Nguyễn Đạt Thịnh
(VienDongDaily.Com - 03/09/2016)
Giải pháp khác biệt đề cập trong bài báo này là dự
kiến của ông Donald Trump đưa ra để giải quyết vấn đề 11 triệu người di dân lậu
đang cư trú và làm việc trên đất Mỹ: ông chủ trương trục xuất toàn bộ những người
này ra khỏi lãnh thổ Hoa Kỳ, sau đó xây một giải trường thành thật cao, thật
dài, dài suốt biên giới Mỹ-Mễ để không cho những người bị trục xuất lẻn trở vào
Mỹ thêm một lần nữa.
Trong bài diễn văn đọc đêm 31 tháng Tám, 2016 tại Phoenix, Trump khẳng định, “Đừng bao giờ mong được ân xá; những người xâm nhập đất Mỹ bằng con đường bất hợp pháp, sẽ không bao giờ trở thành công dân Mỹ hợp pháp.”
Ông vẽ lộ trình hướng dẫn họ, “Chỉ có một lối vào đất Mỹ là trở về cố quốc rồi từ đó làm thủ tục xin re-entry (trở lại Hoa Kỳ), giống như mọi người di dân khác.”
Trump hứa ông sẽ nghiêm túc thực hiện chính sách di dân hợp pháp này ngay phút đầu tiên ông trở thành tổng thống Hoa Kỳ -chứ không phải ngay ngày đầu tiên.
Dù đúng, dù sai, dù thực hiện được hay không, thì giải pháp của Trump vẫn độc đáo, ngoài ông ra chưa ai dám chủ trương như vậy; và đó có thể là yếu tố giúp ông đánh bại 16 ứng cử viên Cộng Hòa khác trong cuộc bầu đảng tuyển vừa rồi.
Nhưng, ... hôm thứ Tư 31 tháng Tám 2016 -trước khi đọc bài diễn văn đưa ra chính sách di dân tại Phoenix- Trump lại mò đến thủ đô Mexico City gặp Tổng Thống Mễ Enrique Pena Nieto, đề nghị tạm treo giải pháp trục xuất 11 triệu người Mễ đang cư trú bất hợp pháp trên lãnh thổ Mỹ. Trump còn nói ông làm ngơ không đề cập đến việc bắt Mễ đài thọ chi phí xây cất “Vạn Lý Trường Thành,” nhưng tổng thống Mễ lại nói trên đài truyền hình là ông quyết liệt bảo Trump, Mễ không trả phí tổn xây bức tường quái đản đó.
Trong bài diễn văn đọc đêm 31 tháng Tám, 2016 tại Phoenix, Trump khẳng định, “Đừng bao giờ mong được ân xá; những người xâm nhập đất Mỹ bằng con đường bất hợp pháp, sẽ không bao giờ trở thành công dân Mỹ hợp pháp.”
Ông vẽ lộ trình hướng dẫn họ, “Chỉ có một lối vào đất Mỹ là trở về cố quốc rồi từ đó làm thủ tục xin re-entry (trở lại Hoa Kỳ), giống như mọi người di dân khác.”
Trump hứa ông sẽ nghiêm túc thực hiện chính sách di dân hợp pháp này ngay phút đầu tiên ông trở thành tổng thống Hoa Kỳ -chứ không phải ngay ngày đầu tiên.
Dù đúng, dù sai, dù thực hiện được hay không, thì giải pháp của Trump vẫn độc đáo, ngoài ông ra chưa ai dám chủ trương như vậy; và đó có thể là yếu tố giúp ông đánh bại 16 ứng cử viên Cộng Hòa khác trong cuộc bầu đảng tuyển vừa rồi.
Nhưng, ... hôm thứ Tư 31 tháng Tám 2016 -trước khi đọc bài diễn văn đưa ra chính sách di dân tại Phoenix- Trump lại mò đến thủ đô Mexico City gặp Tổng Thống Mễ Enrique Pena Nieto, đề nghị tạm treo giải pháp trục xuất 11 triệu người Mễ đang cư trú bất hợp pháp trên lãnh thổ Mỹ. Trump còn nói ông làm ngơ không đề cập đến việc bắt Mễ đài thọ chi phí xây cất “Vạn Lý Trường Thành,” nhưng tổng thống Mễ lại nói trên đài truyền hình là ông quyết liệt bảo Trump, Mễ không trả phí tổn xây bức tường quái đản đó.
Dàn chào Trump, người Mễ cầm biểu ngữ “Xây tường nhốt
Trump lại. Tôi đài thọ chi phí.”
Một họa sĩ vẽ tranh châm biếm Trump đưa bản ước tính
phí tổn xây trường thành cho Pena Nieto.
Ký giả Patrick Healy tường thuật trên tờ The New
York Time:
“Trong một nỗ lực khéo léo để thuyết phục những cử
tri còn lưỡng lự, Trump đến Mexico City trong thái độ cởi mở đối với một dân tộc
mà ông đã nhiều lần nhục mạ; rồi ngay sau Mexico, ông bay trở về Phoenix đọc
bài diễn văn trình bày chính sách di dân, vẫn với những luận điệu hằn học, ngược
đãi người di dân.
“Hai luận điệu nối tiếp nhau của Trump không chỉ nghịch nhĩ mà còn thiếu minh bạch nữa; nói chuyện tại Mexico ông tỏ ra hòa nhã, chừng mực, ca tụng người Mễ, nhưng ngay sau đó, trên diễn đàn Phoenix ông lại tiếp tục nhục mạ người di dân bất hợp pháp là khủng bố, sát nhân, hiếp dâm và bạo động.”
Giải quyết vấn đề di dân lậu người Mễ là việc vô cùng tế nhị, nhất là đối với các chính khách đang trong thời gian tranh cử, vì tổng số người Mỹ gốc Hispanic và Latino hiện nay là 34.6 triệu, trong số đó 64.1% là người Mễ; nói cách khác tối thiểu cũng sẽ có 20 triệu lá phiếu của cử tri Mỹ gốc Nam Mỹ, bị ảnh hưởng bởi chủ trương của ứng cử viên đối với người Mễ di dân lậu. Ấy là chưa nói tới việc toàn thể người di dân Nam Mỹ đều có rất nhiều tương đồng: những gì thiệt thòi cho người di dân Mễ cũng thiệt thòi cho người di dân Hispanic và Latino khác. Trên thống kê thì Hoa Kỳ đang là chỗ định cư quan trọng nhất của người Mễ sống ngoài nước Mễ."
Tại Phoenix, Trump nói ông quan tâm đến công nhân Mỹ hơn là quan tâm đến số phận của những công nhân di dân lậu; ông nói số phận của những người di dân lậu đó sẽ được giải quyết sau khi ông hoàn thành việc trục xuất những người đã di dân lậu mà còn phạm pháp, đang sống tại Mỹ.
Trump chỉ trích người di dân lậu hưởng quá nhiều quyền lợi an sinh xã hội; ông nêu lên một tài liệu của Center for Immigration Studies (Trung Tâm Nghiên Cứu về Di Dân-TTNCDD); ông nói, “62% những gia đình mà người chủ gia đình là di dân lậu được cấp tiền mặt, food stamps, và trợ giúp cư trú. Những phí tổn này quá lớn đối với Hoa Kỳ, quá quá lớn. Những người đang lạm dụng hệ thống welfare của chúng ta sẽ là những kẻ được ưu tiên trong danh sách trục xuất.”
Tài liệu của TTNCDD viết, “Những gia đình di dân bất hợp pháp thường được cấp Medicaid và food stamps qua những công dân Mỹ -con họ,” ngoài ra còn có một vài trường hợp thai phụ di dân lậu cũng được hưởng chương trình Emergency Medicaid.
Cô Larissa Martinez, 18 tuổi, nữ sinh tốt nghiệp thủ khoa trường trung học McKinney Boyd High School tại hạt McKinney, Texas, với số điểm trung bình 4.95, xác nhận trong bài diễn văn mãn khóa đọc hôm mùng 3 tháng Sáu, 2016, “Tôi là một trong số 11 triệu người di dân bất hợp pháp, và tôi xin được phép đứng trước mặt quý vị để nói lên thật trạng đau lòng này -trình quý vị mặc dù phạm tội di dân lậu, nhưng chúng tôi cũng vẫn là những con người như mọi con người khác.
“Tôi thèm được trở thành người Mỹ, được sống trong xã hội Mỹ; mẹ tôi làm thủ tục di dân và được trả lời là chúng tôi phải kiên nhẫn chờ 15 năm nữa, hồ sơ của gia đình tôi mới được cứu xét.”
“Hai luận điệu nối tiếp nhau của Trump không chỉ nghịch nhĩ mà còn thiếu minh bạch nữa; nói chuyện tại Mexico ông tỏ ra hòa nhã, chừng mực, ca tụng người Mễ, nhưng ngay sau đó, trên diễn đàn Phoenix ông lại tiếp tục nhục mạ người di dân bất hợp pháp là khủng bố, sát nhân, hiếp dâm và bạo động.”
Giải quyết vấn đề di dân lậu người Mễ là việc vô cùng tế nhị, nhất là đối với các chính khách đang trong thời gian tranh cử, vì tổng số người Mỹ gốc Hispanic và Latino hiện nay là 34.6 triệu, trong số đó 64.1% là người Mễ; nói cách khác tối thiểu cũng sẽ có 20 triệu lá phiếu của cử tri Mỹ gốc Nam Mỹ, bị ảnh hưởng bởi chủ trương của ứng cử viên đối với người Mễ di dân lậu. Ấy là chưa nói tới việc toàn thể người di dân Nam Mỹ đều có rất nhiều tương đồng: những gì thiệt thòi cho người di dân Mễ cũng thiệt thòi cho người di dân Hispanic và Latino khác. Trên thống kê thì Hoa Kỳ đang là chỗ định cư quan trọng nhất của người Mễ sống ngoài nước Mễ."
Tại Phoenix, Trump nói ông quan tâm đến công nhân Mỹ hơn là quan tâm đến số phận của những công nhân di dân lậu; ông nói số phận của những người di dân lậu đó sẽ được giải quyết sau khi ông hoàn thành việc trục xuất những người đã di dân lậu mà còn phạm pháp, đang sống tại Mỹ.
Trump chỉ trích người di dân lậu hưởng quá nhiều quyền lợi an sinh xã hội; ông nêu lên một tài liệu của Center for Immigration Studies (Trung Tâm Nghiên Cứu về Di Dân-TTNCDD); ông nói, “62% những gia đình mà người chủ gia đình là di dân lậu được cấp tiền mặt, food stamps, và trợ giúp cư trú. Những phí tổn này quá lớn đối với Hoa Kỳ, quá quá lớn. Những người đang lạm dụng hệ thống welfare của chúng ta sẽ là những kẻ được ưu tiên trong danh sách trục xuất.”
Tài liệu của TTNCDD viết, “Những gia đình di dân bất hợp pháp thường được cấp Medicaid và food stamps qua những công dân Mỹ -con họ,” ngoài ra còn có một vài trường hợp thai phụ di dân lậu cũng được hưởng chương trình Emergency Medicaid.
Cô Larissa Martinez, 18 tuổi, nữ sinh tốt nghiệp thủ khoa trường trung học McKinney Boyd High School tại hạt McKinney, Texas, với số điểm trung bình 4.95, xác nhận trong bài diễn văn mãn khóa đọc hôm mùng 3 tháng Sáu, 2016, “Tôi là một trong số 11 triệu người di dân bất hợp pháp, và tôi xin được phép đứng trước mặt quý vị để nói lên thật trạng đau lòng này -trình quý vị mặc dù phạm tội di dân lậu, nhưng chúng tôi cũng vẫn là những con người như mọi con người khác.
“Tôi thèm được trở thành người Mỹ, được sống trong xã hội Mỹ; mẹ tôi làm thủ tục di dân và được trả lời là chúng tôi phải kiên nhẫn chờ 15 năm nữa, hồ sơ của gia đình tôi mới được cứu xét.”
Larissa Martinez đứng giữa hai cô bạn học.
Không chỉ tốt nghiệp thủ khoa, Martinez còn được
Yale tuyển vào học như sinh viên đại học năm thứ nhất. Giáo viên sử địa Scott
Martin -một trong nhiều giáo viên trung học McKinney Boyd đã dạy dỗ Martinez-
nói, “Tính hiếu học, trí thông minh và tư
cách của Martinez không chỉ giúp tôi sáng mắt ra mà còn giúp tôi trở thành nhạy
cảm hơn về tình nhân loại.”
Trở lại với ứng cử viên Trump và giải pháp khác biệt của ông -mạnh tay đối phó với tệ trạng di dân lậu- để ghi nhận là hai đòn di dân ông đánh ra hôm thứ Tư 31 tháng Tám -đi Mễ gặp tổng thống Mễ Pena Nieto, và đọc diễn văn tại Phoenix khẳng định quyết tâm trục xuất người di dân bất hợp pháp- có đem lại cho ông một thắng lợi nho nhỏ -số người tuyên bố là họ sẽ bầu cho ông tăng lên đôi chút.
Tuy nhiên, ông cũng giúp khối cử tri gốc Mễ kiên định lập trường không bầu cho ông, trong lúc ông chỉ còn có 66 ngày, trước ngày tổng tuyển cử mùng 8 tháng 11, 2016, để san bằng cách biệt trên dưới 10 điểm giữa ông và bà Hillary Clinton.
Trở lại với ứng cử viên Trump và giải pháp khác biệt của ông -mạnh tay đối phó với tệ trạng di dân lậu- để ghi nhận là hai đòn di dân ông đánh ra hôm thứ Tư 31 tháng Tám -đi Mễ gặp tổng thống Mễ Pena Nieto, và đọc diễn văn tại Phoenix khẳng định quyết tâm trục xuất người di dân bất hợp pháp- có đem lại cho ông một thắng lợi nho nhỏ -số người tuyên bố là họ sẽ bầu cho ông tăng lên đôi chút.
Tuy nhiên, ông cũng giúp khối cử tri gốc Mễ kiên định lập trường không bầu cho ông, trong lúc ông chỉ còn có 66 ngày, trước ngày tổng tuyển cử mùng 8 tháng 11, 2016, để san bằng cách biệt trên dưới 10 điểm giữa ông và bà Hillary Clinton.
No comments:
Post a Comment