Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA
2015-08-02
2015-08-02
Hằng trăm người H’mong từ vùng Tây bắc của Việt Nam
hiện đang có mặt trên đất Thái Lan. Họ trốn chạy sang Xứ Chùa Vàng với mong ước
được Cơ quan Liên hiệp quốc cấp qui chế tỵ nạn để định cư tại một quốc gia thứ
ba. Gia Minh được gặp gỡ một nhóm người H’mong tập trung sinh hoạt vào ngày chủ
nhật ở đây.
Đó là những âm thanh buổi sinh hoạt tôn giáo vào chiều
chủ nhật của một nhóm người H’mong hiện sống với nhau ở khu vực Sapham Mai,
Bangkok Thái Lan.
Họ gồm từ hơn chục gia đình cùng nhau tề tựu tại một
phòng hội của Nhà Thờ Công giáo Tổng lãnh Thiên Thần Micae cho mượn để sinh hoạt.
Hôm nay không phải ngày hội đặc biệt của người H’mong nên họ không mặc trang phục
truyền thống dân tộc mà cũng chỉ trong những bộ áo quần như những thường dân của
các sắc tộc khác nhau.
Tuy vậy nhìn qua nét mặt của họ và tiếng nói chúng
tôi cũng có thể nhận thấy nét riêng của sắc tộc dân này. Chúng tôi nhận thấy có
cụ già cao niên tham dự và nhỏ nhất là những cháu còn được mẹ địu đến trong
lòng hay cha bồng trên tay.
Buổi sinh hoạt thờ phượng theo niền tin Thiên Chúa
Giáo của người H’mong cũng được mở đầu với những bài thánh ca trong ngôn ngữ
riêng của họ.
Tiếp đến là việc học Kinh Thánh chung trong không
khí nghiêm túc của những người có niềm tin nơi Sách Thánh.
Cuộc tập trung trong lễ chủ nhật hôm đó của người H’mong, chúng tôi nhận thấy có một vị mục sư mà theo giới thiệu thì ông này từ Hoa Kỳ đến để giúp học hỏi cũng như chú giảng Kinh Thánh cho nhóm tín hữu H’mong trong buổi lễ hôm đó.
Cuộc tập trung trong lễ chủ nhật hôm đó của người H’mong, chúng tôi nhận thấy có một vị mục sư mà theo giới thiệu thì ông này từ Hoa Kỳ đến để giúp học hỏi cũng như chú giảng Kinh Thánh cho nhóm tín hữu H’mong trong buổi lễ hôm đó.
Trong khi những nhóm gồm những người lớn và các cháu
thanh thiếu niên hát nguyện, học Kinh Thánh, và nghe mực sư giảng giải Lời Chúa
trong hội trường, thì bên ngoài sân Nhà Thờ các cháu thuộc độ tuổi thiếu nhi được
qui tụ lại để vui chơi, hát múa theo độ tuổi riêng này.
Chúng tôi nhận thấy một không khí thật trang nghiêm và những người H’mong tham dự hết sức nhiệt tình tham gia vào mọi sinh hoạt của buổi lễ.
Chúng tôi nhận thấy một không khí thật trang nghiêm và những người H’mong tham dự hết sức nhiệt tình tham gia vào mọi sinh hoạt của buổi lễ.
Câu
chuyện cuộc sống
Qua trao đổi với những người H’mong có mặt trong buổi
chiều tham gia lễ chủ nhật, chúng tôi được biết vào ngày thường các cháu trong
độ tuổi đi học đều được cắp sách đến trường. Tại trường học Thái, các cháu được
cho ăn bữa trưa miễn phí. Các cháu được hưởng nhiều tiêu chuẩn dành cho độ tuổi
thiếu niên- nhi đồng. Và thực tế, các cháu sạch sẽ, tinh tươm.
Một số không còn nói được tiếng Việt vì hầu như cha
mẹ khi ở đất Thái chỉ sử dụng tiếng dân tộc riêng. Tuy vậy các cháu được học tiếng
Anh ở trường cũng như vào những ngày thứ bảy do các tình nguyện viên nước ngoài
đến dạy.
Những phụ nữ có con nhỏ thì ở nhà trông con; còn những
phụ nữ con cái đã lớn thì sau khi đưa con đi học, vào ban ngày họ có thể nhận
thêm việc làm thuê cho người Thái như phụ bán hàng…
Hầu hết những đàn ông trong nhóm đều đi làm xây dựng
tại những nơi ngoài Bangkok.
Anh Vàng A Tráng, một người chạy sang Thái từ năm
2012, và từng tham gia việc xây dựng các công trình nhà cửa mấy năm qua và nay
trở thành người đứng ra nhận thầu việc cho những bà con khác cho biết:
“Nhận khoán để giúp những anh em không biết làm, dạy
anh em làm.”
Tuy nhiên theo trình bày của anh Vàng A Tráng thì do
hầu hết những công nhân xây dựng người H’mong đều chưa được cấp qui chế tỵ nạn,
họ chưa có giấy tờ hợp pháp nên thường bị những chủ xây dựng ép giá, thậm chí
còn bị chặn bớt tiền đã làm:
“Anh em mình làm cao nhất là 60 bath một mét, họ hạ
giá. Có một anh ở Việt Nam sang, người dân tộc Kinh, ông nói anh em cũng là người
Việt Nam nói tiếng hiểu nhau nên làm nhau cho dễ hiểu hơn. Chúng tôi nhận khoán
làm một nhà trường đổ nền, xây trát 100 ngàn bath. Chừng mười mấy anh em làm.
Có ký hợp đồng. Khi xong ông ta chỉ trả 70 ngàn bath, còn 30 ngàn bath. Chúng
tôi nói trả tiền thì ông ta bảo đi gặp công an.”
Ngoài chuyện bị ăn chặn tiền công, một số người
không may còn bị cảnh sát Thái Lan bắt đưa vào Trung Tâm Giam giữ Di dân. Cuộc
sống thực tế trong đó cũng như bị nhốt tù. Có gia đình vì thương thân nhân ở trại
giam và nghe lời người khác chạy tiền để lo cho người thân ra; thế nhưng có trường
hợp ‘tiền mất, tật mạng’; tức bỏ tiền ra lo mà không được; trong khi số tiền
hơn chục ngàn bath Thái là cả một gia tài lớn đối với người H’mong tỵ nạn.
Vì
niềm tin và đất đai mà phải chạy sang Xứ Thái
Nhóm người H’mong đầu tiên trốn chạy sang Thái Lan gần
nhất là sau vụ Mường Nhé ở Điện Biên vào năm 2011.
Tuy nhiên như lời kể của anh Vàng A Tráng thì có hai nguyên nhân buộc anh này phải trốn chạy sang Thái Lan là vì đất đai bị thu hồi một cách bất công cũng như vì niềm tin tôn giáo của người H’mong tại Việt Nam:
“Tôi bị đàn áp về tôn giáo và lấn chiếm đất đai.”
Chính quyền Việt Nam luôn bác bỏ những cáo buộc như
điều mà anh Vàng A Tráng vừa nêu. Tuy nhiên trong thực tế hiện đang có nhiều
người sắc tộc thiểu số không chỉ riêng người H’mong ở Tây Bắc mà những sắc tộc
khác như Jarai, Ê đê… ở khu vực các tỉnh Tây Nguyên đang phải thụ án tù vì bị
chính quyền Việt Nam buộc tội ‘ âm mưu và hoạt động lật đổ chính quyền’, hay
‘gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc’. Họ phải chịu những án tù nặng.
Các tù nhân lương tâm người Kinh khác khi ra tù cho
biết hiện trong nhiều Trại giam của Việt Nam có nhiều tù nhân sắc tộc thiểu số.
Những người này do gia đình ở xa và nghèo khổ nên chẳng được thăm nuôi. Nếu sống
sót qua thời gian tù tội, khi ra tù về đến quê cũ, họ tiếp tục bị quản thúc chặt
chẽ.
Những người sắc tộc thiểu số tại Việt Nam thường thật
thà, chất phác, tuy nhiên có niềm tin tôn giáo mãnh liệt. Chính sự đơn giản,
ngây thơ của họ nhưng lại cương quyết trong tín ngưỡng khiến họ trở thành nạn
nhân của bao bất công không chịu nổi, cuối cùng phải trốn chạy khỏi vùng núi rừng
quê cha đất mẹ bao đời.
No comments:
Post a Comment