Phạm Chí Dũng - Người
Việt
Sunday, August 23, 2015 1:40:07 PM
Lịch sử không thể bất biến và càng không vĩnh viễn
cho tư tưởng độc trị giáo điều. Khác với thời gian trước đây, năm 2015 đang chứng
kiến một sự đổi thay vừa kín đáo vừa lộ diện trong khối lực lượng vũ trang Việt
Nam, ít ra trên phương diện chữ nghĩa và quan niệm - điều mà ở Trung Quốc hiện
thời có nằm mơ cũng không thấy.
Công an tiên phong trong “phụng sự Tổ Quốc?”
Ngày Một Tháng Bảy, 2015 đánh dấu một nốt thăng thầm lặng trong chính trường Việt Nam: tại Đại Hội Thi Đua Quyết Thắng Toàn Quân lần thứ IX và trùng với sự kiện Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh bị xem là “mất tích,” lần đầu tiên một nhân vật trong “tứ trụ triều đình Việt Nam” là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu ra khái niệm quân đội “trung thành với dân tộc và Hiến Pháp,” mặc dù có thêm bổ đề quân đội nhân dân Việt Nam cần “nghiêm túc chấp hành sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước.”
Điểm rất đáng chú ý là với phát biểu này, Thủ Tướng Dũng đặt “dân tộc” lên vị trí đầu tiên, khác với ưu tiên “phải trung với Đảng” luôn được đặt một cách tuyệt đối ở tiền phương trong các bài diễn văn, nghị quyết và trong hệ thống tuyên truyền của khối đảng lẫn giới tuyên giáo trước đây.
Đầu Tháng Tám, 2015, thêm một lần nữa Thủ Tướng Dũng nêu ra một quan niệm rất đáng chú ý: “Lực lượng công an nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ Quốc, với nhân dân, với Đảng và nhà nước.”
Phát biểu trên xuất hiện trong bối cảnh Đại Hội Thi Đua Vì An Ninh Tổ Quốc lần VII do Bộ Công An tổ chức. Cũng thêm một lần nữa, “từ ‘Tổ Quốc’ được đặt trước sáo ngữ ‘phải trung thành với đảng.’”
Sau bản thông điệp đầu năm 2014 với nội dung đáng lưu tâm nhất về “nắm chắc ngọn cờ dân chủ,” có thể cho rằng việc hoán đổi vị trí trong yêu cầu lực lượng vũ trang “phải trung thành với Tổ Quốc và nhân dân” là một sự thay đổi đáng kể về não trạng của một bộ phận trong giới lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam, dù chỉ mới trên phương diện lý thuyết. Tuy nhiên thay đổi này có thể mang tính tham khảo khi xuất phát từ chính Thủ Tướng Dũng - đang được xem là người có ảnh hưởng chi phối mạnh mẽ đối với Bộ Công An.
Chỉ ít ngày sau khi dự Đại Hội Thi Đua Vì An Ninh Tổ Quốc tại Bộ Công An, ông Nguyễn Tấn Dũng đã trao huân chương quân công hạng nhất cho hai nhân vật quan trọng của bộ này là Đại Tướng Bộ Trưởng Trần Đại Quang và Thượng Tướng Thứ Trưởng Tô Lâm.
Mới đây, báo An Ninh Thế Giới thuộc Bộ Công An còn rút tít “Phụng sự Tổ Quốc” khi tường thuật về sự hiện diện của Thủ Tướng Dũng nhân một sự kiện tại bộ này.
Cần bổ túc, tại Đại Hội Thi Đua Quyết Thắng Toàn Quân vào đầu Tháng Bảy, 2015, Thủ Tướng Dũng đã xuất hiện bên cạnh Thượng Tướng Đỗ Bá Tỵ - thứ trưởng Bộ Quốc Phòng. Vào thời điểm đó, bất chợt nổi lên một số dư luận với cả những thông tin được cho rằng xuất phát từ “nội bộ,” cho rằng Thứ Trưởng Đỗ Bá Tỵ là nhân vật có triển vọng nhất để thay thế Bộ Trưởng Phùng Quang Thanh, đặc biệt nếu ông Thanh “có mệnh hệ gì.”
Tuy nhiên đến cuối Tháng Bảy và sang Tháng Tám thì Tướng Phùng Quang Thanh bất ngờ xuất hiện trở lại. Thoạt đầu chỉ là gương mặt đờ đẫn cùng trống vắng phát ngôn tại chương trình “Khát vọng đoàn tụ” được tổ chức tại Hội Trường Bộ Quốc Phòng - nơi đã thình lình vang lên “quốc ca thứ hai” của Trung Quốc vào lúc Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang hãnh tiến lên sân khấu. Nhưng sau đó, tướng Thanh lại liên tục xuất hiện, sinh khí hơn hẳn và còn được “báo nhà” quân đội nhân dân phát tin trang trọng, trong các cuộc họp “triển khai nghị quyết chính phủ,” “triển khai chỉ thị 46 của Bộ chính trị...” đến mức một số dư luận Việt Nam đang cho rằng với cung cách tái xuất có vẻ thực chất như vậy, những đồn đoán về sự thay đổi lớn ở Bộ Quốc Phòng và “Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nắm được quân đội” thật ra chưa đáng tin cậy và tương quan có thể vẫn trong thế giằng co.
Điều chỉnh ý thức hệ?
Trong một không gian khác và ở một thái cực khác, tại buổi làm việc ngày 12 Tháng Tám với Thường Vụ Quân Ủy Trung Ương về dự thảo văn kiện và công tác chuẩn bị nhân sự Đại Hội Đại Biểu Đảng Bộ Quân Đội lần thứ X, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng kiên nhẫn nhắc lại “Quân đội phải tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ Quốc, với nhân dân.”
Cụm từ “trung thành với đảng” lại được hoán đổi sang vị trí đầu tiên của khẩu hiệu.
Buổi làm việc trên cũng có mặt Tướng Phùng Quang Thanh, được báo Quân Đội Nhân Dân giới thiệu là “phó bí thư Quân Ủy Trung Ương.”
Sự khác nhau không chỉ về vị trí khẩu ngữ mà cả cách hiểu về bản chất vấn đề đang làm nên một sự khác biệt lớn giữa hai nhân vật cùng trong “tứ trụ” - tổng bí thư và thủ tướng.
Trên bình diện khách quan, trong những năm gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều dư luận trong trí thức và nhân dân cho rằng đã đến lúc lực lượng vũ trang, đặc biệt là quân đội, phải thể hiện lòng trung thành với Tổ Quốc và nhân dân, thay vì bị chi phối quá nhiều bởi ý thức hệ chính trị độc đảng.
Sau việc một lực lượng quân đội được huy động để cưỡng chế đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn tại huyện Tiên Lãng, Hải Phòng vào đầu năm 2012, hoặc một số trường hợp quân đội được sử dụng như “dịch vụ hỗ trợ thi công” cho chủ đầu tư tại Cần Thơ và những địa phương khác, đa số ý kiến của giới tướng lĩnh quân sự về hưu và cả đương chức đã mạnh mẽ nói “không” với hình ảnh quân đội bị biến thành công cụ của nhóm lợi ích, nhưng lại không có bất cứ hành động đủ can đảm nào trước biển tặc Bắc Kinh.
Một trong những hình ảnh tiêu biểu và tiên phong trong công cuộc vận động “quân đội trung thành với Tổ Quốc” là phong trào Kiến Nghị 72 của giới trí thức Việt Nam, xuất hiện vào đầu năm 2013, với những yêu cầu sắc nét và dứt khoát về việc Đảng Cộng Sản cần hủy bỏ điều 4 Hiến Pháp về cơ chế một đảng duy nhất và xóa bỏ tư tưởng “quân đội phải trung thành với đảng.”
Sau hai phát biểu liên tục với đặc thù hoán đổi vị trí “trung thành” về lực lượng vũ trang của Thủ Tướng Dũng, dường như cuộc vận động của phong trào dân chủ trong nước đã bước đầu có kết quả. Nếu ngay cả một vài thế lực chính trị mấu chốt như bên chính phủ cũng có vẻ quá mệt mỏi với vòng kim cô giáo điều về tư tưởng chính trị, hầu như chính khách nào cũng có thể nhận ra một tư duy then chốt: với tâm lý và tính khí dễ bị mê hoặc của đại đa số dân chúng và trí thức Việt Nam, chỉ cần giới lãnh đạo thay đổi một ít quan điểm, quan niệm có tính cởi nới hơn, thì triển vọng giành phiếu bầu của họ, mà ngay trước mắt là đại hội đảng bộ cấp tỉnh thành vào Tháng Chín-Mười, 2015, có thể xem là sáng láng.
Cũng có thể, hiện tượng “trung thành với Tổ Quốc” của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và kéo theo một bộ phận trong giới công an, dù mới chỉ trên bình diện phát ngôn và truyền thông, sẽ làm nên một sự khác biệt với một luồng tin tức gần đây cho rằng “sẽ không có sự thay đổi lớn về tư tưởng tại Đại Hội Đảng lần thứ 12.”
Đại Hội Đảng 12 đang vùn vụt lao đến, khi chỉ còn chưa đầy nửa năm nữa. Nếu không có thay đổi nào, mọi chuyện càng lao nhanh vào đường cụt.
Nhưng phải thay đổi cái gì và theo cách nào? Điều đó phụ thuộc vào người muốn “nắm chắc ngọn cờ dân chủ” hay nhân vật vừa được “phía Mỹ tiếp ta rất trân trọng” sau cuộc gặp với Obama tại Phòng Bầu Dục?
Hay cả hai?
Công an tiên phong trong “phụng sự Tổ Quốc?”
Ngày Một Tháng Bảy, 2015 đánh dấu một nốt thăng thầm lặng trong chính trường Việt Nam: tại Đại Hội Thi Đua Quyết Thắng Toàn Quân lần thứ IX và trùng với sự kiện Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh bị xem là “mất tích,” lần đầu tiên một nhân vật trong “tứ trụ triều đình Việt Nam” là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu ra khái niệm quân đội “trung thành với dân tộc và Hiến Pháp,” mặc dù có thêm bổ đề quân đội nhân dân Việt Nam cần “nghiêm túc chấp hành sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước.”
Điểm rất đáng chú ý là với phát biểu này, Thủ Tướng Dũng đặt “dân tộc” lên vị trí đầu tiên, khác với ưu tiên “phải trung với Đảng” luôn được đặt một cách tuyệt đối ở tiền phương trong các bài diễn văn, nghị quyết và trong hệ thống tuyên truyền của khối đảng lẫn giới tuyên giáo trước đây.
Đầu Tháng Tám, 2015, thêm một lần nữa Thủ Tướng Dũng nêu ra một quan niệm rất đáng chú ý: “Lực lượng công an nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ Quốc, với nhân dân, với Đảng và nhà nước.”
Phát biểu trên xuất hiện trong bối cảnh Đại Hội Thi Đua Vì An Ninh Tổ Quốc lần VII do Bộ Công An tổ chức. Cũng thêm một lần nữa, “từ ‘Tổ Quốc’ được đặt trước sáo ngữ ‘phải trung thành với đảng.’”
Sau bản thông điệp đầu năm 2014 với nội dung đáng lưu tâm nhất về “nắm chắc ngọn cờ dân chủ,” có thể cho rằng việc hoán đổi vị trí trong yêu cầu lực lượng vũ trang “phải trung thành với Tổ Quốc và nhân dân” là một sự thay đổi đáng kể về não trạng của một bộ phận trong giới lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam, dù chỉ mới trên phương diện lý thuyết. Tuy nhiên thay đổi này có thể mang tính tham khảo khi xuất phát từ chính Thủ Tướng Dũng - đang được xem là người có ảnh hưởng chi phối mạnh mẽ đối với Bộ Công An.
Chỉ ít ngày sau khi dự Đại Hội Thi Đua Vì An Ninh Tổ Quốc tại Bộ Công An, ông Nguyễn Tấn Dũng đã trao huân chương quân công hạng nhất cho hai nhân vật quan trọng của bộ này là Đại Tướng Bộ Trưởng Trần Đại Quang và Thượng Tướng Thứ Trưởng Tô Lâm.
Mới đây, báo An Ninh Thế Giới thuộc Bộ Công An còn rút tít “Phụng sự Tổ Quốc” khi tường thuật về sự hiện diện của Thủ Tướng Dũng nhân một sự kiện tại bộ này.
Cần bổ túc, tại Đại Hội Thi Đua Quyết Thắng Toàn Quân vào đầu Tháng Bảy, 2015, Thủ Tướng Dũng đã xuất hiện bên cạnh Thượng Tướng Đỗ Bá Tỵ - thứ trưởng Bộ Quốc Phòng. Vào thời điểm đó, bất chợt nổi lên một số dư luận với cả những thông tin được cho rằng xuất phát từ “nội bộ,” cho rằng Thứ Trưởng Đỗ Bá Tỵ là nhân vật có triển vọng nhất để thay thế Bộ Trưởng Phùng Quang Thanh, đặc biệt nếu ông Thanh “có mệnh hệ gì.”
Tuy nhiên đến cuối Tháng Bảy và sang Tháng Tám thì Tướng Phùng Quang Thanh bất ngờ xuất hiện trở lại. Thoạt đầu chỉ là gương mặt đờ đẫn cùng trống vắng phát ngôn tại chương trình “Khát vọng đoàn tụ” được tổ chức tại Hội Trường Bộ Quốc Phòng - nơi đã thình lình vang lên “quốc ca thứ hai” của Trung Quốc vào lúc Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang hãnh tiến lên sân khấu. Nhưng sau đó, tướng Thanh lại liên tục xuất hiện, sinh khí hơn hẳn và còn được “báo nhà” quân đội nhân dân phát tin trang trọng, trong các cuộc họp “triển khai nghị quyết chính phủ,” “triển khai chỉ thị 46 của Bộ chính trị...” đến mức một số dư luận Việt Nam đang cho rằng với cung cách tái xuất có vẻ thực chất như vậy, những đồn đoán về sự thay đổi lớn ở Bộ Quốc Phòng và “Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nắm được quân đội” thật ra chưa đáng tin cậy và tương quan có thể vẫn trong thế giằng co.
Điều chỉnh ý thức hệ?
Trong một không gian khác và ở một thái cực khác, tại buổi làm việc ngày 12 Tháng Tám với Thường Vụ Quân Ủy Trung Ương về dự thảo văn kiện và công tác chuẩn bị nhân sự Đại Hội Đại Biểu Đảng Bộ Quân Đội lần thứ X, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng kiên nhẫn nhắc lại “Quân đội phải tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ Quốc, với nhân dân.”
Cụm từ “trung thành với đảng” lại được hoán đổi sang vị trí đầu tiên của khẩu hiệu.
Buổi làm việc trên cũng có mặt Tướng Phùng Quang Thanh, được báo Quân Đội Nhân Dân giới thiệu là “phó bí thư Quân Ủy Trung Ương.”
Sự khác nhau không chỉ về vị trí khẩu ngữ mà cả cách hiểu về bản chất vấn đề đang làm nên một sự khác biệt lớn giữa hai nhân vật cùng trong “tứ trụ” - tổng bí thư và thủ tướng.
Trên bình diện khách quan, trong những năm gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều dư luận trong trí thức và nhân dân cho rằng đã đến lúc lực lượng vũ trang, đặc biệt là quân đội, phải thể hiện lòng trung thành với Tổ Quốc và nhân dân, thay vì bị chi phối quá nhiều bởi ý thức hệ chính trị độc đảng.
Sau việc một lực lượng quân đội được huy động để cưỡng chế đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn tại huyện Tiên Lãng, Hải Phòng vào đầu năm 2012, hoặc một số trường hợp quân đội được sử dụng như “dịch vụ hỗ trợ thi công” cho chủ đầu tư tại Cần Thơ và những địa phương khác, đa số ý kiến của giới tướng lĩnh quân sự về hưu và cả đương chức đã mạnh mẽ nói “không” với hình ảnh quân đội bị biến thành công cụ của nhóm lợi ích, nhưng lại không có bất cứ hành động đủ can đảm nào trước biển tặc Bắc Kinh.
Một trong những hình ảnh tiêu biểu và tiên phong trong công cuộc vận động “quân đội trung thành với Tổ Quốc” là phong trào Kiến Nghị 72 của giới trí thức Việt Nam, xuất hiện vào đầu năm 2013, với những yêu cầu sắc nét và dứt khoát về việc Đảng Cộng Sản cần hủy bỏ điều 4 Hiến Pháp về cơ chế một đảng duy nhất và xóa bỏ tư tưởng “quân đội phải trung thành với đảng.”
Sau hai phát biểu liên tục với đặc thù hoán đổi vị trí “trung thành” về lực lượng vũ trang của Thủ Tướng Dũng, dường như cuộc vận động của phong trào dân chủ trong nước đã bước đầu có kết quả. Nếu ngay cả một vài thế lực chính trị mấu chốt như bên chính phủ cũng có vẻ quá mệt mỏi với vòng kim cô giáo điều về tư tưởng chính trị, hầu như chính khách nào cũng có thể nhận ra một tư duy then chốt: với tâm lý và tính khí dễ bị mê hoặc của đại đa số dân chúng và trí thức Việt Nam, chỉ cần giới lãnh đạo thay đổi một ít quan điểm, quan niệm có tính cởi nới hơn, thì triển vọng giành phiếu bầu của họ, mà ngay trước mắt là đại hội đảng bộ cấp tỉnh thành vào Tháng Chín-Mười, 2015, có thể xem là sáng láng.
Cũng có thể, hiện tượng “trung thành với Tổ Quốc” của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và kéo theo một bộ phận trong giới công an, dù mới chỉ trên bình diện phát ngôn và truyền thông, sẽ làm nên một sự khác biệt với một luồng tin tức gần đây cho rằng “sẽ không có sự thay đổi lớn về tư tưởng tại Đại Hội Đảng lần thứ 12.”
Đại Hội Đảng 12 đang vùn vụt lao đến, khi chỉ còn chưa đầy nửa năm nữa. Nếu không có thay đổi nào, mọi chuyện càng lao nhanh vào đường cụt.
Nhưng phải thay đổi cái gì và theo cách nào? Điều đó phụ thuộc vào người muốn “nắm chắc ngọn cờ dân chủ” hay nhân vật vừa được “phía Mỹ tiếp ta rất trân trọng” sau cuộc gặp với Obama tại Phòng Bầu Dục?
Hay cả hai?
No comments:
Post a Comment