07.02.2017
Trong Hội nghị tổng kết và triển khai công tác của Sở
Quy hoạch Kiến trúc diễn ra tại Hà Nội chiều ngày 4/1, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức
Chung phát
biểu: “Chúng ta đang phải trả giá vì đã làm quy hoạch ‘băm nát’ Hà Nội.”
Câu nói ngôn đầy chua chát của người đứng đầu bộ máy
hành chính Thủ đô gần như ngay lập tức được hầu hết các trang báo chính thống
đưa tin. Blog Xuân Diện Hán Nôm thì đặt ngay câu hỏi: “Kẻ
nào đã băm nát quy hoạch Hà Nội?” Và phía dưới bài viết, tác giả đã tự trả
lời: “Xin thưa ngay, đó là Nguyễn Thế
Thảo – tiền nhiệm của ông Nguyễn Đức Chung. Thảo xuất thân là Kiến trúc sư mà hắn
ta để Hà Nội như vậy đó!” Nhiều bình luận của độc giả tỏ ra đồng tình với
nhận định của tác giả khi cho rằng cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo là
“chính danh thủ phạm” khiến quy hoạch Hà Nội bị băm nát. Vậy sự thật thế nào?
Ông Nguyễn Thế Thảo là Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh nhiệm
kỳ 2005-2011 trước khi được điều về làm Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội từ tháng
7/2007 và chính thức đảm nhiệm cương vị Chủ tịch UBND Tp Hà Nội từ ngày
29/8/2007 đến ngày 4/12/2015. Như vậy, với tư cách Chủ tịch UBND thành phố, việc
ông ta phải chịu trách nhiệm chính về tình trạng quy hoạch Hà Nội bị băm nát là
điều tưởng như không cần phải bàn cãi.
Tuy nhiên trên thực tế, Hà Nội là một đơn vị hành
chính đặc biệt, nên nó cũng được đối xử đặc biệt. Hà Nội là đơn vị cấp tỉnh/thành
duy nhất trên cả nước mà Quốc hội ban hành hẳn một đạo luật riêng – Luật Thủ đô
do Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21/11/2012. Về mặt quy hoạch,
Hà Nội là trung tâm của không gian quy hoạch mang tên Vùng Thủ đô. Ngày
23/8/2008, Thủ tướng Chính phủ đã
ký Quyết định số 320/QĐ-TTg về nhân sự của ban chỉ đạo nhà nước về
không gian quy hoạch này. Theo quyết định đó, Ban Chỉ đạo Quy hoạch và đầu tư
xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội bao gồm 19 thành viên, đứng đầu là Phó Thủ tướng
Hoàng Trung Hải; Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo chỉ là nhân vật thứ 12 trong
danh sách này.
Theo Thông
báo số 215/TB-VPCP ngày 30/10/2007 của Văn phòng Chính phủ thì
từ ngày 17 đến 20 tháng 10 năm 2007, tức chỉ hơn 2 tháng sau khi ngồi lên chiếc
ghế Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách kinh tế, ông Hoàng Trung Hải đã chủ trì
cuộc họp làm việc với đại diện lãnh đạo của UBND Tp Hà Nội, UBND Tp Hồ Chí
Minh, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải và Văn phòng Chính phủ về Quy
hoạch Xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội, Điều chỉnh Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô
Hà Nội, Quy hoạch Phát triển Giao thông Vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020,
v.v.
Theo Thông báo số 250/TB-VPCP ngày 19/10/2011 thì
ngày 11/10/2011, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã
chủ trì cuộc họpvới đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng, UBND Tp Hà Nội, Văn
phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quy hoạch và Đầu tư Xây dựng Vùng Thủ đô và Văn
phòng Chính phủ về một số vấn đề liên quan đến Quy hoạch Xây dựng Vùng
Thủ đô, Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đưa
ra một số kết luận chỉ đạo quan trọng như [2/a] “Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp
với UBND Tp Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát để thống nhất
giải quyết các tồn tại về mặt kỹ thuật của hồ sơ bản vẽ của đồ án Quy hoạch
chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày
26/7/2011 để bàn giao đầy đủ, đúng quy định, triển khai các bước quy hoạch tiếp
theo; thống nhất nội dung Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch trình Thủ tướng
Chính phủ xem xét, quyết định”; hay [2/c] “Bộ Xây dựng có trách nhiệm kiểm
tra, giám sát và phối hợp với UBND Tp Hà Nội trong việc tổ chức lập quy hoạch
phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực quan trọng, bảo đảm mục tiêu của Quy
hoạch chung Xây dựng Thủ đô Hà Nội.”
Vài thông tin trên đây đủ cho thấy rằng người có tiếng
nói cuối cùng về quy hoạch thủ đô từ năm 2007 đến năm 2016 là Phó Thủ tướng
Hoàng Trung Hải, chứ không phải cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo.
Để độc giả có thể hình dung ra vai trò bao trùm của
(cựu) Phó Thủ tướng
người Hán đối với công tác quy hoạch ở Hà Nội, xin nêu ra vài dự án gắn
liền với “tên tuổi” ông ta:
1) Từ tháng 9/2015 đến nay, dự án toà nhà 8B Lê Trực,
Hà Nội do Kinh đô TCI Group làm chủ đầu tư đã làm báo chí tốn rất nhiều giấy mực.
Toà cao ốc chẳng khác gì một pháo đài có thể kiểm soát mọi động tĩnh của trung
tâm đầu não Ba Đình này do chính Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ký quyết định phê
duyệt dự án.
2) Tháng 8/2012, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã
chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải và UBND Tp Hà Nội nghiên cứu dự án đường
sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 5) từ Hồ Tây - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc - Ba Vì.
Dự án này không chỉ đe doạ phá vỡ cảnh quan của Hồ Tây nói chung, Phủ Tây Hồ
nói riêng mà cả linh huyệt Hồ Tây và Phủ Tây Hồ, nơi người ta vẫn gọi một cách
thành kính huyệt
đạo quốc gia. Trước sự lên tiếng mạnh mẽ của công luận, dự án đang phải
ngưng lại.
Bản đồ Quy hoạch Hà Nội trong cuộc triển lãm ngày 20/4/2010 tại Trung tâm
Triển lãm Vân Hồ – phần quy hoạch vạch tuyến đường sắt đô thị số 5 xuyên qua Hồ
Tây và Phủ Tây Hồ. (Ảnh: Phạm Viết Đào)
3) Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông là một
dự án đầy tai tiếng và mờ ám: dự án được thực hiện từ nguồn vốn vay của Trung
Quốc; cả tổng thầu EPC của dự án lẫn tư vấn giám sát thi công và lắp đặt thiết
bị đều của Trung Quốc; đội giá trên 60%... Được khởi công từ năm 2011 và dự kiến
đến năm 2015 thì hoàn thành, nhưng đến nay, dù đã sang năm 2017 nhưng chưa biết
bao giờ dự án mới đi vào hoạt động. Về mặt quy hoạch, con quái vật này chẳng
khác gì vết sẹo nham nhở trên khuôn mặt thủ đô, đã tàn sát hàng trăm gốc cổ thụ
quý giá dọc theo lộ trình đầy bí hiểm của nó. Trong bài “Vài suy nghĩ về tuyến đường sắt đô thị
Cát Linh-Hà Đông” ngày 27/4/2014, tác giả Hoàng Mai viết:
Không nghi ngờ gì nữa, việc tăng vốn cho tuyến đường
Cát Linh-Hà Đông là chắc chắn, vì đã được ông Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải,
người được giao phụ trách hầu hết các Bộ, ngành kinh tế quan trọng của Việt
Nam, đã “bật đèn xanh” trong một câu chỉ đạo tế nhị, vẫn theo bài báo nói trên:
“Thông tin Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến
giao Bộ GTVT thẩm định, quyết định và chịu trách nhiệm vụ đội vốn 339 triệu
USD. Đồng thời cũng giao Bộ GTVT phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch - Đầu tư
cùng các cơ quan liên quan làm việc với phía Trung Quốc để bổ sung nguồn vốn
ODA của Trung Quốc cho phần vốn tăng thêm của dự án.”
Trong bài “Những
ai đã ‘quy hoạch băm nát thủ đô’?” trên báo Lao Động ngày
7/1/2017, tác giả Vương Hà cho biết là “để phê duyệt đồ án quy hoạch chung của
thành phố phải mất nhiều năm nghiên cứu, sử dụng nhiều kinh phí cho công tác lập
quy hoạch, tổ chức nhiều hội thảo, nhiều cuộc họp của các bộ, ngành, nhiều cơ
quan, các hội chuyên ngành để làm cơ sở cho việc phê duyệt. Tuy nhiên, khi phê
duyệt điều chỉnh quy hoạch thì chỉ do vài người quyết định và hầu hết
các quyết định đều phá vỡ các chỉ tiêu quy hoạch chung.” (Xem thêm Thông
báo số 215/TB-VPCP ngày 30/10/2007 của Văn phòng Chính phủ đã
nêu ở trên.)
Ai là người phải chịu trách nhiệm cao nhất về thực
trạng quy hoạch thủ đô bị băm nát nếu không phải là cựu Phó Thủ tướng/Bí thư
Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải, một người Hán trá hình và
là người có tiếng nói cuối cùng về công tác quy hoạch xây dựng và quy hoạch
phát triển giao thông vận tải ở Hà Nội, cũng như việc điều chỉnh các quy hoạch
đó, từ năm 2007 đến 2016?
---------------------
* Blog của nhà báo /Lê Anh Hùng là blog cá nhân. Các
bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phả.;/;pl
.
n ánh quan điểm hay lập trườ01
?ng của Chính phủ Hoa Kỳ.
?ng của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment