Tuesday, September 27, 2016

NHÀ MÁY THÉP & RỪNG CAO SU (Người Buôn Gió)




Thứ Ba, ngày 27 tháng 9 năm 2016

 Trong khi hậu quả của nhà máy thép tại Formosa Hà Tĩnh chưa giải quyết được, một dự án nhà máy thép có tên Cà Ná được dự định khởi công ở Ninh Thuận.

 Trị giá của dự án thép này là 10 tỷ USD.

Các bạn hãy chịu khó xem những ý kiến về dự án thép này.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/ca-na-steel-project-and-the-questions-ml-09142016144652.html

Tóm tắt các ý kiến là tiền làm nhà máy thép này, tập đoàn Tôn Hoa Sen sử dụng phần lớn vốn của Trung Quốc cũng như máy móc , công nghệ của Trung Quốc. Giá thép đang xuống và có quá nhiều nhà máy thép ở Việt Nam.

Rừng cao su của Hoàng Anh Gia Lai dự định bán 20 ngàn héc ta cho Trung Quốc, bởi doanh nghiệp này đang vướng phải nợ nần ngân hàng. Trị giá bán khoảng 400 triệu usd.

Các bạn hãy chịu khó xem bài báo về rừng cao su này.
http://news.zing.vn/neu-hoang-anh-gia-lai-ban-cao-su-tai-lao-post684692.html

Tóm tắt thì rừng cao su đang mang lại thu nhập và công việc cho ngừoi dân Việt Nam. Trong tương lai còn phát triển đầy hứa hẹn ở nhiều mảng trồng trọt, chăn nuôi khác.

Hãy đọc kỹ hai bài báo để so sánh ích lợi giữa rừng cao su và nhà máy thép, ích lợi về an ninh quốc phòng, ích lợi về công việc, thu nhập của người dân Việt Nam, ích lợi về môi trường....


 Người ta lý giải việc làm dự án thép Cà Nà và bán rừng cao su là kinh doanh tự do, ai có tiền thì làm, ai cần tiền thì bán. Hai chuyện này không liên quan đến nhau.

 Có phải đảng, nhà nước, chính phủ nước CHXHCN Việt Nam này không can thiệp vào những việc kinh doanh lớn như thế không.? Nếu xưa nay họ không hề can thệp, chỉ đạo, định hướng, hỗ trợ....các doanh nghiệp thì không có điều gì phải nói nữa.


 Nhưng chúng ta nhớ rằng Bô Xít là chủ trương của Bộ Chính Trị, chúng ta cũng nhớ rằng nhiều người đã kêu gào xem quan chức nào rước Formosa vào Hà Tĩnh để trị tội. Như thế, chứng tỏ những dự án lớn đều có liên quan đến quan chức lãnh đạo của ĐCSVN.

Ở Việt Nam do thể chế độc đảng lãnh đạo, câu chuyện ai có tiền thích làm gì thì làm, muốn bán cái gì cứ túng là bán chỉ xảy ra ở những dự án nhỏ. Thậm chí nhiều dự án nhỏ cũng có thể bị can thiệp vì lý do an ninh quốc phòng, không thể tuỳ tiện mua bán hay làm gì cũng được.

 Khi chúng ta đọc kỹ hai bài báo phân tích dự án thép và rừng cao su trên. Có nên đặt câu hỏi thế này không.?

 Tại sao đảng và nhà nước, chính phủ nước CHXHCN Việt Nam cái gì cũng can thiệp. Mà lần này không can thiệp để Tôn Hoa Sen mua rừng cao su của Hoàng Anh Gia Lai. Một việc làm ích nước lợi cho người dân mà không bị rủi ro và phiêu lưu như làm nhà máy thép.? Không những chẳng bị đe doạ về an ninh quốc phòng mà còn được củng cố thêm.

 Tôn Hoa Sen có hơn 2 nghìn tỷ bỏ ra làm dự án thép, dự định vay trung và dài hạn của Ngân hàng Công Thương Việt Nam khoảng 9 ngàn tỷ. Như thế Tôn Hoa Sen thừa năng lực để mua rừng cao su kia.

 Có điều là Tôn Hoa Sen không thích rừng cao su, thích làm nhà máy thép ở Ninh Thuận.

Ngân hàng CTVN sẵn sàng cho Tôn Hoa Sen vay 9 ngàn tỷ để làm dự án thép.

Còn chẳng ngân hàng nào giang tay cho rừng cao su cả của Đoàn Nguyên Đức.

Nếu định hướng dùng Tôn Hoa Sen dùng tiền làm dự án thép, để mua lại rừng cao su. Sẽ là một việc làm được gọi là một công đôi việc, ích nước lợi nhà, đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ. Lại chẳng làm được, vì lý do là tư nhân ai làm gì thì làm, ai bán gì thì bán.

 Vậy cần mẹ gì đảng CS lãnh đạo toàn diện đất nước. Lúc cần đến vai trò độc tôn, độc quyền của đảng để can thiệp vào việc có ích lợi cho nhân dân, đất nước thì các ông bảo đó là thị trường không can thiệp. Rồi cái gì hại cho đất nước như Formosa, Bô Xít thì các ông lại can thiệp dưới danh nghĩa chủ trương của Bộ Chính Trị tối cao quyết định.

Phải chăng ép được Hoàng Anh Gia Lai vào thế phải bán rừng cao su đang ăn nên làm ra, ở vị trí trọng yếu cho Trung Quốc. Các ông được Trung Quốc cho tiền và che chở.?

Phải chăng cho Tôn Hoa Sen làm nhà máy thép sử dụng công nghệ, máy móc và nguồn vốn của Trung Quốc. Các ông được Trung Quốc cho tiền và che chở.?

 Còn chỉ đạo Tôn Hoa Sen hay các ngân hàng cho Tôn Hoa Sen vay tiền, mua lại rừng cao su thì xâm phạm tự do kinh doanh.? Hay cốt yếu là các ông không được tiền mà cũng không được lòng Trung Quốc.?

 Cho dù là lý do thế nào, thì việc dừng dự án thép Cà Ná và hỗ trợ để những cánh rừng cao su ở vị trí trọng yếu đang nuôi hàng ngàn người Việt kia,  được doanh nghiệp Việt sở hữu là hai việc đáng phải làm trên cương vị lãnh đạo đất nước.

Làm được thế , xứng đáng là nên kinh tế thị trường do đảng cộng sản lãnh đạo. Còn không, các ông chỉ là một lũ cướp có nhiệm kỳ, chực cái gì đớp được là xông vào chỉ đạo, can thiệp.

Được đăng bởi Thanhhieu Hieubui vào lúc 13:19 





No comments: