01/03/2017
Vào ngày 20 tháng 2, Bộ Trưởng Bộ Nội An mới nhậm chức,
Ông John Kelly, đã gởi ra hai công văn đến các cơ quan hữu trách có trách nhiệm
thi hành luật di trú nhằm đưa ra các chỉ dẫn thi hành hai sắc lệnh của Tổng Thống
Donald Trump được Tòa Bạch Ốc ban hành ngày 25 tháng 1 liên hệ đến chính sách mới
trong việc thi hành luật di trú hiện hành tại Hoa Kỳ.
Công văn thứ nhất mang tựa đề “Thi Hành Luật Di Trú Để Phục Vụ Quyền Lợi Quốc Gia” (Enforcement of the Immigration Laws to Serve National Interest), gồm 6 trang, và một công văn khác mang tựa đề “Thi Hành Chính Sách Của Tổng Thống Nhằm Gia Tăng các Chương Trình Thi Hành Luật Di Trú” (Implementing the Presidents Border Security and Immigration Enforcement Improvements Policies), gồm 13 trang. Cả hai công văn có nhiều điều khoản thể hiện sự thay đổi trong chính sách thi hành luật trong khuôn khổ luật di trú hiện hành.
Cho tới giờ này, Quốc Hội vẫn chưa thông qua thay đổi nào trong luật di trú. Tuy nhiên, chính quyền Tổng Thống Donald Trump đang tiến hành nhiều thay đổi tạm thời trong khuynh hướng và chính sách nhằm thi hành luật di trú trong khuôn khổ thẩm quyền của ngành hành pháp.
Các điều khoản chính trong Công Văn Thi Hành Luật Di Trú
1. Giữ nguyên hai sắc lệnh nhằm bảo vệ trẻ em nhập cảnh vào Hoa Kỳ lúc còn nhỏ. Đoạn văn đầu tiên trong công văn đã nhấn mạnh việc giữ nguyên các sắc lệnh nhằm tạm thời miễn trục xuất đối với những người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ lúc còn là trẻ em ban hành tháng 6 năm 2012 và đặc miễn đối với các người nhập cư bất hợp pháp lúc còn là trẻ em hay bố mẹ có con nhỏ là thường trú nhân hay Quốc Tịch Mỹ ban hành vào tháng 11 năm 2014.
Đây là hai sắc lệnh này được ban hành dưới thời Tổng Thống Barrack Obama, theo đó, các người trẻ này vẫn có thể tiếp tục đi học, đi làm và không bị trục xuất. Tuy nhiên những người trẻ này vẫn không có thẻ xanh, được nhận trợ cấp học bổng liên bang, hay tương lai cũng không có gì chắc chắn là được hợp thức hoá tình trạng di trú.
2. Tiến hành thuê mướn 10,000 nhân viên biên phòng để thi hành chính sách kiểm soát biên giới và trục xuất các di dân bất hợp pháp. Tuy nhiên, kế hoạch thuê mướn này vẫn cần phải được phê chuẩn tài khóa bởi Quốc Hội, huấn luyện và chuẩn bị các cơ sở hành chánh để điều hành thêm thành phần nhân lực này.
3. Đặt ưu tiên trục xuất những người di dân bất hợp pháp thuộc các diện như (a) có án phạm pháp; (b) đã bị buộc tội phạm pháp cho dầu chưa bị kết án; (c) đã có những hành vi mà có thể bị kết án hình sự; (d) có hành vi gian dối đối với các cơ quan chính phủ; (e) lạm dụng các chương trình trợ cấp chính phủ; (f) đã có lệnh trục xuất; hay (g) có thể là mối nguy hại cho an ninh công cộng hay an ninh quốc gia.
Ngôn ngữ liệt kê các ưu tiên này rất là mơ hồ và không rõ ràng, ví dụ như không nêu rõ tội danh hay mức độ nghiêm trọng, những hành vi phạm pháp mà chưa bị kết án vẫn được coi là có án phạm pháp, hay làm sao định nghĩa được thế nào là nguy hại cho anh ninh quốc gia mà không phải là phạm pháp? Nếu theo các ngôn từ mơ hồ này thì hầu như người di dân không có giấy tờ nào cũng có thể cũng có thể được coi là phạm pháp vì chính hành động ở lại Hoa Kỳ quá hạn, vượt biên giới hay nhập cảnh bất hợp pháp là một hành động phạm pháp.
4. Chấm dứt chương trình ưu tiên trục xuất những di dân có hồ sơ phạm pháp nghiêm trọng được ban hành dưới thời Tổng Thống Obama, đồng thời phục hồi hay gia tăng các chương trình khởi sự thủ tục trục xuất thẳng từ các trại giam và cấp thẩm quyền cho các nhân viên cơ quan công lực địa phương để trở thành nhân viên công lực thi hành luật di trú.
Điều khoản này mở đường cho các nhân viên di trú có thể tiến hành trục xuất hầu như bất cứ người di dân bất hợp pháp nào, chứ không hẳn là các thành phần phạm pháp nghiêm trọng nhất. Dưới thời Tổng Thống Obama, cộng đồng di dân đã phiền trách là chính quyền đã tiến hành trục xuất nhiều người di dân nhất so với các đời tổng thống trước đó. Tuy nhiên các thành phần được ưu tiên trục xuất phần lớn nhắm vào các thành phần tội phạm nghiêm trọng.
Một điều khoản khác trong công văn này là mở lại chính sách kêu gọi các cơ quan cảnh sát địa phương phải thông báo đến cơ quan di trú các trường hợp người di dân bị giam giữ trong các nhà tù địa phương vì phạm pháp. Chương trình này đã bị nhiều cơ quan cảnh sát địa phương tại nhiều tiểu bang tìm cách từ chối không thi hành vì họ không muốn tiếp tay với cơ quan di trú liên ban trong lãnh vực này. Tuy nhiên, nhiều cơ quan cảnh sát địa phương khác vẫn muốn tích cực tham gia chương trình này.
Một điều khoản khác còn kêu gọi sự hợp tác của các cơ quan cảnh sát địa phuong để thi hành luật di trú theo điều khoản 287(g) của Đạo Luật Di Trú. Đây là chương trình đã gây tranh cãi tại nhiều địa phương trong nhiều năm qua vì nhiều cơ quan cảnh sát địa phuong không muốn trở thành công cụ cho chính quyền liên bang để thi hành luật di trú. Trong khi đó, nhiều cơ quan chính quyền địa phuong sẵn sàng hợp tác với chính quyền liên bang để thi hành luật di trú.
5. Cho phép thẩm quyền các nhân viên di trú tiến hành bắt giữ những di dân đã vi phạm luật di trú. Điều khoản này chỉ nói một cách mơ hồ là cho phép các nhân viên sở di trú có thẩm quyền bắt giữ bất cứ ai bị tình nghi là đã vi phạm luật di trú, có nghĩa là bị tình nghi là di dân bất hợp pháp. Nếu điều khoản hợp tác với các cơ quan cảnh sát địa phương theo điều khoản 287(g) của Đạo Luật Di Trú, thì các nhân viên công lực địa phương cũng có thẩm quyền bắt giữ bất cứ ai bị tình nghi là vi phạm luật di trú.
6. Thâu thập các dữ kiện về người di dân bất hợp pháp
Một điều khoản ít được nhắc đến trong công văn này là thành lập thêm một cơ quan nhằm thâu thập các dữ kiện nhằm giúp đỡ các nạn nhân bị thiệt hại bởi người di dân, thâu thập tiền phạt vạ đối với người di dân, cập nhất các chính sách liên hệ đến quyền riêng tư của người di dân và báo cáo thường xuyên về thống kê người di dân bị bắt giữ.
Công Văn về Thi Hành Chính Sách Của Tổng Thống
Trong cùng ngày, Bộ Nội An đã công bố một công văn khác nhằm công bố các khuynh hướng mới trong chính sách về di trú dưới thời Tổng Thống Donald Trump. Công văn này có nhiều điều khoản bao quát hơn nhằm phổ biến các chính sách mới về vấn đề di trú.
1. Đầu tiên trong công văn này là chính sách ưu tiên chính sách giam giữ người di dân bất hợp pháp và chỉ thả tự do những trường hợp bắt buộc như (a) theo qui định bắt buộc bởi luật pháp; (b) được lệnh thả tự do hay có quyền lưu lại Hoa Kỳ; (c) cứu xét khắc khe các trường hợp cho nhập cảnh tạm thời (parole); hay (d) khắt khe hơn trong tiến trình cứu xét đơn xin tỵ nạn.
Chính sách giam giữ này nói thì dễ, nhưng muốn thực hiện được cần phải có thêm trại giam, nhân viện quản trị trại giam, toà án, chánh án, luật sư hay nhân viên di trú để cứu xét tiến trình xét xử các hồ sơ trục xuất. Xong thủ tục xét xử rồi mới đến tiến trình trục xuất để giảm bớt tình trạng quá tãi tại các trại giam.
2. Tiến hành thuê thêm 5,000 nhân viên kiểm soát biên giới. Số nhân viên này là thêm vào số 10,000 nhân viên di trú được đề cập đến trong công văn kia. Số lượng nhân lực mới này cần phải được Quốc Hội phê chuẩn tài khoản mới có thể thực hiện được.
3. Gia tăng chương trình hợp tác với các cơ quan công lực địa phương để thi hành luật di trú. Chương trình này sẽ gặp sự chống đối từ nhiều địa phương hay tiểu bang đã tỏ ra chống đối các biện pháp mạnh đối với người di dân và muốn bảo vệ người di dân cho dầu là chống lại chính phủ liên bang.
4. Nghiên cứu tình hình an ninh trong các vùng biên giới với Mễ Tây Cơ;
5. Nghiên cứu kế hoạch xây dựng bức tường dọc theo biên giới với Mễ Tây Cơ. Thẩm quyền xây bức tường này hiện đã có trong đạo luật Cải Tổ Luật Di Trú năm 1996 dưới thời Tổng Thống Bush. Tuy nhiên, tài khoản xây dựng bức tường này phải được phê chuẩn bởi Quốc Hội.
6. Nới rộng chương trình trục xuất nhanh chóng những di dân bị bắt trong vùng biên giới lên tới 2 năm sau khi nhập cảnh. Chương trình trục xuất nhanh chóng dưới thời Tổng Thống Obama giới hạn thẩm quyền này đối với những di dân đã nhập cảnh trong vòng 14 ngày hay bị bắt trong vòng 100 miles cách biên giới, ngoại trừ các trường hợp (a) trẻ em không đi cùng bố mẹ, hay (b) nộp đơn xin tỵ nạn chính trị.
7. Trục xuất nhanh chóng hay ngay lập tức đối với những di dân trong vùng biên giới với Mễ Tây Cơ, ngay cả trong thời gian chờ đợi ra tòa án di trú.
8. Khắt khe hơn đối với thủ tục (a) xét đơn xin tỵ nạn, (b) xét hồ sơ cho phép nhập cảnh tạm thời (parole), hay (c) xét hồ sơ các trẻ em không có thân nhân.
9. Báo cáo thường xuyên về tình trạng di dân có hồ sơ phạm pháp.
Khó có thể biết được hiệu quả hay tác động của việc thi hành các công văn hay sắc lệnh này. Tuy nhiên có một điều chắc chắn là các bản văn này đã tạo nên nhiều sự hoan mang và lo sợ trong các cộng đồng di dân. Đây chỉ là bước đầu tiên trong chiều hướng thay đổi luật di trú sắp tới. Các thay đổi được đề ra trong các công văn hay sắc lệnh tổng thống mới được đưa ra cần phải có một thời gian mới thực hiện được, tuy nhiên khó biết được là thời gian đó sẽ là bao lâu.
Công văn thứ nhất mang tựa đề “Thi Hành Luật Di Trú Để Phục Vụ Quyền Lợi Quốc Gia” (Enforcement of the Immigration Laws to Serve National Interest), gồm 6 trang, và một công văn khác mang tựa đề “Thi Hành Chính Sách Của Tổng Thống Nhằm Gia Tăng các Chương Trình Thi Hành Luật Di Trú” (Implementing the Presidents Border Security and Immigration Enforcement Improvements Policies), gồm 13 trang. Cả hai công văn có nhiều điều khoản thể hiện sự thay đổi trong chính sách thi hành luật trong khuôn khổ luật di trú hiện hành.
Cho tới giờ này, Quốc Hội vẫn chưa thông qua thay đổi nào trong luật di trú. Tuy nhiên, chính quyền Tổng Thống Donald Trump đang tiến hành nhiều thay đổi tạm thời trong khuynh hướng và chính sách nhằm thi hành luật di trú trong khuôn khổ thẩm quyền của ngành hành pháp.
Các điều khoản chính trong Công Văn Thi Hành Luật Di Trú
1. Giữ nguyên hai sắc lệnh nhằm bảo vệ trẻ em nhập cảnh vào Hoa Kỳ lúc còn nhỏ. Đoạn văn đầu tiên trong công văn đã nhấn mạnh việc giữ nguyên các sắc lệnh nhằm tạm thời miễn trục xuất đối với những người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ lúc còn là trẻ em ban hành tháng 6 năm 2012 và đặc miễn đối với các người nhập cư bất hợp pháp lúc còn là trẻ em hay bố mẹ có con nhỏ là thường trú nhân hay Quốc Tịch Mỹ ban hành vào tháng 11 năm 2014.
Đây là hai sắc lệnh này được ban hành dưới thời Tổng Thống Barrack Obama, theo đó, các người trẻ này vẫn có thể tiếp tục đi học, đi làm và không bị trục xuất. Tuy nhiên những người trẻ này vẫn không có thẻ xanh, được nhận trợ cấp học bổng liên bang, hay tương lai cũng không có gì chắc chắn là được hợp thức hoá tình trạng di trú.
2. Tiến hành thuê mướn 10,000 nhân viên biên phòng để thi hành chính sách kiểm soát biên giới và trục xuất các di dân bất hợp pháp. Tuy nhiên, kế hoạch thuê mướn này vẫn cần phải được phê chuẩn tài khóa bởi Quốc Hội, huấn luyện và chuẩn bị các cơ sở hành chánh để điều hành thêm thành phần nhân lực này.
3. Đặt ưu tiên trục xuất những người di dân bất hợp pháp thuộc các diện như (a) có án phạm pháp; (b) đã bị buộc tội phạm pháp cho dầu chưa bị kết án; (c) đã có những hành vi mà có thể bị kết án hình sự; (d) có hành vi gian dối đối với các cơ quan chính phủ; (e) lạm dụng các chương trình trợ cấp chính phủ; (f) đã có lệnh trục xuất; hay (g) có thể là mối nguy hại cho an ninh công cộng hay an ninh quốc gia.
Ngôn ngữ liệt kê các ưu tiên này rất là mơ hồ và không rõ ràng, ví dụ như không nêu rõ tội danh hay mức độ nghiêm trọng, những hành vi phạm pháp mà chưa bị kết án vẫn được coi là có án phạm pháp, hay làm sao định nghĩa được thế nào là nguy hại cho anh ninh quốc gia mà không phải là phạm pháp? Nếu theo các ngôn từ mơ hồ này thì hầu như người di dân không có giấy tờ nào cũng có thể cũng có thể được coi là phạm pháp vì chính hành động ở lại Hoa Kỳ quá hạn, vượt biên giới hay nhập cảnh bất hợp pháp là một hành động phạm pháp.
4. Chấm dứt chương trình ưu tiên trục xuất những di dân có hồ sơ phạm pháp nghiêm trọng được ban hành dưới thời Tổng Thống Obama, đồng thời phục hồi hay gia tăng các chương trình khởi sự thủ tục trục xuất thẳng từ các trại giam và cấp thẩm quyền cho các nhân viên cơ quan công lực địa phương để trở thành nhân viên công lực thi hành luật di trú.
Điều khoản này mở đường cho các nhân viên di trú có thể tiến hành trục xuất hầu như bất cứ người di dân bất hợp pháp nào, chứ không hẳn là các thành phần phạm pháp nghiêm trọng nhất. Dưới thời Tổng Thống Obama, cộng đồng di dân đã phiền trách là chính quyền đã tiến hành trục xuất nhiều người di dân nhất so với các đời tổng thống trước đó. Tuy nhiên các thành phần được ưu tiên trục xuất phần lớn nhắm vào các thành phần tội phạm nghiêm trọng.
Một điều khoản khác trong công văn này là mở lại chính sách kêu gọi các cơ quan cảnh sát địa phương phải thông báo đến cơ quan di trú các trường hợp người di dân bị giam giữ trong các nhà tù địa phương vì phạm pháp. Chương trình này đã bị nhiều cơ quan cảnh sát địa phương tại nhiều tiểu bang tìm cách từ chối không thi hành vì họ không muốn tiếp tay với cơ quan di trú liên ban trong lãnh vực này. Tuy nhiên, nhiều cơ quan cảnh sát địa phương khác vẫn muốn tích cực tham gia chương trình này.
Một điều khoản khác còn kêu gọi sự hợp tác của các cơ quan cảnh sát địa phuong để thi hành luật di trú theo điều khoản 287(g) của Đạo Luật Di Trú. Đây là chương trình đã gây tranh cãi tại nhiều địa phương trong nhiều năm qua vì nhiều cơ quan cảnh sát địa phuong không muốn trở thành công cụ cho chính quyền liên bang để thi hành luật di trú. Trong khi đó, nhiều cơ quan chính quyền địa phuong sẵn sàng hợp tác với chính quyền liên bang để thi hành luật di trú.
5. Cho phép thẩm quyền các nhân viên di trú tiến hành bắt giữ những di dân đã vi phạm luật di trú. Điều khoản này chỉ nói một cách mơ hồ là cho phép các nhân viên sở di trú có thẩm quyền bắt giữ bất cứ ai bị tình nghi là đã vi phạm luật di trú, có nghĩa là bị tình nghi là di dân bất hợp pháp. Nếu điều khoản hợp tác với các cơ quan cảnh sát địa phương theo điều khoản 287(g) của Đạo Luật Di Trú, thì các nhân viên công lực địa phương cũng có thẩm quyền bắt giữ bất cứ ai bị tình nghi là vi phạm luật di trú.
6. Thâu thập các dữ kiện về người di dân bất hợp pháp
Một điều khoản ít được nhắc đến trong công văn này là thành lập thêm một cơ quan nhằm thâu thập các dữ kiện nhằm giúp đỡ các nạn nhân bị thiệt hại bởi người di dân, thâu thập tiền phạt vạ đối với người di dân, cập nhất các chính sách liên hệ đến quyền riêng tư của người di dân và báo cáo thường xuyên về thống kê người di dân bị bắt giữ.
Công Văn về Thi Hành Chính Sách Của Tổng Thống
Trong cùng ngày, Bộ Nội An đã công bố một công văn khác nhằm công bố các khuynh hướng mới trong chính sách về di trú dưới thời Tổng Thống Donald Trump. Công văn này có nhiều điều khoản bao quát hơn nhằm phổ biến các chính sách mới về vấn đề di trú.
1. Đầu tiên trong công văn này là chính sách ưu tiên chính sách giam giữ người di dân bất hợp pháp và chỉ thả tự do những trường hợp bắt buộc như (a) theo qui định bắt buộc bởi luật pháp; (b) được lệnh thả tự do hay có quyền lưu lại Hoa Kỳ; (c) cứu xét khắc khe các trường hợp cho nhập cảnh tạm thời (parole); hay (d) khắt khe hơn trong tiến trình cứu xét đơn xin tỵ nạn.
Chính sách giam giữ này nói thì dễ, nhưng muốn thực hiện được cần phải có thêm trại giam, nhân viện quản trị trại giam, toà án, chánh án, luật sư hay nhân viên di trú để cứu xét tiến trình xét xử các hồ sơ trục xuất. Xong thủ tục xét xử rồi mới đến tiến trình trục xuất để giảm bớt tình trạng quá tãi tại các trại giam.
2. Tiến hành thuê thêm 5,000 nhân viên kiểm soát biên giới. Số nhân viên này là thêm vào số 10,000 nhân viên di trú được đề cập đến trong công văn kia. Số lượng nhân lực mới này cần phải được Quốc Hội phê chuẩn tài khoản mới có thể thực hiện được.
3. Gia tăng chương trình hợp tác với các cơ quan công lực địa phương để thi hành luật di trú. Chương trình này sẽ gặp sự chống đối từ nhiều địa phương hay tiểu bang đã tỏ ra chống đối các biện pháp mạnh đối với người di dân và muốn bảo vệ người di dân cho dầu là chống lại chính phủ liên bang.
4. Nghiên cứu tình hình an ninh trong các vùng biên giới với Mễ Tây Cơ;
5. Nghiên cứu kế hoạch xây dựng bức tường dọc theo biên giới với Mễ Tây Cơ. Thẩm quyền xây bức tường này hiện đã có trong đạo luật Cải Tổ Luật Di Trú năm 1996 dưới thời Tổng Thống Bush. Tuy nhiên, tài khoản xây dựng bức tường này phải được phê chuẩn bởi Quốc Hội.
6. Nới rộng chương trình trục xuất nhanh chóng những di dân bị bắt trong vùng biên giới lên tới 2 năm sau khi nhập cảnh. Chương trình trục xuất nhanh chóng dưới thời Tổng Thống Obama giới hạn thẩm quyền này đối với những di dân đã nhập cảnh trong vòng 14 ngày hay bị bắt trong vòng 100 miles cách biên giới, ngoại trừ các trường hợp (a) trẻ em không đi cùng bố mẹ, hay (b) nộp đơn xin tỵ nạn chính trị.
7. Trục xuất nhanh chóng hay ngay lập tức đối với những di dân trong vùng biên giới với Mễ Tây Cơ, ngay cả trong thời gian chờ đợi ra tòa án di trú.
8. Khắt khe hơn đối với thủ tục (a) xét đơn xin tỵ nạn, (b) xét hồ sơ cho phép nhập cảnh tạm thời (parole), hay (c) xét hồ sơ các trẻ em không có thân nhân.
9. Báo cáo thường xuyên về tình trạng di dân có hồ sơ phạm pháp.
Khó có thể biết được hiệu quả hay tác động của việc thi hành các công văn hay sắc lệnh này. Tuy nhiên có một điều chắc chắn là các bản văn này đã tạo nên nhiều sự hoan mang và lo sợ trong các cộng đồng di dân. Đây chỉ là bước đầu tiên trong chiều hướng thay đổi luật di trú sắp tới. Các thay đổi được đề ra trong các công văn hay sắc lệnh tổng thống mới được đưa ra cần phải có một thời gian mới thực hiện được, tuy nhiên khó biết được là thời gian đó sẽ là bao lâu.
No comments:
Post a Comment