Sự kiện ông Trịnh Xuân Thanh bỗng dưng mất tích khiến
dư luận dấy lên câu hỏi: phải chăng, cựu phó chủ tịch Hậu Giang sau khi bị phế
truất đã bí mật bỏ trốn ra nước ngoài hòng thoát thân?
Trong một nỗ lực truy lùng tuyệt vọng, TBT Nguyễn
Phú Trọng đã ra lệnh cho tỉnh uỷ Hậu Giang gửi lệnh triệu tập và yêu cầu ông
Thanh quay trở lại nhiệm sở. Đồng thời, cán bộ Hậu Giang còn ra tận Hà Nội tìm
gặp, nhưng gia đình trả lời không biết ông Thanh đang ở đâu.
Ngoài việc bị khai trừ ra khỏi đảng, ông Thanh còn
đang bị điều tra về khoản thua lỗ gần 3,300 tỷ đồng thời còn làm tổng giám đốc
Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).
Đáng chú ý, dù đang là một đối tượng bị công an điều
tra, nhưng ông Trịnh Xuân Thanh vẫn chưa có tên trong danh sách cấm xuất cảnh.
Thông tin này đã được báo Tuổi Trẻ dẫn lời đại diện phòng quản lý xuất nhập cảnh
công an TP.HCM tiết lộ hôm 8/9/2016.
Như vậy, cựu phó chủ tịch Hậu Giang đang ở đâu? Còn ở
Việt Nam hay đã trốn ra nước ngoài?
Ông Trịnh Xuân
Thanh tuyên bố bỏ đảng. Ảnh: Người Buôn Gió
Trịnh
Xuân Thanh đang ở đâu?
Trước tin đồn về việc ông Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn
sang Đức, ngày 10/9/2016, báo Pháp Luật Online dẫn lời thiếu tướng Lê Xuân Viên
- cục trưởng cục Quản lý Xuất nhập cảnh (thuộc tổng cục an ninh, bộ công an)
cho biết cơ quan này “chưa nắm được thông tin”.
Trách nhiệm giải trình việc xuất cảnh của ông Thanh
tiếp tục được đùn đẩy sang cục An ninh Cửa khẩu, nhưng cơ quan này cũng không
đưa ra bất cứ phản hồi nào sau đó.
Nếu thực sự muốn biết, bộ công an chỉ việc kiểm tra
danh sách những người xuất cảnh trong vòng 1 tháng qua sẽ rõ. Do đó, câu trả lời
“chưa nắm được thông tin” chẳng qua cũng chỉ là lời phát biểu dối trá nhằm đối
phó dư luận.
Hay nói đúng hơn, lãnh đạo bộ công an được yêu cầu
phải nói dối theo chỉ đạo. Bởi lẽ, một khi thông tin Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn
ra nước ngoài được công bố, nhà cầm quyền CSVN sẽ bị gây áp lực buộc phải phát
lệnh truy nã như kịch bản từng xảy ra đối với Dương Chí Dũng.
Tuy nhiên, Dương Chí Dũng trong cơn lo sợ chỉ biết
trốn chạy một cách thụ động, còn Trịnh Xuân Thanh tuy đào tầu nhưng vẫn nuôi ý
định phục thù Nguyễn Phú Trọng.
Do đó, bất cứ động thái thiếu tính toàn nào đưa ra
cũng sẽ bị các thế lực đứng đằng sau ông Thanh lợi dụng để phản đòn.
Sự kiện Dương Chí Dũng và lời khai hối lộ triệu đô
liên quan đến Phạm Quý Ngọ, Trần Đại Quang là viễn cảnh mà bộ chính trị cộng sản
không mong muốn tái diễn.
Điều này có thể lý giải nguyên nhân vì sao cho đến
nay, tung tích của ông Trịnh Xuân Thanh vẫn bị coi là tuyệt mật. Một rừng ma trận
và hoả mù thông tin cũng được các phe phái tung ra với cường độ ồ ạt và có chủ
đích.
Bộ
công an bất tuân thượng lệnh tổng bí thư
https://1.bp.blogspot.com/-EivIyKyn2B4/V9ahidg2tuI/AAAAAAAA1l8/66C2dN8eu1MCr_EVbZNF40Bl/IMG_9764.jpg
Trịnh Xuân Thanh
bôi tro trát trấu vào mặt Nguyễn Phú Trọng.
Vào ngày 26/8/2016, mạng xã hội ồ ạt đưa tin nhà
riêng của ông Trịnh Xuân Thanh tại khu biệt thự Ciputra, Tây Hồ - Hà Nội đã bị
cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C.46), bộ công an ập
vào khám xét.
Thông tin này còn nói rằng trước khi khám nhà, ông
Thanh đã bị câu lưu hai ngày. Thậm chí, đã xảy ra “tranh cãi dữ dội” giữa viện
kiểm sát và C.46 về quyết định bắt người. Lúc 23:30’, ông Trịnh Xuân Thanh được
nói đã bị các điều tra viên dẫn giải và đưa đi.
Tuy nhiên, ngày 31/8/2016, bộ trưởng - chủ nhiệm văn
phòng chính phủ, ông Mai Tiến Dũng bác bỏ thông tin về việc các cơ quan tố tụng
tiến hành bắt giữ ông Thanh.
Đến ngày 6/9/2016, báo Thanh Niên xác nhận rằng cựu
phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang gọi điện thoại cho báo này để khẳng định thông tin
“xin ra khỏi đảng”. Sau đó, trong một lá đơn dài 3 trang phổ biến trên facebook
Người Buôn Gió, ông Thanh nói lý do bỏ đảng vì “không còn niềm tin vào tổng bí
thư”.
Xâu
chuỗi lại các sự kiện trên, người ta dần dần mường tượng câu chuyện như sau: Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo bắt giam Trịnh Xuân Thanh, nhưng một thế lực đã
tìm cách chống lại lệnh tổng bí thư để rồi sau đó bí mật giải thoát cho phó chủ
tịch tỉnh Hậu Giang.
Chắc hẳn, thế lực ghê gớm ấy đang nằm trong bộ công
an. Nhân vật đủ quyền lực để làm điều này không ai khác chính là bộ trưởng CA
Tô Lâm và người tiền nhiệm của mình - tức chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Qua lá bài Trịnh Xuân Thanh, các phe phái muốn triệt
hạ hình ảnh của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - người đang muốn củng cố quyền lực
qua chiêu bài “đả hổ diệt ruồi” nhằm cứu vãn chế độ.
Một khi cuộc chiến triệt hạ phe phái núp dưới danh
nghĩa “chống tham nhũng” bị phá sản, Nguyễn Phú Trọng sẽ bị mất toàn bộ uy quyền
mà ông ta đã tạo dựng được từ đại hội 12. Chiếc ghế tổng bí thư của ông Trọng
theo đó cũng bị lung lay, vì sẽ chẳng còn đảng viên nào chấp nhận phục tùng một
kẻ lú lẫn và tham quyền cố vị.
Trịnh Xuân Thanh bôi tro trát trấu vào mặt Nguyễn
Phú Trọng, ai được hưởng lợi nhiều nhất? Xin thưa, đó chính là chủ tịch nước Trần
Đại Quang - người gần như đã không có bất cứ sự lên tiếng nào đề cập đến ông Trịnh
Xuân Thanh.
Nếu hạ bệ được Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang có
thể trở thành người đầu tiên trong lịch sử đảng cộng sản nhất thể hoá hai chức
danh tổng bí thư và chủ tích nước làm một. Đây cũng chính là một vị trí đầy quyền
lực theo mô hình mà Trung Cộng áp dụng từ lâu.
Nếu kịch bản trên xảy ra, chắc chắn sẽ là một cuộc nội
chiến “máu nhuộm lăng Ba Đình” bên trong cùng đình cộng sản. Kẻ nào chết thì
nhân dân đều mừng, nói vậy cho thẳng.
12.9.2016
12.9.2016
No comments:
Post a Comment