Saturday, August 8, 2015

Tự do cho em Nguyễn Mai Trung Tuấn! (Phạm Lê Vương Các)







ông an huyện Thạnh Hóa-Long an cần phải phóng thích ngay cho em Nguyễn Mai Trung Tuấn, vì hành vi của em Tuấn KHÔNG thuộc trường hợp "phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng".

1. Căn cứ vào:

- Điều 303 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định: "Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này, nhưng chỉ trong những trường hợp Phạm Tội Rất Nghiêm Trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

- Khoản 2, Điều 12 Bộ luật Hình Sự: Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Em Tuấn chưa đủ 16 tuổi, thì chỉ chỉ bị xem xét trách nhiệm hình sự khi phạm tội "rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng".

2. Căn cứ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Theo Khoản 3, Điều 8, BLHS quy định: "Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 7 năm tù. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 15 năm tù. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Như vậy, để bắt giam và truy tố em Tuấn, thì em Tuấn phải có hành vi "phạm tội rất nghiêm trọng" được quy định với khung hình phạt cao nhất 15 năm tù, hoặc "Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng" với khung hình phạt từ 15 năm tù trở lên.

3. Cáo trạng truy tố 12 người trong vụ án mà em Tuấn tham gia, với các tội danh như "chống người thi hành công vụ" theo điểm a, Khoản 2, Điều 257 BLHS, có khung hình phạt cao nhất là 7 tù; và tội "Cố ý gây thương tích" theo Khoản 2, Điều 104 BLHS thì cũng có khung hình phạt cao nhất là 7 năm tù. 

Vì vậy, việc em Tuấn bị truy nã và bị bắt giữ với tội "Cố ý gây thương tích" như những người thân trong gia đình, thì hành vi phạm tội của em Tuấn (nếu có), cũng chỉ thuộc loại "tội phạm nghiêm trọng", KHÔNG thuộc trường hợp " tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng"
Vì vậy, Cơ quan cảnh sát điều tra và Tòa án huyện Thạnh Hóa đã thi hành trái luật khi bắt giam và đòi truy tố em Tuấn.

THÔNG BÁO về việc Bắt người đang bị truy nã


----------------------

Ls. Trần Thành  -  VNTB

Em Nguyễn Mai Trung Tuấn

(VNTB) - Tình tiết vụ án cho thấy em Tuấn không “phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”.

Em Nguyễn Mai Trung Tuấn sinh ngày 31-3-2000, đã bị công an thường phục “bắt người đang bị truy nã” vào chiều ngày 6-8-2015 khi em đang điều trị bệnh tại nhà người thân tại tỉnh Ninh Thuận.

Nguyễn Mai Trung Tuấn đang bị giam giữ tại trại tạm giam công an tỉnh Long An. Đây cũng là nơi đang giam giữ bố mẹ Tuấn cùng 10 người trong sự kiện cưỡng chế nhà đất gây chấn động dư luận tại huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An hôm 14-4-2015. Em Tuấn bị cáo buộc có hành vi vi phạm Bộ luật hình sự (BLHS), Điều 104 “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác”.

Pháp luật về tố tụng quy định gì về khởi tố, truy nã hình sự đối với trẻ vị thành niên?


Em Tuấn “phạm tội rất nghiêm trọng”?

Tương tự vụ án “anh em Đoàn Văn Vươn” ở Tiên Lãng, Hải Phòng, em Tuấn cùng gia đình phản ứng mạnh khi đất đai của gia đình em bị cưỡng chế thu hồi, không đền bù thỏa đáng. Có khác là cả gia đình em không bị khép vào tội chống người thi hành công vụ, được quy định tại BLHS, Điều 257, mà cáo buộc vào Điều 104 “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác”. Tùy vào tỷ lệ thương tật do “chống người thi hành công vụ” gây nên mà em Tuấn có thể nhận mức án từ 6 tháng đến 15 năm.

Theo qui định của pháp luật, khi một người chưa đến tuổi thành niên (chưa được xem là có đủ năng lực hành vi dân sự) thì các giao dịch liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của các em phải do “người giám hộ” (cha mẹ) các em thực hiện. Cụ thể, trong luật dân sự qui định người giám hộ của người chưa đủ mười lăm tuổi có nghĩa vụ “đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ”. Đó là trong lĩnh vực dân sự, hành chính.

Trong lĩnh vực hình sự, hoặc có “hơi hám” của hình sự (tức có dấu hiệu phạm tội - theo qui định trong pháp luật hình sự), pháp luật còn qui định rõ ràng và chặt chẽ hơn nhiều. Cụ thể, theo các điều 303 và 306 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) qui định các cơ quan chức năng chỉ có quyền bắt, tạm giữa, tạm giam người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi những người này có dấu hiệu “phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”.

Tại khoản 1 Điều 8 BLHS có nêu khái niệm về tội phạm: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.

“Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.

Tình tiết vụ án cho thấy em Tuấn không “phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”.


Em Tuấn bị giam giữ sau “Bắt người đang bị truy nã”: đúng hay sai?

Thông tư liên tịch số 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC, Điều 15 “Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn khi bắt người chưa thành niên bị truy nã”, quy định: “1. Người bị truy nã từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị tạm giữ, tạm giam nếu có đủ các căn cứ quy định tại các điều 82, 86, 88, 120 và 303 BLTTHS”.

Và như phân tích ở trên, điều 303 qui định các cơ quan chức năng chỉ có quyền bắt, tạm giữa, tạm giam người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi những người này có dấu hiệu “phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”.

Nhưng quy định để xác định một tội phạm nào đó có thuộc tội nghiêm trọng hay rất nghiêm trọng còn chưa rõ ràng, cụ thể dẫn tới việc hiểu và áp dụng pháp luật trên thực tế còn khác nhau, gây tranh cãi.

Cụ thể, về tội nghiêm trọng, nhà làm luật nêu lên khái niệm “Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù”. Khái niệm này làm phát sinh hai cách hiểu khác nhau. Cách hiểu thứ nhất, một tội phạm được coi là tội phạm nghiêm trọng khi, và chỉ khi tội phạm đó có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm ấy có quy định đến và phải đến bảy năm tù. Còn đối với một số tội phạm khác có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm ấy có quy định chưa đến bảy năm tù, mặc dù có cao hơn 03 năm tù, tức là cao hơn mức cao nhất của loại tội phạm ít nghiêm trọng (loại tội phạm nhẹ hơn liền kề), thì nó cũng không thuộc loại tội phạm nghiêm trọng, bởi lẽ mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm ấy chưa đến bảy năm tù theo quy định.

Cách hiểu thứ hai, một tội phạm được coi là tội phạm nghiêm trọng khi tội phạm đó có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm ấy từ trên ba năm tù (từ ba năm tù trở xuống là thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng) cho đến bảy năm tù. Có nghĩa là tất cả những tội phạm mà mức án cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm ấy là từ bảy năm tù chở xuống đến trên ba năm tù thì đều thuộc loại tội phạm nghiêm trọng.

Riêng đối với loại tội phạm ít nghiêm trọng, mặc dù trong BLHS có một số điều luật có quy định mức án cao nhất của khung hình phạt đối với các tội phạm ấy cũng không đến 03 năm tù, nhưng tất cả đều thống nhất hiểu là tội phạm ít nghiêm trọng bởi lẽ đó là loại tội phạm nhẹ nhất trong 04 loại tội phạm của pháp luật hình sự Việt Nam (tức là không thể thuộc loại tội phạm khác).

-----------------------


Em Nguyễn Mai Trung Tuấn, 15 tuổi, vừa bị hàng chục CA thường phục bắt giam vào chiều ngày 6/8/2015 khi đang điều trị bệnh tại nhà người thân tại tỉnh Ninh Thuận.
Nguyễn Mai Trung Tuấn là con trai lớn của vợ chồng dân oan Nguyễn Trung Can và Mai Thị Kim Hương, những người hiện đang bị chế độ CSVN giam giữ vì dám đứng lên chống cường quyền cướp đất.

 .                      .
VIDEO :
Nguyễn Mai Trung Tuấn Con Trai Dân Oan Nguyễn Trung Can bị bắt.



No comments: