chi phí
từ tiền thuế của nhân dân cũng do gia đình, dòng họ anh em bạn đóng góp tại sao
mà chỉ có cái ổ gà cũng cứ năm này tháng nọ không ai thèm để ý…
Biết
bao câu hỏi từ đó cứ loay hoay: cái ông Tổng bí thư có học vị giáo sư tiến sỹ
xây dựng Đảng mà sao dân lại bảo là Lú, rồi tại sao VN chỉ có một đảng thì bầu
cử tranh cử thế nào, ai có quyền lựa chọn ai. Tại sao trạm thu phí mọc lên như
nấm hàng ngày bắt bạn trả tiền vô lý, rồi báo chí nói tiền tham nhũng thất
thoát hàng ngàn tỷ không thấy vụ nào thu hồi cho dân nhờ. Rồi thực phẩm bẩn
tràn lan, tỷ lệ người Việt nam bị ung thư nhiều nhất thế giới; CSGT đòi mãi lộ
khắp nơi trong khi người chết do tai nạn giao thông còn cao hơn những quốc gia
đang có chiến tranh. Rồi Hoàng sa trường sa là của Việt nam sao lại có Công hàm
chấp nhận trao cho Trung quốc chủ quyền.…
Hàng
trăm câu hỏi đều dẫn đến yêu cầu truy tìm người có trách nhiệm, người đó là ai
mà sao không thấy truy cứu, trách nhiệm ấy của Đảng, của nhà nước hay của Quốc
hội, của chính phủ… ôi sao rối rắm quá !
Những
chuyện ấy là chính trị nghe có vẻ vừa gần gũi mà vẫn xa vời vì không ai lý giải
để bạn nghe lọt lỗ tai, cho gãy gọn.
Chuyện
chính trị ở VN là chuyện của “người lớn”, của Đảng của nhà nước lo hết, dân muốn
bàn thôi cũng ngại vì coi chừng bị chụp cho cái mũ phản động, theo đuôi tư bản
Âu Mỹ… sách vở thì chỉ được học theo Mác Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh đố ai dám dạy
cho bạn trệch hướng, vậy thì thế giới họ theo khoa học chính trị, quản lý nhà
nước kiểu gì mà sao họ giàu có văn minh dân chủ thế, nhân quyền của họ tại sao
cao thế? Ai tò mò thì vẫn tìm hiểu được từ nhiều nguồn, nhưng khó hình thành hệ
thống và thuật ngữ chuyên môn ngành Luật, ngành Triết, ngành khoa học chính trị
rất khó nhai, khó hiểu sâu xa ngọn ngành, trong khi chính trị Mác Lê thì ngấy đển
tận óc cũng cứ bị bắt buộc phải học phải thi để có được tấm bằng đại học.
Nói
ra thật dài dòng như thế để thấy rằng người dân thực sự cần muốn cuốn sách
“Chính trị Bình dân”, nói chính trị theo ngôn ngữ mà người dân thường không cần
chuyên môn sâu xa về học thuật cũng có thể hiểu được. Những câu chữ mà hàng
ngày ai cũng quen đọc quen nói quen dùng như: chính phủ, nhà nước, dân chủ nhân
quyền, bầu cử ứng cử, đại biểu, quốc hội, nghị viện, hành pháp, tư pháp, lập
pháp … là gì, ít được sách vở nào soi rọi theo ngôn ngữ bình dân dễ hiểu.
Cũng
có rất nhiều sách viết theo kiểu: “Hỏi đáp về…Pháp Luật” chất đầy các kệ sách ở
nhà sách nhưng thật sự thiếu một cuốn sách dám bàn về Chính trị theo ngôn ngữ
bình dân và mở rộng tầm nhìn theo cách mà thế giới họ hiểu về chính trị chứ
không bị bó buộc vào nhiệm vụ định hướng tuyên truyền cho Đảng Cộng sản và Ban
tuyên giáo Cộng sản. Rất nhiều Học giả, Luật gia cũng từng ấp ủ viết được một
cuốn sách về chính trị theo lối bình dân để mở mang dân trí nhưng vẫn chưa thấy
có quyển nào phổ biến đi vào đời sống.
Cuốn
sách Chính Trị Bình Dân của Phạm Đoan Trang ra đời dù muộn màng nhưng lại rất
đúng lúc giải được cơn khát tìm hiểu kiến thức chính trị theo cách đời thường,
nhưng rất cần cho đối tượng rộng lớn người dân và cả những sinh viên học chuyên
ngành Luật, Kinh Tế, Triết, các ngành Quản lý công…
Phải
nói rằng Phạm Đoan Trang đã thành công để “hạ Chính trị thấp xuống” đúng ngay tầm
với của người Bình dân bằng cách trình bày theo ngôn ngữ dễ hiểu, nhưng đã khảo
sát công phu hàng loạt vấn đề chính trị rất thường gây tranh cãi, dễ hiểu nhầm
bởi lối tuyên truyền một chiều áp đặt của nhà cầm quyền Cộng sản luôn khống chế
quan điểm theo kiểu mị dân, ví dụ như: yêu nước như thế nào, biểu tình và mặt
trái của nó, sự vô cảm chính trị, mặt trái của dân chủ…
Cách
trình bày khách quan đưa ra nhiều quan điểm khác nhau thậm chí trái ngược để
cho người đọc đối chiếu, nhiều bài báo, số liệu, sự kiện tiêu biểu cùng chuyên
đề cũng được đưa vào cho độc giả đọc thêm để mở rộng cách nhìn từ lý thuyết qua
thực tế, khiến cho sự khô khan chính trị trở nên sinh động, đời thường và thú vị.
Mặc
dù là bình dân nhưng cuốn sách 500 trang được trình bày theo mục lục cụ thể,
chuyên đề chọn lựa hầu hết những quan niệm thường dùng nhất với bố cục chặt chẽ,
phần phục lục có chú thích thuật ngữ đã khảo cứu ghi số thứ tự trang dễ tra cứu
và thuật ngữ chính trị tiếng Anh đã dịch sang tiếng Việt, như một giáo trình
giáo khoa hay cẩm nang chuyên ngành.
Với
công phu nghiên cứu và biên soạn khá hoàn chỉnh nên sách được rao bán trên
Amazon với giá 25 USD có vẻ không bình dân lắm so với người VN, tuy nhiên bản
điện tử trên smashwords có
giá chỉ 5 USD và thậm chí là được tặng sách nếu như các bạn là sinh viên và
“dám đọc nó”.
Tác
giả tâm sự: "Nếu có gì phải nói thêm về hoàn cảnh ra đời cuốn sách
thì, tôi đã viết nó trong những ngày bị canh chặt ở Hà Nội, đến mức không thể
đi đâu, làm gì được, và luôn cảm thấy khó thở - nghĩa đen. Có những ngày trước
cửa nhà tôi luôn đầy những thanh niên bịt mặt đứng, ngồi vạ vật, ánh mắt nhìn
tôi không chút thân thiện.
Nếu
bạn là sinh viên, tôi sẽ rất vui được tặng sách cho bạn.
Nếu
có anh công an, an ninh nào hỏi bạn về cuốn sách, hãy nói với họ rằng đó là
sách do tôi viết, và tôi sẵn sàng trao đổi với họ trên tư cách tác giả với độc
giả. Tác giả không sợ thì các bạn chẳng có gì phải ngại cả."
Bởi
tác giả từng là phóng viên, biên tập viên ở nhiều tờ báo tiếng Việt lớn như
VnExpress, VietNamNet, Tuần Việt Nam, Pháp luật TP.HCM, Luật Khoa tạp chí, và
trang mạng tiếng Anh Vietnam Right Now, và sau quá trình khảo cứu chủ đề Chính
trị Việt Nam thì tác giả cũng tự hiểu việc dám viết, dám xuất bản quan điểm riêng
về Chính trị là một hành động nguy hiểm cho cá nhân mình khi Chính trị VN chỉ
là quả bóng trên tay các nhóm lợi ích tư bản đỏ và cơ quan an ninh sẽ khó mà để
yên cho cô.
Khi
bài viết này đưa lên thì Đoan Trang vẫn còn bị Cơ Quan an ninh điều tra thẩm vấn
và đe doạ khởi tố. Hiện nay đám tay sai an ninh của Đảng còn chịu sức ép lớn
hơn khi Đoan Trang công khai lời tuyên bố chống độc tài và mong muốn đấu tranh
xoá bỏ nhà nước Cộng sản độc tài tại Việt Nam. Thật đau xót nếu như Phạm Đoan
Trang vì tác phẩm và tâm huyết muốn khai trí cho người bình dân Việt nam mà lại
bị tù tội và những con ngáo ộp chính trị vẫn tiếp tục thao túng đất nước này mặc
dù đa số người dân Việt đã dần dần chuyển hoá về nhận thức để không còn vô cảm
chính trị nữa.
Chưa
biết kết quả điều tra thẩm vấn và đe doạ tự do của nhóm ngáo ộp kia ra sao với
Phạm Đoan Trang thì chúng ta cũng nhân dịp này để đọc và nghiên cứu một cách
nghiêm túc sách Chính Trị bình dân và phổ biến thật rộng rãi đến nhiều tầng lớp
bình dân được khai sáng nhận thức của họ về nền chính trị ngáo ộp độc tài của
Việt Nam hiện nay.
© Tuệ
Tâm
Đây
là trang Blog cá nhân của Tuệ Tâm, bài viết không thể hiện quan điểm của đài Á
châu tự do - RFA
----------------------------------
PHẠM ĐOAN TRANG BỊ CÔNG AN TRUY BỨC VÌ SÁCH “CHÍNH TRỊ BÌNH DÂN”
.
Tuệ
Tâm -
phanh's blog / RFA
.
.
.
.
.
.
.
.
.
24/2/2018
.
.
.
.
.
23/10/2017 Đàn
Chim Việt
No comments:
Post a Comment