Posted on August
8, 2015 by editor — 0
Comments
Hôm thứ Sáu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tham dự lễ kỷ
niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nhưng cho biết mối
quan hệ sẽ không đạt hết tiềm năng nếu không có sự cải thiện trong hồ sơ
nhân quyền của Việt Nam Cộng sản.
Ngoại trưởng Mỹ
John Kerry đến Hà Nội kỷ niệm 20 năm quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt
Nam. Nguồn ảnh: Brendan Smialowski / AFP / Getty Images
Phát biểu tại Hà Nội, Kerry ca ngợi hiệu quả của sự
hòa giải với kẻ cựu thù và ca ngợi sự phát triển thương mại lớn mạnh, trao đổi
giáo dục và hợp tác an ninh trong hơn hai mươi năm qua giữa Mỹ và Việt Nam. Tuy
nhiên, ông cho biết Hoa Kỳ vẫn còn những quan tâm, đặc biệt là về các quyền tự
do báo chí, ngôn luận và hội họp, quyền lao động và các tù nhân chính trị. Ngoại
trưởng Kerry nói thêm, dù đã có một số tiến bộ, tôn trọng nhân quyền vẫn cần phải
được tôn trọng nhiều hơn nữa. Ông nói thêm rằng Hoa Kỳ sẵn sàng giúp đỡ trong
những lĩnh vực vừa kể nhưng nếu không có những thay đổi tích cực đáng kể, Mỹ sẽ
giữ lệnh cấm cung cấp vũ khí gây chết người choViệt Nam.
Kerry nói trong một bài phát biểu trước giới lãnh đạo
dân sự và kinh doanh tại một khách sạn Hà Nội,
“Những tiến bộ về nhân quyền và chế độ pháp trị sẽ tạo
nền tảng cho một chiến lược sâu sắc hơn và bền vững hơn cho quan hệ đối tác chiến
lược giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Chỉ có quý ông mới có thể quyết định tốc độ và hướng
của tiến trình xây dựng quan hệ đối tác này. Nhưng tôi chắc chắn các ông đã nhận
thấy rằng Mỹ quan hệ đối tác gần gụi nhất trên thế giới là với các nước có
chung một cam kết với một số giá trị nhất định.”
Càng có nhiều điểm chung ta sẽ dễ dàng thuyết phục
được người dân hai nước tôi kết chặt thân tình và hy sinh cho nhau.”
Sau đó, ông đưa ra nhận xét tương tự tại một cuộc họp
báo với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam. Ông Phạm Bình Minh đã nói rằng nước ông
đã sẵn sàng để có một cuộc đối thoại về nhân quyền và đã đang cố gắng để cải
thiện. Minh nói rằng đổi mới về mặt tư pháp đang được xúc tiến cũng như việc
bãi bỏ hoặc sửa đổi các luật đang gây tranh cãi mà nhiều người đã xem là vi hiến.
Ông Minh nói,
“Việt Nam đã quá sẵn sàng để thảo luận về sự khác biệt
về quyền con người để chúng tôi có thể cải thiện các chính sách của chúng tôi
và làm việc tốt hơn.”
Ông nói thêm, Việt Nam muốn Hoa Kỳ trở thành đối tác
thương mại số 1 và là nước đầu tư số 1 tại Việt Nam.
Mặc dù có những mối quan tâm về nhân quyền, giới chức
Mỹ nhìn thấy mối quan hệ chặt chẽ hơn với Việt Nam là trụ cột trong chính sách
châu Á của Tổng thống Barack Obama. Việt Nam là một trong số các quốc gia Đông
Nam Á có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên các vùng biển phía Nam Trung
Quốc (Biển Đông), và đã tìm sự ủng hộ của Mỹ để giải quyết những tranh chấp bằng
đàm phán, kể cả giữa Bắc Kinh và Hà Nội.
Kerry đã đến Việt Nam sau khi tham dự một diễn đàn
an ninh khu vực ở Malaysia, nơi ông và bộ trưởng ngoại giao của Trung Quốc đụng
độ về vấn đề ai đã làm căng thẳng gia tăng trong khu vực. Mỹ và các nước láng
giềng nhỏ hơn như Việt Nam đang kêu gọi Trung Quốc ngưng dự án xây đảo nhân tạo
trong vùng biển có tranh chấp mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền duy nhất. Bắc Kinh
bác bỏ những gì gọi là sự can thiệp từ bên ngoài của Washington.
Để thể hiện tình đoàn kết với Việt Nam, chính quyền
Obama năm ngoái dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, cho phép Mỹ
cung cấp tàu tuần duyên và thiết bị liên hệ cho Hà Nội. Giới chức Mỹ nói rằng
Washington đang tìm cách khác để hỗ trợ Việt Nam nâng cấp khả năng thực thi luật
hàng hải nhưng không bán vũ khí giết người.
Kerry, một cựu chiến binh Việt Nam, ở Hà Nội là đoạn
chót của chuyến công tác tại năm quốc gia ở Trung Đông và Đông Nam Á đã bị đeo
đuổi vì cuộc tranh luận trong nước về thỏa thuận hạch tâm của Mỹ với Iran. Ông
cho biết cuộc chiến tranh Việt Nam là kết quả của một“thất bại sâu sắc nhất
về sự sáng suốt ngoại giao và quan điểm chính trị.”
Và ông nói rằng các cuộc thảo luận hiện nay thường tập
trung vào việc cho rằng cần thiết phải có xung đột. Kerry nói trong bài phát biểu
của mình rằng,
“Đứng ở đây hôm nay, tôi nhớ lại cuộc trò chuyện, thời
gian gần đây của tôi với những người nói gần như tình cờ về viễn cảnh của cuộc
chiến tranh giữa hai quốc gia. Và tôi suýt buột miệng, “Bạn không biết bạn đang
nói cái gì hết.” Ông nói tiếp,
“Đã hẳn, có những lúc người ta có không còn lựa chọn
nào khác hơn là chiến tranh, nhưng chiến tranh không bao giờ là một cái gì đó để
vội vàng quyết định hoặc chấp nhận mà không khảo sát mọi lựa chọn khác đã có sẵn.
Cuộc chiến diễn ra ở đây một nửa thế kỷ trước gây chia rẽ trong cả hai nước của
chúng ta, và bắt nguồn từ sự thất bại sâu sắc nhất về sự sáng suốt ngoại giao
và quan điểm chính trị.”
Kerry không đề cập đến Iran hoặc các thỏa thuận hạch
tâm trong bài phát biểu. Nhưng ông đã nói rõ rằng sự chuyển tiếp quan hệ Mỹ-Việt
từ thù thành bạn nên được coi là một mô hình cho những nước khác.
“Việt Nam và Hoa Kỳ đi chung con đường từ xung
đột đến tình bạn là điều tôi thường nghĩ đến mỗi khi phải vật lộn với những thách
thức phức tạp, mà chúng ta phải đối phó hôm nay. Chúng ta đang đứng ở đây hôm
nay kỷ niệm 20 năm quan hệ bình thường là bằng chứng cho thấy chúng ta không
cam chịu chỉ đơn thuần lặp lại những sai lầm đã vấp phải trong quá khứ. Chúng
ta có khả năng để vượt qua sự đau khổ và lấy lòng tin thay thế sự nghi ngờ và
thay sự thù nghịch bằng sự tôn trọng.”
“Hoa Kỳ và Việt Nam đã một lần nữa chứng minh những
kẻ cựu thù thực sự có thể trở thành đối tác, ngay cả trong thế giới phức tạp mà
chúng ta đang sống hôm nay. Thành công đó đáng kể với chúng ta và còn cũng là một
bài học sâu sắc và đúng lúc cho cả thế giới.”
Chuyến đi Hà Nội của ông Kerry đến Hà Nội theo sau
chuyến viếng thăm Washington vào tháng trước của Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu
Đảng Cộng sản Việt Nam . Và Trọng đã nói rằng không thể cho phép sự khác biệt với
Hoa Kỳ về nhân quyền cản trở việc thắt chặt mối quan hệ giữ hai nước.
© 2015 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Kerry Links Better US-Vietnam Ties to Rights on Anniversary. By
Matthew Lee, AP Diplomatic Writer. Aug 7, 2015
No comments:
Post a Comment