Monday, August 24, 2015

Xôn xao ảnh Giang Trạch Dân bị cưỡng chế: đây chính là dân ý (Tạ Đông Đình, Đại Kỷ Nguyên tiếng Hoa)





Tạ Đông Đình, Đại Kỷ Nguyên tiếng Hoa 
Daniel Nguyen dịch
24 Tháng Tám , 2015

Ngày 22 tháng 8, Cư dân mạng Trung Quốc nườm nượp truyền nhau bức ảnh “Giang Trạch Dân bị cưỡng chế”. Tuy rằng bức ảnh này có nhiều khả năng không phải là đang chụp hiện trường lúc Giang bị bắt, nhưng thông qua những lời đồn đoán của cư dân mạng có thể thấy được dân chúng không quá để ý đến mức độ chân thực của bức ảnh này, mà là bức ảnh như thế được truyền đi lúc nào, rất nhiều người đều biểu thị sự vui mừng, họ đang đợi một ngày như thế. (Ảnh mạng).

Trong thời gian người ta cuốc bỏ tảng đá do Giang Trạch Dân đề chữ được đặt tại cổng phía Nam của trường Đảng Trung ương, cư dân mạng ở Trung Quốc lại nườm nượp truyền nhau bức ảnh “Giang Trạch Dân bị cưỡng chế”. Tuy rằng bức ảnh này có rất ít khả năng là bức ảnh thực sự chụp hiện trường lúc Giang Trạch Dân bị khống chế, nhưng người dân Trung Quốc vẫn mong đợi rằng ngày Giang Trạch Dân bị xét xử sẽ đến mau.

Ngày 21 tháng 8, có người đã phát hiện tảng đá do Giang Trạch Dân đề chữ được đặt tại cổng phía Nam của trường Đảng Trung ương đã bị cuốc bỏ. Người biết rõ sự việc đã chứng thực với Đại Kỷ Nguyên, việc này đã được khởi công từ 3 – 4 ngày trước. Đến ngày thứ 2, truyền thông Trung Quốc cũng báo cáo tin tức này.

Lúc tin tức tảng đá lưu niệm của Giang Trạch Dân bị cuốc bỏ được truyền đi, thì ngay tiếp theo sau đó tấm ảnh “Giang Trạch Dân bị cưỡng chế” lại trở thành tấm ảnh hot trên mạng, khiến cho người ta không khỏi hứng thú. Trong bức ảnh có thể nhìn thấy: Giang Trạch Dân hình như đi đứng không được vững vàng, trên người mặc một chiếc áo phông sẫm màu, hai bên trái phải có hai người cặp nách dẫn đi, bối cảnh là ở trước cổng vào một tòa nhà nào đó. Hai tay của Giang bị quặt ra sau lưng nhìn không thấy, giống như là đang bị áp giải. Người đứng trước cửa của tòa nhà và bên cạnh Giang giống như là một cảnh vệ, đằng sau anh ta còn có một đám người.

Tấm ảnh này không hẳn là ảnh chụp hiện trường lúc Giang bị khống chế thật sự, theo tình hình lộ diện của Giang kể từ sau “thập bát đại”, bộ quần áo này rất giống lúc ông ta đi tảo mộ ở Quý Châu.

Ngày 22 tháng 1 năm 2012, truyền thông cũng cho đăng hai tấm ảnh chụp Kim Jong Un lúc đi thị sát quân đội cũng được hai bộ đội đi kế bên, cũng có lần cư dân mạng nghĩ rằng Kim Jong Un bị bắt cóc, nhờ vậy mà tấm ảnh cũng được truyền đi nhanh chóng. Tình hình này rất giống với tấm hình “Giang Trạch Dân bị cưỡng chế”.


Mạng Tân Lãng đăng một bản tin về Trung Quốc có liên quan đến Kim Jong Un (Ảnh mạng)

Nhưng từ những tin đồn rầm rộ của cư dân mạng có thể thấy được, dân chúng không thèm để ý lắm đến độ chân thực của bức ảnh. Họ chỉ biết trong thời khắc “nhạy cảm” thế này đột nhiên lại có tấm ảnh “Giang Trạch Dân bị cưỡng chế xuất hiện”, rất nhiều người biểu lộ sự vui mừng, họ đang đợi ngày đó đến mau.

Bình luận viên thời sự Hình Thiên Hành nhận định, đây là điều nhân tâm đang hướng tới, nó cho thấy dân chúng đang hi vọng tha thiết Giang Trạch Dân sẽ bị bắt giữ. Sau “thập bát đại”, tuy rằng đã có rất nhiều “đại lão hổ” bị đánh ngã, nhưng Giang Trạch Dân lại không ngớt tìm kiếm cơ hội để lộ diện, bá tánh đều biết rằng “lão hổ” lớn nhất chính là Giang Trạch Dân. Kỳ thực, bức ảnh này không phải được chụp trong thời điểm hiện tại, điều này rất nhiều người có thể nhìn ra, nhưng dân chúng không để ý điều đó. Có tấm ảnh như vậy rồi, thì họ cứ nhân đó mà châm chích, chửi xéo Giang không biết chán.

Trước mắt, trong dân chúng đang nổi lên làn sóng tố cáo Giang – theo thống kê của mạng Minh Huệ, đến ngày 20 tháng 8, đã có hơn 157.000 học viên Pháp Luân Công tại trong và ngoài nước cùng gia đình của họ tố cáo Giang Trạch Dân lên Viện Kiểm sát Tối cao của ĐCSTQ. Cùng lúc đó, những quan chức chính phủ của các quốc gia và khu vực ở châu Âu, Mỹ, Canada, châu Úc, Ukraine, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan đã tham gia và lên tiếng ủng hộ.

Ngày 10 tháng 8 năm 2015, 10 quan chức Thụy Sĩ đã trực tiếp gửi thư đến ông Tập Cận Bình, hối thúc ông Tập nhanh chóng khởi tố bản án của Giang Trạch Dân. Ngày 20 tháng 7 năm 2015, ba nghị sĩ của Hội đồng châu Âu đã viết thư đến Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao Trung Quốc Tào Kiến Minh nói về việc “cưỡng chế hình sự đối với Giang Trạch Dân, hung thủ bức hại Pháp Luân Công”, hối thúc ông Tào và các cơ quan thẩm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc lập tức dừng cuộc bức hại Pháp Luân Công và công khai khởi tố hung thủ chính của vụ việc là Giang Trạch Dân. Ngoài ra, họ còn gửi bức thư này đến đại sứ Trung Quốc tại Liên minh Châu Âu Dương Yến Hiệp và đại sứ Trung Quốc tại Đức Lại Minh Đức.
Thời báo Đại Kỷ Nguyên nhận được tin, một tuần trước, vì vụ nổ Thiên Tân cơn giận của ông Tập Cận Bình vẫn chưa nguôi, vào ngày 15 tháng 8 ông Tập đã hạ lệnh hạn chế tự do của Giang Trạch Dân, hai người con của Giang và Tăng Khánh Hồng.

Từ tháng 7 năm 2011, khi đài Á Châu của Hồng Kông “ngộ nhận” Giang Trạch Dân qua đời, dân chúng ở Trung Quốc còn nườm nượp đốt pháo ăn mừng. Sau khi ông Tập Cận Bình thượng đài, thế lực của Giang phái đã nhận lấy nhiều đòn công kích khá đau, sức ảnh hưởng của Giang Trạch Dân càng lúc càng chìm nghỉm. Ngay cả truyền thông Trung Quốc cùng nhiều lần “đá xoáy” Giang, gần đây những tin xấu về Giang cũng lần lượt xuất hiện.








No comments: