Chủ Nhật, 09/04/2016 - 21:45 — canhco
Sự kiện Chủ tịch Tập Cân Bình cho phép đàn em mình
“làm nhục” Tổng thống Obama không những chiếm trang nhất của báo chí Mỹ mà hầu
như các tờ báo viết bằng mẫu tự Latinh đều loan tải như một bản tin lạ lùng và
đầy thích thú.
Lạ lùng vì thái độ của Trung Quốc, một nước đang tự
khẳng định mình là lớn, là đang tiến dần đến tư thế bá chủ, là tự hào có nền
văn minh dài nhất thế giới và trong cái tự hào ấy hôm nay chứng tỏ mình là nước
có thái độ lớn trước bất cứ ai, kể cả đó là khách ngoại giao của hơn 1 tỷ dân
Trung Quốc.
Ông Tập đã tự tay cầm chiếc kéo ngoại giao cắt đứt sự
liên hệ với thế giới bên ngoài qua sự cố này. Và quan trọng hơn, hành vi khiếm
nhã mà ông ta đại diện cho hơn một tỷ người Trung Quốc để làm đã cho thế giới
thấy mặt thật của một nền văn hóa đã bị chế độ Cộng sản làm cho thối rửa, bắt đầu
từ từng đảng viên một.
Văn hóa tự ti đã làm Trung Quốc nhỏ lại trước thái độ
của ông Obama. Tổng thống Mỹ tuyên bố ngay sau đó không để ý đến chi tiết “nhỏ
nhặt” này và thế giới một lần nữa tìm thấy trong đó tính cách “quân tử” của
chính người Tàu đặt ra từ hàng ngàn năm trước.
Khác biệt lớn nhất giữa người quân tử và kẻ tiểu
nhân là thái độ sống cũng như từng mỗi cử động nhỏ nhặt và bất ngờ nhất. Người
Tàu xưa nay cổ vũ cho hai chữ quân tử như thánh kinh của đạo Khổng và trải qua
bao thăng trầm ý nghĩa của quân tử như kim chỉ nam chưa bao giờ có phản biện
chính thức trong sách giáo khoa hàng ngàn năm qua.
Và Tập Cận Bình đã cho thấy ý nghĩa của “quân tử” cần
phải suy xét lại.
Cầm trong tay mớ đô la được kiếm ra từ thị trường Mỹ,
Tập Cận Bình hình như vẫn còn rất tự ti với thành quả mà dân chúng Trung Quốc
có được trong ngày hôm nay: Những giọt mồ hôi gia công, những cái đầu tận lực
suy nghĩ để làm hàng giả, những mánh khóe nhằm giữ cho tỷ giá của đồng nhân dân
tệ càng thấp càng tốt, những dự án đầu tư nước ngoài lấy hối lộ làm phương tiện,
những đàn áp khốc liệt người có lương tâm lên tiếng cho các chà đạp, sách nhiễu
đối với hàng chục triêu người dân của mình.
Văn hóa Cộng sản Trung Quốc phản chiếu ngay trên từng
khuôn mặt người dân khi họ ra nước ngoài du lịch. Bao nhiêu nước đã tỏ ra khinh
bỉ họ bằng những quy định, những tấm bảng bằng tiếng Trung xuất hiện mọi nơi
khi họ đến: Nhà hàng, khách sạn, phi trường, các danh lam thắng cảnh yêu cầu họ
cư xử phải phép và văn minh hơn. Ngay cả trong nhiều ngôi nhà của người bản xứ
mà họ đi qua cũng treo bảng không tiếp họ.
Thành quả này phải nói là nhờ Cộng sản mà điển hình
nhất là Mao Trạch Đông, kẻ muốn toàn dân Trung Quốc chỉ có một suy nghĩ duy nhất:
tôn thờ kẻ giết hại dân tộc mình.
Tập Cận Bình là người không giấu giếm sự tôn thờ
ấy của ông ta không những bằng chính sách mà còn bằng hành động ngoại giao của
một nước lớn. Tập đã áp dụng câu chữ “Trí thức không bằng cục phân” của Mao để
hôm nay cho thế giới thấy “Tổng thống Mỹ không bằng cục phân” qua cách hành xử
thô lỗ và thất học khi Tổng thống Obama đại diện cho nước Mỹ tới họp G20.
Không ai phủ nhận Tổng thống Obama là một trí thức.
Hành vi vô học mà Tập ra lệnh cho bọn côn đồ cổ cồn làm tại phi trường Hàng
Châu đã áp dụng triệt để câu nói của Mao. Thế giới thay vì nổi giận lại cười cợt
với thái độ vừa trẻ con vừa ngu muội này.
Người dân Trung Quốc khi nhìn vào cách cư xử kỳ quái
này chắc chắn sẽ có hai luồng đối chọi: Một là hồ hỡi và càng tôn sùng Tập Chủ
tịch hơn vì đã trả được mối thù tự ti của họ trước nước Mỹ, một đất nước vừa được
thành phần này thích thú vì giàu có lớn mạnh, vừa thù hằn vì thành tựu của họ
không bao giờ Trung Quốc chạm tới được: một nền dân chủ tạo ra nhân cách sống
đích thực.
Thành phần thứ hai, tuy ít và âm thầm hơn nhưng lại
âm ỉ và chưa bao giờ bị tiêu diệt: những con người của thánh hiền Khổng Mạnh. Họ
sẽ cảm thấy bị xúc phạm như chính họ bị Tập Cận Bình chà đạp. Nhưng sức họ yếu
trước một tập thể đã được nhào nặn, uốn nắn từ những chủ thuyết phản lại tri thức
con người. Họ khiếm liệt mọi hành động chống lại và đành lòng sống chung với sự
ranh ma, ti tiện như sống chung với rác.
Họ là nạn nhân trực tiếp của Mao qua chủ trương “Lấy
nông thôn bao vây thành thị”. Bần cố nông Trung Quốc ào ạt tiến công đã cô lập
và khoanh vùng họ, khiến thành phần này chỉ còn để làm kiểng thay vì góp tiếng
nói xây dựng và giúp văn hóa Trung Quốc thoát hiểm
Bắt đầu từ sự cố Hàng Châu văn hóa Trung Quốc bước
vào một hành trình mới: ngạo nghễ và lừng lẫy đạp trên các trang sách văn hóa của
cha ông họ. Dân chúng và lãnh đạo đã tìm thấy tiếng nói chung: giá trị nước lớn
của Trung Quốc là tối thượng và phải chiếm được vị trí này bằng bất cứ giá nào
kể cả những bãi nước bọt.
Như vậy thì bảo các em nhỏ Việt Nam học tiếng Hán để
làm gì trong lúc này?
No comments:
Post a Comment