Bà Đầm Trẻ
Tác
giả gửi tới Dân Luận
23/03/2017
Cái
chết của nữ trung úy công an Hồ Xuân Thu Thảo ngày mồng 5 tháng 3 vừa qua, đã
khiến cho dư luận được dịp xôn xao bàn tán. Cùng với đó là hàng ngàn ý kiến về
cái chết của cô. Dĩ nhiên có rất nhiều người tỏ ra vô cùng thương tiếc cho cô
gái chỉ vừa 25 tuổi, sự nghiệp đang rộng mở đón chờ mà lại ra đi để lại sự tiếc
thương vô hạn. Nhưng cũng không ít bình luận tỏ ra hả hê, nếu không muốn nói là
vui mừng đối với cái chết của cô. Họ vui mừng như thể một kẻ thù của họ vừa chết.
Đương
nhiên chết chóc không phải là thứ để đem ra giễu cợt, bởi nó liên quan rất nhiều
đến nhân cách lẫn đạo đức của con người. Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại.
Không phải tự nhiên mà lại có nhiều người tỏ ra như vậy.
Không
ít lần dư luận tỏ ra phấn khích khi nhìn thấy một người nào đó làm việc trong bộ
máy nhà nước tử nạn. Có thể thấy rất rõ trong các clip trên internet về những cảnh
tượng công an giao thông chết khi đang làm nhiệm vụ. Người xem không ngại buông
ra những lời miệt thị và xem như cái chết của anh cảnh sát là “đáng đời”.
Bình
luận của người xem trong clip CSGT bị xe tải cán chết:
Hay
vụ thảm án ở Yên Bái ngày 18 tháng 8 năm 2016. Hai lãnh đạo cấp tỉnh và một
lãnh đạo ngành kiểm lâm, cũng là kẻ đã ra tay trong vụ án. Cư dân mạng tỏ ra phấn
khích tột độ. Một số người thậm chí còn phong cho kẻ thủ ác là anh hùng. Báo
chí “lề đảng” đã phải đăng bài viết “KHI
KẺ VÔ LƯƠNG ĐÙA VUI TRÊN NỖI ĐAU TỘT CÙNG VỤ THẢM ÁN” để lên án những ý
kiến cổ vũ cho những cái chết của lãnh đạo Yên Bái.
Nhìn
chung thì giữa Hồ Xuân Thu Thảo cũng như những trường hợp kể trên đều có một điểm
chung, đó là những người làm việc cho nhà nước, là những người cộng sản. Còn những
người được xem là “vô lương” đó thì đều là người dân sống và làm việc dưới sự
điều hành của những con người đó. Tất cả họ (người dân lẫn cán bộ) cũng đều là
người Việt Nam. Vậy tại sao người dân lại tỏ ra như vậy trước cái chết của những
cán bộ cộng sản?
Sự
thù hận. Chính xác là mối thù giữa tầng lớp cán bộ và người dân. Mối thù này được
tích tụ từng ngày qua cách làm việc của các cán bộ cộng sản, những việc làm sai
trái và thái độ của họ đối với người dân. Trong khi vấn nạn tham nhũng, lạm quyền
là căn nguyên mấu chốt dẫn đến sự thù ghét âm ỉ trong quần chúng, thì thái độ của
họ đối với nhân dân giống như một chất xúc tác khiến sự căm phẫn dồn nén ngày một
to lớn thêm. Nó như một khối mụt nhọt càng ngày càng mưng mủ trong đau đớn, và
rồi người dân chứng kiến những cái chết của cán bộ giống như được trút bớt đi
phần nào sự phẫn nộ. Biểu hiện ra mặt những thái độ hả hê, giễu cợt. “chết là
đáng lắm”, “chết đứa nào hay đứa đó”, “do ăn ở cả thôi”…
Người
dân không lạ gì tình trạng đi làm thủ tục, giấy tờ khi tới các cơ quan nhà nước.
Họ bị hành cho ra bã nếu không có chút phí bôi trơn, hay đang lưu thông trên đường
trong khi mình không vi phạm gì mà lại bị CSGT thổi vào hỏi này hỏi nọ đến khi
xì ra vài trăm nghìn mới được cho đi. Cán bộ cấp cao hơn thì ăn chặn không chừa
một thứ gì, ăn đủ loại, xây dựng thì ăn bê tông cốt thép, quy hoạch thì ăn đất,
ăn đá. Cán bộ làm về mảng xã hội thì ăn gạo, ăn mắm, ăn luôn cả phần của người
chết… những cán bộ như thế thì thử hỏi người dân nào cảm tình cho nổi? Đến khi
họ chết đi thì người dân liệu có thể tỏ ra thương tiếc nổi không?
Đó
là những mâu thuẫn nhỏ nhưng nó lại có tác động cực kỳ lớn nếu xét về tính lâu
dài. Chính quyền cấp trung ương luôn giải quyết những mâu thuẫn này bằng cách
che giấu thay vì đưa ra để xử lý. Họ che giấu bằng mọi thứ họ có. Thứ họ sử dụng
giỏi nhất chính là bạo lực. Hẳn rồi, chắc họ đang làm việc với suy nghĩ rằng
“thứ gì không thấy thì có nghĩa là nó không tồn tại”. Nếu lỡ có ai nhìn thấy
thì xử lý luôn người đó với tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước là xong. Một
cách làm việc có một không hai. Có thể họ quên hoặc cố tình quên rằng người dân
vẫn có tai, có mắt và có não để nhìn, để nghe và để suy xét mọi việc dù cho họ
có ràng buộc báo chí hay dùng quyền lực nhà nước để dập tắt tiếng nói đối lập.
Việc làm này của chính quyền chẳng khác nào đang cố tình ấp ủ và tạo ra một xã
hội rối loạn trong tương lai. Mà tương lai đó đã được báo trước qua thái độ của
người dân trong những cái chết của chính những người cán bộ đang làm việc cho họ.
Đến thời điểm đó thì dù họ có bao nhiêu quyền lực hay áp dụng bạo lực mạnh đến
đâu đi chăng nữa thì cũng trở nên vô nghĩa.
Nếu
những lãnh đạo cấp trung ương còn có chút tỉnh táo, thì nên xem thái độ của người
dân qua những cái chết của các cán bộ, đảng viên là bài học để sửa đổi. Nếu cần
phải dẹp bỏ để thay đổi lại toàn bộ cái bộ máy mà luôn được tuyên truyền là ưu
việt, đỉnh cao trí tuệ này. Bằng không thì với thái độ thù hận đầy bạo lực của
người dân Việt Nam hiện nay không ai dám chắc, khi sự phẫn nộ của họ đã đến đỉnh
điểm thì chuyện gì có thể xảy ra.
No comments:
Post a Comment