Cát Linh, phóng viên
RFA
2017-02-03
2017-02-03
Những
người biểu tình tụ tập tại quảng trường Bourse, Bỉ hôm 30/1/2017 phản đối sắc lệnh
di trú mới do Tổng thống Trump ban hành hôm 27/1/2017. AFP photo
Sắc
lệnh hành chính mới về di trú của tân tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vẫn còn
gây xôn xao dư luận. Đặc biệt vài ngày trước, một gia đình tị nạn người Việt ở
Thái Lan không thể lên máy bay để đến Mỹ vì bị ảnh hưởng bởi điều luật mới. Và
hầu như tất cả những ai dù là thường trú nhân hợp pháp của Mỹ cũng lo lắng với
sắc lệnh này vì có nhiều diễn biến mà ngay cả chính giới Hoa Kỳ cũng cho rằng
‘không thể lường trước được’. Đài Á Châu Tự do phỏng vấn ông D.C Drake, luật sư
chuyên về di trú.
Phần
chuyển ngữ do Ian Bùi thực hiện.
Quyết định
vội vàng
Cát
Linh: Xin
chào ông D.C Drake. Câu đầu tiên xin được hỏi là một luật sư chuyên về di trú,
ông nghĩ thế nào về sắc lệnh di dân mới vừa được thông qua với mục đích là kiểm
soát khủng bố từ nước ngoài nhập cư vào nước Mỹ?
D.C
Drake: Tôi
không đồng ý với sắc lệnh di dân mới này và tôi cũng nói rõ với những người bạn
cũng như đồng nghiệp của mình. Có nhiều lý do. Thứ nhất là nó được thông qua quá hấp tấp, không có sự cố vấn của
các cơ quan có nhiệm vụ thi hành. Tình trạng hỗn loạn tại một số phi trường hồi
cuối tuần mà các bạn đã biết là bằng chứng. Vì vậy mà nó bị người dân phản đối
và biểu tình khắp nơi, trong nước và cả ở nước ngoài.
Thứ hai, sắc lệnh này được nhắm
vào 7 quốc gia mà có thể nói là không có thành tích khủng bố hay đe doạ tấn
công nào đối với nước Mỹ, cũng không có tin tức nào đưa ra cho biết có báo động
đe doạ đến từ những quốc gia đó. Thêm nữa, đó là những người đến Mỹ là theo
chính sách nhập cư, di dân hoặc không phải di dân, tôi muốn nói đến những người
mang hộ chiếu nhập cảnh tạm thời (temporary visa). Lệnh cấm này rất chung chung, không chỉ định chính xác vào những
người nào được cho là nguy hiểm hoặc đe doạ đến an ninh. Nó như một hình thức
thể hiện quyền của tổng thống tấn công vào một số cộng đồng người nước ngoài dưới
danh xưng bảo vệ đất nước trước hiểm hoạ khủng bố.
Sự
hiểu lầm lớn nhất là những người bị cấm nhập cảnh trong đợt này toàn là những
người có giấy tờ hợp lệ. Một số có thẻ thường trú, thẻ xanh, chiếu khán du học
hoặc làm việc, có gia đình hay thân nhân tại Mỹ v.v. Ngoài ra còn có những người
tị nạn đã được LHQ chứng nhận sau một quá trình thanh lọc. Họ chọn đất nước này
là quê hương thứ hai Chính phủ Mỹ có bổn phận cho họ nhập cảnh vì đây là thoả
thuận đã có từ trước giữa Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc. Nhưng dường như giờ đây chúng
ta đang thất hứa với họ.
Thật
sự rất khó để tôi có câu trả lời là tại sao ông tổng thống lại ra một quyết định
như thế, trong khi không có bằng chứng nào cho thấy có kẻ gian lẫn lộn trong số
những người đã được thanh lọc, đang trên đường đến nước Mỹ.
Vì
thiếu sự hợp tác của sở Di Trú, của bộ Cảnh Sát, bộ Quốc Hội v.v. cho nên sắc lệnh
này đã gây nhiều xáo trộn. Thành thử việc nó bị người dân phản ứng dữ dội
không có gì là khó hiểu cả.
Ông
Fuad Sharif Suleman với visa vào Mỹ hợp lệ bị đưa trở về Iraq trong chuyến bay
đến Mỹ quá cảnh Ai Cập hôm 30/1/2017. AFP photo
Liệu có
vi hiến?
Cát
Linh: Truyền
thông đưa tin rằng sắc lệnh mới này được tổng thống Donald Trump ký thông qua rất
vội vàng, nó không được bàn luận cũng như sự chuẩn thuận từ Quốc hội, và nó vi
hiến. Ông nghĩ thế nào?
D.C
Drake: Đây
là một câu hỏi phức tạp. Ban hành sắc lệnh không cần thông qua Quốc Hội là một
trong những đặc quyền của tổng thống (trong một phạm vi nào đó) mà mọi tổng thống
Mỹ xưa nay đều sử dụng, kể cả Obama. Chẳng hạn như cấm cửa một nhân vật nào đó,
không cho họ vào nước Mỹ mà không báo trước. Nhưng vấn đề ở đây là tầm mức của
sắc lệnh này quá rộng, liên can đến nhiều người cùng một lúc mặc dù không có chứng
cứ về sự nguy hiểm.
Về
mặt Hiến Pháp, muốn trục xuất hay cấm nhập cảnh cá nhân nào, nhà nước cần xét
giấy tờ của cá nhân đó để xem họ có hợp pháp, hợp lệ hay không. Nếu là thường
trú nhân thì họ sẽ được xử lý khác với người nước ngoài hay người tạm cư. Nhưng
ai ai cũng phải được luật pháp bảo vệ.
Tôi
nghe nói một số người còn bị nhân viên sở di trú gạt để ký vào tờ đơn I-407, tức
đơn phủ quyết quyền thường trú của mình (tức trả lại thẻ xanh). Đối với tôi, đó
là những hành động vi hiến của chánh quyền. Nhưng Hiến Pháp chỉ là bộ luật cao
nhất chứ không phải duy nhất ở Mỹ. Các đạo luật về di trú, như Immigration Act
1952 và những đạo luật do QH ban hành từ đó đến nay, xác định những ai được
phép nhập cảnh. Những đạo luật này cần phải được phía Hành Pháp tức tổng thống
tôn trọng và thi hành.
Chúng
tôi, những luật sư chuyên về di trú, và công chúng Mỹ nói chung, không tin rằng
sắc lệnh này hội đủ điều kiện pháp lý để cấm cảnh dựa trên quốc tịch của người
du hành. Phía chính quyền thì bảo rằng lệnh này không cấm người theo đạo Hồi
(Islam) nhập cảnh. Điều này đúng hay sai phải chờ mang ra toà để bàn cãi. Nhưng
rõ ràng sắc lệnh này quá rộng vì nó gom đũa cả nắm dựa trên quốc tịch.
Trên
nguyên tắc, pháp luật phải được thực thi theo đúng quy trình bất kể đối tượng
là người nào. Ai muốn ra vào nước Mỹ đều phải thông qua những điều khoản của
pháp luật hiện hành. Nhưng nếu một cá nhân nào đó bị cấm nhập cảnh mà không có
chứng cứ cho thấy họ phạm luật thì tôi cho rằng việc đó có vấn đề đối với hiến
pháp. Bởi vì các đạo luật do QH làm ra và các vị tổng thống trước đây ban hành
đã quy định rõ ràng những thành phần nào được phép ra vào nước Mỹ. Một lần nữa,
sắc lệnh này có vi hiến hay không ta phải chờ toà xử mới biết được. Nhưng nếu đối
tượng bị cấm cảnh không là công dân Mỹ, hoặc toà án Mỹ không có thẩm quyền xét
xử họ tại nơi họ đang cư trú, thì sẽ là điều đáng cho ta quan tâm.
Tôi
nghe rằng trong vụ này có khoảng 90 ngàn người có đầy đủ giấy tờ nhưng vẫn bị cấm
cảnh. Và tất nhiên một số giấy tờ đó sẽ bị hết hạn trong vòng 90 ngày hay 120
ngày tới, khi sắc lệnh này có hiệu lực. Việc này sẽ gây rắc rối về mặt hành
chánh cũng như luật pháp.
Câu
hỏi tiếp theo sẽ là: "Phi pháp" nghĩa là sao? Tuỳ theo hoàn cảnh của
mỗi người, toà án Mỹ có thể hoặc không có thể cứu xét quyền nhập cảnh của một
cá nhân nào đó. Trường hợp được nhiều người biết đến là vụ các thành viên trong
quân đội, là thường trú nhân có thẻ xanh mà vẫn bị cấm nhập cảnh. Đây là những
người nếu xét về mặt chính trị lẽ ra phải được chính quyền đặc biệt ưu đãi. Đó
là chưa nói đến những người hoàn toàn không hề là mối đe doạ cho sự an toàn của
đất nước.
Sắc lệnh
không rõ ràng
Cát
Linh: Sắc
lệnh di trú mới đã gây nhiều tranh cãi trong chính giới Hoa Kỳ, làm xôn xao dư
luận . Cho dù trong nội dung không đề cập trực tiếp đến người Việt Nam là thường
trú nhân hợp pháp của Mỹ, nghĩa là những người đang giữ thẻ xanh, nhưng nhiều
người lo lắng rằng không có nghĩa là họ sẽ không bị ảnh hưởng trong thời gian sắp
đến. Ông có đồng ý với điều đó không và lời khuyên ông dành cho họ thế nào?
D.C
Drake: Có
hai vấn đề tôi nhìn thấy ở đây. Thứ nhất là chính quyền đã không thông báo rõ
ràng cho các cơ quan hữu trách biết phạm trù của sắc lệnh là gì, giới hạn của
nó ra sao. Ta thấy rõ ràng nhân viên nhà nước tại các cửa khẩu bị hoang mang,
không hiểu thấu đáo việc gì cần phải làm. Rốt cuộc những người thường trú hợp
pháp, có thẻ xanh, cũng bị ngăn chặn không cho trở về nhà. Họ bị gom chung với
những người cần được "sàng lọc cực kỳ kỹ lưỡng" (extreme vetting) hoặc
những thành phần "chính trị" không dính líu gì tới họ. Về mặt pháp
lý, thường trú nhân có quyền lợi nhiều hơn người nước ngoài. Do đó ta thấy
chính quyền đã có dấu hiệu thoái lui sau khi nhận ra hậu quả bất ngờ khi sắc lệnh
được ban hành. Giờ thì họ công bố là các thường trú nhân nào có thẻ xanh chỉ cần
nộp đơn xin được "miễn cấm", sở di trú sẽ theo đó mà cứu xét từng trường
hợp riêng.
Vấn
đề đặt ra cho các luật sư như chúng tôi là chúng tôi không thể bảo đảm với thân
chủ của mình rằng nếu họ rời khỏi nước Mỹ họ sẽ được phép quay trở lại. Chúng
ta không thể đặt tin tưởng vào sở Di Trú vì ta đã thấy rằng chính quyền này
không quan tâm đến việc thông báo trước để mọi người có thể chuẩn bị. Sự thiếu
minh bạch đến từ cấp cao nhất khiến nhiều người phải tạm ngưng công việc. Rất
khó mà đoán trước được chính quyền này sẽ làm gì kế tiếp. Cung cách làm việc của
họ có vẻ hỗn loạn và bất thần.
*
Cát
Linh: Cách
đây chỉ vài ngày, một gia đình tị nạn người Việt ở Thái Lan không thể lên máy
bay vào ngày 22 tháng 2 này để đến Mỹ vì bị ảnh hưởng bởi điều luật mới. Không
có gì chắc chắn rằng hồ sơ tị nạn của họ sẽ được phê chuẩn với sắc lệnh mới này
sau 120 ngày chờ đợi. Theo ông, gia đình đó cũng như các trường hợp tương tự
khác nên làm thế nào?
D.C
Drake: Đúng
là trong thông báo của sắc lệnh hành chính mới về di dân có đề cập đến việc tạm
hoãn nhập cư 120 ngày. Có nghĩa là trong thời điểm hiện tại họ sẽ không có đủ bằng
chứng pháp lý hợp pháp vào thời gian bên ngoài nước Mỹ của những hồ sơ di dân
đó. Tôi cũng có nghe đến việc chính phủ Canada tiếp nhận những hồ sơ bị từ chối
nhập cảnh vào Mỹ. Nếu điều đó xảy ra thì với tôi là một điều tuyệt vời.
Theo
tôi, điều duy nhất nên làm là nếu các bạn có mối liên hệ hay người thân là công
dân Hoa Kỳ thì trình bày trực tiếp với các nghị viên, dân biểu nơi mình cư trú
đề nhờ sự giúp đỡ.
Ngay
lúc này thật sự rất khó để đưa ra lời khuyên pháp lý rõ ràng nhưng riêng tôi đề
nghị khi trong trường hợp như thế nên tìm đến những văn phòng hoặc luật sư di
trú thực sự đáng tin cậy để giúp đỡ.
--------------------
Tin,
bài liên quan
No comments:
Post a Comment