Trung Nguyễn
03/12/2017
Có
lẽ những ai quan tâm đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam đều không khỏi bùi
ngùi trước tình cảnh của hai người phụ nữ có con nhỏ là chị Trần Thị Nga và chị
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Chỉ vì lên tiếng phản đối bất công xã hội mà chị Nga phải
nhận chín năm tù giam, năm năm quản chế, còn chị Quỳnh thì phải chịu mười năm
tù giam.
Cách
nhà cầm quyền đối xử với phụ nữ, trẻ em
Giả
sử như phải chín, mười năm nữa hai chị mới ra tù, tôi tự hỏi không biết các con
của hai chị lúc đó sẽ như thế nào? Chúng sẽ trở nên hư hỏng, không được đi học,
trong tim chất đầy thù hận với nhà cầm quyền và xã hội, hay chúng sẽ là những
người tốt, có ích cho xã hội?
Đi
trên những con đường ở Việt Nam thỉnh thoảng người ta có thể bắt gặp những khẩu
hiệu kêu gọi bảo vệ trẻ em như: “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”, “Toàn
dân chăm sóc và bảo vệ trẻ em”, “Trẻ em như búp trên cành”,… Thế nhưng những đứa
trẻ con nhà “dân oan” như em Nguyễn Mai Trung Tuấn đã phải chịu tù đày. Trẻ em
những vùng bị Formosa đầu độc thì sống vất vưởng, thất học vì cha mẹ thất nghiệp,
không thể đi biển được.
Blogger
Mẹ Nấm và hai con Nấm, Gấu
Không
chỉ với những đứa con của chị Quỳnh, chị Nga, tim tôi thắt lại khi nghĩ tới con
của những tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị khác ở Việt Nam. Chúng phải chịu
rất nhiều thiệt thòi so với những đứa trẻ bình thường khác.
Bản
thân tôi cũng đang là một người làm cha mẹ nên tôi có thể hiểu phần nào tâm trạng
của chị Quỳnh, chị Nga khi nhớ con. Tình yêu mẹ dành cho con là vô bờ bến. Và
tôi cũng hiểu được quyết định của các chị khi đặt “Tổ quốc trên hết”.
Chính
là như thế! Đối với những người đã chọn con đường phụng sự quốc gia, dân tộc, Tổ
quốc cao trọng hơn cả gia đình. Tôi mong rằng những đứa con của các tù nhân
lương tâm, tù nhân chính trị sẽ hiểu cho cha mẹ chúng.
Các
anh chị em an ninh hay các lãnh đạo đảng cộng sản cũng đều có con cái cả. Vậy
nhưng họ vẫn đàn áp, bắt bớ những người đang cố gắng bảo vệ quốc gia khỏi thảm
họa môi trường mang tên Formosa, kể cả những phụ nữ có con nhỏ.
Hồi
nhỏ đi học tôi chưa hiểu rõ về khái niệm “chủ nghĩa nhân đạo cộng sản”. Thế
nhưng bây giờ tôi đã hiểu thấu ý nghĩa của từ này.
Những
người phụ nữ can đảm dấn thân như chị Quỳnh, chị Nga sẽ là tấm gương cho nhiều
người khác, nhất là cánh đàn ông. Người xưa đã dạy: “Quốc gia hưng vong, thất
phu hữu trách”, nghĩa là đất nước hùng mạnh hay suy vi thì kể cả người đàn ông
tầm thường cũng có phần trách nhiệm. Tôi tin rằng sẽ có nhiều cánh mày râu hơn
nữa tham gia vào phong trào dân chủ, xã hội dân sự.
Blogger
Trần Thị Nga và hai con Phú, Tài. Ảnh: Facebook
Thử
bào chữa cho Mẹ Nấm
Vậy
chúng ta thử xem lại coi chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã làm gì mà phải chịu tới
mười năm tù. Có khảo sát như vậy thì chúng ta mới hiểu được nền “pháp quyền xã
hội chủ nghĩa” mà giới lãnh đạo cộng sản hô hào bấy lâu là gì.
Thứ
nhất, chị Quỳnh thu thập thông tin 31 vụ công dân chết trong hoặc sau khi làm
việc với công an trong đồn và làm thành tập tài liệu “Stop police killing
civilians” (Chấm dứt tình trạng cảnh sát giết dân thường). Tòa cho rằng chị Quỳnh
“xúc phạm, hạ uy tín” lực lượng công an.
Tôi
tin đa số người dân Việt Nam không ai tin vào chuyện có những người chọn đồn
công an làm nơi tự tử. Đã có nhiều vụ án oan sai do bị bức cung nhục hình như vụ
ông Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén.
Bản
thân giới luật sư, đại biểu quốc hội, viện kiểm sát, tòa án đã đề xuất phải ghi
âm, ghi hình lại quá trình hỏi cung để tránh tình trạng bức cung, nhục hình. Tức
là ngay cả các quan chức cộng sản cũng không tin vào lực lượng công an.
Thế
thì tại sao lại cho rằng chị Quỳnh đi “xúc phạm, hạ uy tín” lực lượng công an?
Tại sao công an không bắt những luật sư, công tố viên, thẩm phán, đại biểu quốc
hội đề xuất lắp camera giám sát hỏi cung vì cái tội dám không tin công an? Và nếu
chị Quỳnh có đụng chạm gì tới công an thì đó cũng không phải là “tuyên truyền
chống nhà nước” vì công an chỉ là một bộ phận của nhà nước.
Thứ
hai, chị Quỳnh đã “vận động nhân quyền”, “công khai phủ nhận vai trò lãnh đạo của
đảng cộng sản”. Trong hiến pháp có hẳn một chương về quyền con người, thế thì nếu
chị Quỳnh vận động phổ biến cho người dân biết về quyền con người hay nhân quyền
thì đó là điều quá tốt, đáng được biểu dương. Chỉ có nhà cầm quyền vi phạm, đàn
áp nhân quyền thì mới sợ công dân đi “vận động nhân quyền”.
Trong
bộ luật hình sự không có điều nào cấm dân “phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng cộng
sản”. Thật ra, nếu có công dân nào dám công nhận vai trò lãnh đạo của bất kỳ đảng
phái nào mà không cần thông qua bầu cử tự do và công bằng, qua lá phiếu trung
thực của dân thì công dân đó đã vi phạm điều 2 Hiến pháp do các lãnh đạo cộng sản
ban hành là “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”.
Ngoài
ra, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản không liên quan gì tới chuyện
“chống nhà nước”. Nhà nước và đảng là hai thực thể hoàn toàn khác nhau. Bản
thân giới lãnh đạo cộng sản cũng nói đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý (còn dân
là chủ là chuyện tính sau).
Thứ
ba, qua các bài phỏng vấn báo đài, theo cáo trạng thì chị Quỳnh đã “xuyên tạc
tình hình trong nước”. Thế nhưng tình hình trong nước như thế nào là nhận định
chủ quan riêng của mỗi người và việc nêu nhận định của mình là quyền tự do ngôn
luận.
Bản
thân Tổng bí thư đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng đã nhận định trên báo chí như
sau: “Không ít cán bộ cửa quyền, hách dịch, ăn chặn, vòi vĩnh, giữ tác
phong quan cách như ông vua con. Hiện tượng cán bộ thoái hóa, biến chất ngày
càng nghiêm trọng. Không ít Đảng viên vào Đảng là để mưu cầu danh lợi…” Thế
thì ông Trọng có bị coi là chống đảng, chống nhà nước, xuyên tạc tình hình
trong nước hay không? Tại sao không xử ông Trọng mà lại xử chị Quỳnh?
Thứ
tư, chị Quỳnh “tàng trữ” tập thơ “Bài thơ một vần” của tác giả Bùi Chát và một
CD nhạc có bài hát “Viết về ngư dân Việt Nam” của nhạc sĩ Tuấn Khanh. Hai tác
phẩm này bị giám định là “đả kích chế độ xã hội chủ nghĩa, kích động nhân dân
phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân”.
Giả
sử hai tác phẩm này có vấn đề gì đó thì công an phải làm việc với các tác giả
chứ không thể quy chụp chị Quỳnh tội “tàng trữ”. Tại sao công an lại không bắt
các tác giả mà chỉ bắt chị Quỳnh?
Lược
sơ lại bốn điểm mà nhà cầm quyền quy tội cho chị Quỳnh để thấy các chứng cứ quy
chụp là hết sức vô lý, mang tính suy diễn quy chụp. Chỉ ra những bất công xã hội
để nhà nước thấy mà sửa, vì một xã hội tốt đẹp hơn thì lại thành “chống nhà nước”.
Vậy nhà nước đã là hiện thân của “bất công xã hội”? Và đó là “pháp quyền xã hội
chủ nghĩa”?
Thời
gian tới, sẽ còn nhiều anh chị em hoạt động xã hội dân sự, hoạt động chính trị
khác sẽ là nạn nhân tiếp theo của chế độ “pháp quyền xã hội chủ nghĩa” như
Hoàng Bình.
Tai
ương rèn luyện tinh thần thêm hang
Các
lãnh đạo cộng sản nên nhớ rằng rất nhiều đảng viên cộng sản yêu nước trước đây
đã phải đi tù một cách bất công vì “phủ nhận vai trò mẫu quốc của nước Pháp”,
trong đó có cả Hồ Chí Minh.
Giờ
đây, các ông bà đi bỏ tù những người yêu nước muốn xóa bỏ bất công xã hội giống
như các đảng viên cộng sản yêu nước ngày xưa. Vậy thì ý nghĩa cuộc Cách mạng
tháng Tám 1945 là gì? Chỉ là thay thế “thực dân Pháp” bằng “đảng cộng sản”?
Theo
như sách giáo khoa thì Hồ Chí Minh viết “Nhật ký trong tù”. Tôi ghi ra đây bài
thơ “Tự khuyên mình” trong tập thơ đó như một lời gửi gắm đến những người đang
và sẽ là những tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, tù nhân tôn giáo ở Việt
Nam, và cũng là lời cảnh tỉnh tới nhà cầm quyền rằng người dân sẽ tiến tới vì
viễn cảnh “huy hoàng ngày xuân”, đó là quyền làm chủ của dân được hiện thực và
bình đẳng trên nền tảng pháp luật chuẩn mực.
Ví
không có cảnh đông tàn
Thì
đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân
Nghĩ
mình trong bước gian truân
Tai
ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.
©
Copyright Tiếng Dân
--------------------------------------
No comments:
Post a Comment