March 1, 2017
WASHINGTON,
DC (AP) – Bộ Trưởng Tư Pháp Jeff Sessions có hai lần nói
chuyện với đại sứ Nga tại Hoa Kỳ, trong thời gian có cuộc bầu cử tổng thống hồi
năm ngoái, một hành động có thể làm ông phải rút lui không được tham gia vào cuộc
điều tra của Bộ Tư Pháp, liên quan đến ảnh hưởng của Nga trong cuộc bầu cử này.
Ông Sessions, trước đây là thượng nghị sĩ đại diện
tiểu bang Alabama, là một trong những người ủng hộ Tổng Thống Donald Trump sớm
nhất, và là cố vấn về chính sách của ông Trump trong thời gian tranh cử.
Tại các buổi điều trần hồi Tháng Giêng, để chuẩn thuận
ông làm bộ trưởng Bộ Tư Pháp, ông Sessions không khai ra chi tiết này,
khi được hỏi có “bất cứ người nào liên quan đến cuộc vận động” liên lạc với người
Nga không.
Bà Sarah Isgur Flores, phát ngôn viên Bộ Tư Pháp,
nói rằng “hoàn toàn không có gì giấu diếm ở đây, khi ông Sessions khai ở cuộc
điều trần.”
Năm ngoái, ông Sessions gặp hơn 25 đại sứ nước
ngoài, trong vai trò thành viên Ủy Ban Quốc Phòng Thượng Viện, và có hai lần
liên lạc với đại sứ Nga, ông Sergey Kislyak, theo Bộ Tư Pháp cho biết.
Một lần, ông Sessions gặp ông Kislyak vào mùa Thu,
và lần kia là gặp trong một nhóm, sau khi ông Sessions đọc bài diễn văn tại một
sự kiện do Heritage Foundation tổ chức.
Các vụ ông Sessions liên lạc với người Nga do nhật
báo The Washington Post tiết lộ đầu tiên, làm cho một số thành viên Quốc Hội
kêu gọi ông Sessions đừng dính vào các cuộc điều tra của FBI, liên quan đến
chuyện người Nga dính vào bầu cử Mỹ.
Tại cuộc điều trần, Thượng Nghị Sĩ Al Franken (Dân
Chủ-Minnesota), hỏi ông Sessions về những tố cáo người Nga giúp ông Trump trong
cuộc tranh cử, và hỏi nếu có bằng chứng cho thấy có ai đó trong ban vận động tiếp
xúc với người Nga thì sao.
Ông Sessions trả lời: “Tôi không biết có các hoạt động
này hay không.”
“Tôi có được giao cho vai trò đại diện ông Trump vào
lúc đó, chừng một hoặc hai lần gì đó, và tôi đã không có, không liên lạc gì với
người Nga, và tôi không thể có ý kiến gì chuyện này,” ông Sessions nói lúc đó.
Bà Flores nói rằng chẳng có gì dối trá trong chuyện
này.
“Ông được hỏi là có nghe liên lạc gì giữa Nga và ban
vận động của ông Trump hay không, chứ không phải các cuộc gặp gỡ của ông, với
vai trò thành viên Ủy Ban Quốc Phòng Thượng Viện,” bà Flores nói.
Tòa Bạch Ốc chưa có ý kiến gì về vụ này. (Ð.D.)
------------------
March 2, 2017
MOSCOW,
Nga (AP) – Sự chăm chú xoi mói hiện nay vào các cuộc gặp
gỡ từng xảy ra giữa tân Bộ Trưởng Tư Pháp Mỹ Jeff Sessions với đại sứ Nga ở
Washington có thể cản trở việc cải thiện mối quan hệ giữa Moscow và Washington,
theo phát ngôn viên của Tổng Thống Vladimir Putin hôm Thứ Năm.
Phát ngôn viên Dmitry Peskov cho báo chí hay rằng
ông không biết về các cuộc gặp gỡ hồi năm ngoái giữa Đại Sứ Sergei Kislyak và
ông Jeff Sessions, lúc đó còn là một nghị sĩ Mỹ. Ông Sessions cũng từng là cố vấn
về chánh sách cho Tổng Thống Donald Trump trong thời gian tranh cử.
Tin tức lọt ra về các cuộc gặp gỡ của hai người đang
tạo thêm nhiều nghi ngờ cho rằng Nga can dự vào nội tình chính trị nước Mỹ. Điều
này cũng khiến có nhiều lời kêu gọi ở Quốc Hội cho rằng ông Sessions nên tự đứng
ra ngoài cuộc điều tra về can dự của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ.
Phát ngôn viên Peskov cho rằng việc các nhà ngoại
giao Nga gặp giới chức Quốc Hội Mỹ là chuyện thường tình. Văn phòng ông
Sessions nói rằng ông gặp phía Nga với tư cách là nghị sĩ thành viên Ủy Ban
Quân Vụ Thượng Viện và không bàn về vấn đề bầu cử. (V.Giang)
-------------------------
March 1, 2017
LONDON,
Anh (NV) – Tổng Thống Trump hoãn vài tháng chuyến công du
nước Anh của ông vì các lo ngại những cược biểu tình phản đối và tẩy chay của
phía lập pháp Anh, theo nguồn tin từ giới truyền thông.
Tổng Thống Trump và Thủ Tướng Anh Theresa May đi bộ dọc theo hành lang
Tòa Bạch Ốc ngày 27, 2017. (Hình: Christopher Furlong/Getty Images)
Chuyến
viếng thăm, trước đây dự trù diễn ra vào mùa Hè này, nay được dời lại đến ngày
5 tới 8 Tháng Mười, dù rằng thời điểm này vẫn còn có thể đuợc thay đổi, theo
báo The Sun ở Anh.
Tổng
Thống Trump và nữ Thủ Tướng Anh Theresa May đồng ý tạm hoãn chuyến công du
trong cuộc điện đàm hai tuần trước đây, để chờ cho các phản đối liên quan tới sắc
lệnh di dân của ông Trump đưa ra trước đây lắng đọng lại.
Ông
John Bercow, chủ tịch Hạ Viện Anh, nói rằng sẽ tìm cách ngăn không cho ông
Trump đọc diễn văn trước Quốc Hội.
Quốc
Hội Anh hồi tháng qua cũng tranh luận là có nên rút lại lời mời ông Trump viếng
thăm hay không, sau khi có hơn 1.8 triệu người ký thỉnh nguyện thư phản đối việc
này.
Các
nhà lập pháp không có quyền hủy bỏ cuộc viếng thăm và chính phủ Anh nói rằng vẫn
giữ lời mời này.
Có
hàng ngàn người biểu tình trước trụ sở quốc hội trong khi có cuộc tranh luận kéo
dài 3 giờ bên trong. (V.Giang)
No comments:
Post a Comment