Cái bình đầy chuột của Nguyễn Phú Trọng vừa bị 8
viên K59 bắn thủng từ Yên Bái. Thủ phạm bấm cò vẫn còn là nghi vấn, vụ án sẽ
chìm xuồng theo cái xác của Đỗ Cường Minh tự sát từ sau gáy sau đó được đảng
cho đổi chiều đạn bay (1).
Từ sự việc náo loạn quân khu II (2)
- khởi đi với cái chết mờ ám của tướng Lê Xuân Duy sang đến Bí thư tỉnh ủy Yên
Bái Phạm Duy Cường - và cú hồi mã thương bỏ đảng của phó chủ tịch tỉnh Hậu
Giang Trịnh Xuân Thanh (3)
đã làm cho Nguyễn Phú Trọng đối diện với nguy cơ chuột chưa chết "đủ"
mà bình muốn... "tan xác".
Thử lược qua tiến trình đánh chuột vỡ bình của Nguyễn
Phú Trọng...
Từng
bước từng bước thầm khởi đi từ quân... nguyên: Con chuột đầu tiên được đưa lên bàn mổ là Trịnh Xuân Thanh vào cuối
tháng 5, đầu tháng 8. Nguyễn Phú Trọng bắt đầu bằng một chuyện nhỏ như ruồi
nhưng biết rằng sẽ tạo được cảm giác thích sa-vào-đậu: tấm biển xanh trên xe
Lexus của quan chức đảng. Tên "nguyên" đầu tiên vào cuộc là một
"nguyên" đại tá phó trưởng phòng cắc ké Trần Sơn, lên tiếng về hành
vi phạm luật của Trịnh Xuân Thanh (4).
Sau đó là một loạt quân "nguyên" khác: Trần Lưu Hải, Tạ Xuân Đại, Nguyễn
Anh Liên, Nguyễn Đình Hương, Lê Văn Cuông, Nguyễn Quốc Thước, Lê Hoa, Vũ Mão...
trong đó đa phần thuộc tiểu đội Tổ chức Trung ương.
Rón
rén tiếp theo bởi quân... ta đang ấm ghế nhờ ơn của Nguyễn Phú Trọng: Nguyễn Hạnh Phúc, Mai Tiến Dũng, Trương Hòa Bình, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn
Thị Kim Ngân... Những tên lính mới này của Trọng thái thú phải rụt rè chờ
quân nguyên dọn đường dư luận trước mới dám cầm cờ chạy theo.
Tuy nhiên, từng bước từng bước thầm cho đến rón rén
nhập cuộc kéo dài thì cũng không giải quyết rốt ráo con chuột mang biển số
xanh. Thứ trưởng Bộ Nội vụ - Trần Anh Tuấn thì tuyên bố vụ việc phức tạp, nhiều
vấn đề, không thể giải quyết ngay (5).
Tại sao?
Có 3 lý do tổng thể:
1. Trong guồng máy đảng hiện nay, quân "tử tế"
của Nguyễn Tấn Dũng cũng còn đông không kém gì quân "nguyên" và quân
"thái thú" - đứng đầu là tưởng thú - của Trọng. Nguyễn
Tấn Dũng thua cuộc nhưng với 38/65 đoàn tại đại hội đã đề cử Dũng là ứng viên
trong BCHTW khóa 12 và 41% tổng số phiếu ủng hộ cho việc Dũng ở lại - là con số
không nhỏ.
2. Trong số phải ngả về phía Trọng trong đại hội 12
là vì "cuốn theo chiều gió", hoặc bị áp lực lẫn chiêu dụ nhất thời
sau chuyến đi của Dương Khiết Trì trước những ngày bỏ phiếu, không nhất thiết
trung thành tuyệt đối với Trọng.
3. Chính câu nói của Nguyễn Phú Trọng - "đánh
chuột nhưng đừng làm vỡ bình". Kẹt cho Trọng là trong cái bình có nhãn
hiệu ma dzê in Ba Đình này, chuột phe "địch" cũng nhiều mà chuột phe
"ta" cũng không ít. Cả 2 loại chuột lổm ngổm này nhìn vào những cáo
trạng dành cho chuột Trịnh Xuân Thanh đều thấy có phảng phất bóng dáng và
"thành tích quá khứ lẫn hiện tại và cả tương lai" của mình trong đó.
Một trong những con chuột to nhất, chắn ngang họng
Nguyễn Phú Trọng trong bữa tiệc xơi tái ruồi muỗi là Đinh La Thăng. Đệ tử ruột
trong nhóm thân tín hàng đầu của Thăng không ai khác hơn là Vũ Đức Thuận và Trịnh
Xuân Thanh. Cả Thanh lẫn Thuận đều có trách nhiệm trong vụ gây thua lỗ hơn 3
nghìn tỷ đồng tại Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Nhưng Nguyễn Phú Trọng
đem Thanh lên bàn mổ mà không hoặc chưa dám lôi đầu Vũ Đức Thuận - nguyên Chánh
Văn phòng Bộ GTVT được bộ trưởng Đinh La Thăng lúc ấy kéo về sát nách. Lôi Thuận
ra thì Thăng sẽ chết chùm.
Chính vì vậy là Nguyễn Phú Trọng phải tổ chức những
buổi tiếp xúc với một thành phần quân nguyên khác - mang nhãn hiệu cử tri để
tuyên bố: "Vụ việc được quan tâm, hoan nghênh như vụ Trịnh Xuân
Thanh cũng đủ thấy sự phức tạp lắm rồi. Chúng ta phải có bước đi vững chắc, thận
trọng, làm sao để giữ được ổn định, để phát triển kinh tế, vì vụ việc này còn mở
ra nhiều "ông", nhiều đầu mối khác" (6)
Chưa mở ra thêm được ông nào ngoài "ông"
Trịnh Xuân Thanh, "ông" Vũ Huy Hoàng, Tổng bí thư đang bí lối
trong "những bước đi vững chắc, thận trọng" thì đùng
một cái "ông" ruồi Trịnh Xuân Thanh cất cánh bay mất và gửi tặng Nguyễn
Phú Trọng một câu độc hơn chất thải Formosa: "Tôi xin ra khỏi đảng
vì không tin vào sự chỉ đạo của đồng chí tổng bí thư". (3)
Việc Trịnh Xuân Thanh cất cánh bay xa từ vòng bủa
vây của quân Trọng cũng cho thấy quân "địch" vẫn còn nhiều thế lực và
khả năng đối đầu. Việc ra khỏi đảng cũng tạo tiền lệ - triệt tiêu con đường
dùng luật đảng cũng như cánh tay đắc lực của Trọng là Ủy ban Kiểm tra Trung
ương đảng để thanh trừng nhau - ngoài trừ vớt vát thể diện là "khuyến
nghị khai trừ ra khỏi đảng" và sau đó hè nhau quyết định khai trừ
đối với một kẻ đã chính thức vứt thẻ đảng. (7)
Băn khoăn của Nguyễn Phú Trọng trong buổi gặp mặt với
các cử tri họ "nguyên" tại quận Hoàn Kiếm hôm ngày 6/8/2016 đến nay lại
càng thêm băn khoăn. "Đánh trống liên hồi chứ không phải làm nhát
một, phải làm đến cùng" nhưng... "làm thế nào là đến
cùng?" (6)
Đánh liên hồi nhưng ruồi địch có chịu đậu một chỗ
đâu để mà đánh. Làm một nhát còn chưa được thì cách gì làm nhiều nhát. Và "làm
sao đến cùng" thì cũng theo bài bản "Đến hết thế kỷ
này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa"! (8)
Chỉ biết một điều là nếu "làm đến cùng" thì cả đảng còn ai là người
"tử tế" để "phục vụ" nhân dân?
Ôi! cái bình với những con chuột và đảng trưởng của
tập đoàn chuột. Bó tay!
10.09.2016
___________________________________
Chú thích:
(7) http://www.baomoi.com/quyet-dinh-khai-tru-ra-khoi-dang-doi-voi-ong-trinh-xuan-thanh/c/20292360.epi
No comments:
Post a Comment