Tuesday, August 4, 2015

Điều trần của Quốc hội Mỹ: Tình trạng kiểm soát và đàn áp quyền tự do tín ngưỡng của ĐCSTQ ngày càng tệ hại hơn (Gary Feuerberg, Epoch Times)





Tác giả: Gary Feuerberg, Epoch Times
Dịch giả: Trà Văn Kính
3 Tháng Tám , 2015

WASHINGTON – Tự do tín ngưỡng trước giờ vẫn luôn bị ĐCSTQ hạn chế. Nhưng trong những tháng gần đây, mức độ mà nhà nước kiểm soát và can thiệp thì chưa bao giờ dữ dội đến như vậy kể từ khi xảy ra cuộc Cách mạng Văn hóa, theo lời khai tại phiên điều trần của Quốc hội Hoa Kỳ.

Vào ngày 23 tháng 7, Ủy ban Điều hành Quốc hội về Trung Quốc đã nghe lời khai từ những đại diện của các học viên Pháp Luân Công, các Phật tử Tây tạng, những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và những người theo Công giáo đang sống tại Trung Quốc. Họ đã thảo luận về các hình thức mới của cuộc đàn áp [đã và đang áp dụng] đối với từng cộng đồng tín ngưỡng của riêng họ.

Nghị sĩ Chris Smith, Chủ tịch của Ủy ban Điều hành Quốc hội về Trung Quốc.(Gary Feuerberg/ Epoch Times)

Chủ tịch Chris Smith (Đảng Cộng hòa – bang N.J.) đã phát biểu khai mạc phiên điều trần với tuyên bố: “Chính quyền Trung Quốc đang hoảng sợ trước những đề xuất đơn giản khi mỗi cá nhân cho rằng họ có quyền được sống và thực hành tín ngưỡng của mình một cách công khai và bình yên, mà không có bất kỳ sự sợ hãi hay tình trạng đe dọa nào cả”. Để chứng minh quan điểm của mình, ông liệt kê một số ví dụ, bao gồm: “Hơn 1.200 thập tự giá, cùng với 35 nhà thờ đã bị phá hủy kể từ năm 2014. Số lượng trên đã được báo cáo rất chi tiết vì sự việc này quá nổi bật”, ông nói.

Thượng nghị sĩ Marco Rubio.(Gary Feuerberg/ Epoch Times)

Chủ tịch Smith và đồng Chủ tịch Marco Rubio (Đảng Cộng hòa – bang Fla.) phát biểu khai mạc đã nhấn mạnh rằng vào ngày 10 tháng 7, cảnh sát đã mở các cuộc càn quét và bắt giữ những người bảo vệ nhân quyền. Ông Smith cho biết: “Nhiều luật sư đã bị cáo buộc là một ‘băng đảng tội phạm’ đã ‘tạo ra những sự hỗn loạn’, chỉ vì họ đã bảo vệ quyền lợi của Pháp Luân Công, tộc người Duy Ngô Nhĩ, các tín đồ Công giáo và những người khác đang bị giam cầm”.

Bản tường thuật của ông Rubio cho biết rằng 200 luật sư đã bị bắt giữ, thẩm vấn, hoặc mất tích. Trong đó, ông mô tả đây là vụ đàn áp nghiêm trọng nhất đối với những người hành nghề luật sư kể từ năm 1980 ngay khi hệ thống pháp luật được thành lập từ sau cuộc Cách mạng Văn hóa.

Cả hai ông Smith và Rubio đã xâu chuỗi việc đàn áp các luật sư cùng với tình trạng bức hại đức tin của nhà cầm quyền Trung Quốc, để nhấn mạnh rằng trong số những người bị bắt thì có rất nhiều người là tín đồ của Công giáo. Và những con người luôn đề cao những khát vọng tinh thần này cần phải được bảo vệ, vì họ là những người dám đứng ra bảo vệ cho những các nhân dám “hy sinh mạng sống của mình để thể hiện giá trị tín ngưỡng tâm linh sâu sắc”, Rubio nói.

ĐCSTQ đe dọa người nhà nữ diễn viên Canada

Hoa hậu Thế giới Canada 2015, cô Anastasia Lin, làm chứng về cuộc bức hại Pháp Luân Công trước Ủy ban Điều hành Quốc hội về Trung Quốc, ngày 23 tháng 7. (Gary Feuerberg/ Epoch Times)

Anastasia Lin, nữ diễn viên, công dân Canada, và cô vừa mới được đăng quang Hoa hậu Thế giới Canada, đã miêu tả những áp lực với cha cô tại Trung Quốc, sau khi cô đoạt danh hiệu này trong năm 2015. Ban đầu, ông nói rằng ông rất tự hào về cô, nhưng chỉ sau đó vài ngày, ông nói với cô nên ngừng ngay những cuộc vận động vì nhân quyền cho Trung Quốc, nếu không ông sẽ buộc phải cắt đứt liên lạc với cô. Cô cho biết rằng cô rất lo ngại vì những lời khai tại phiên điều trần này sẽ khiến cho cha cô phải có thêm nhiều mối bận tâm đối với công ăn việc làm và gia đình của mình tại Trung Quốc.

Lin đã rất phẫn nộ vì mình là một công dân Canada “đang phát huy các giá trị Canada ở phía bên kia của thế giới” nhưng cha cô lại đang bị đe dọa bởi nhân viên an ninh của Trung Quốc. Cô đã đề cập đến việc cô đóng vai một người phụ nữ bị bỏ tù vì tu luyện Pháp Luân Công trong bộ phim “Bleeding Edge”, sẽ được công chiếu vào mùa đông này. Vào vai nhân vật đang bị tra tấn, nhưng cảnh khó nhất đối với Lin là khi người thân trong gia đình bị giải tới trước mặt cô, và quỳ xuống để năn nỉ cô phải từ bỏ niềm tin của mình. Lin nói rằng mặc dù bản thân cô chưa bao giờ trải qua những cảm giác đau đớn khi bị tra tấn, hoặc những lúc bị những tên cai ngục đày đọa xác thân của mình nhưng “Giờ đây tôi mới hiểu được cảm giác lo sợ tột cùng ấy, khi chỉ vì niềm tin kiên định của mình mà tôi có thể bị trả giá bằng chính những người tôi yêu thương nhất trên đời”.

Ông Rubio nói: “Thật bất ngờ và gây sốc cho rất nhiều người, vì nhiều công dân Mỹ có thể đang bị đe dọa và/ hoặc bị uy hiếp bằng sự an toàn và tính mạng của những người thân của họ đang sống tại Trung Quốc”.

Chế độ cộng sản Trung Quốc cũng gây áp lực lên nhiều quốc gia để những nước này chấp nhận chính sách nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công của họ. Cô Lin đã đề cập đến việc 56 học viên Pháp Luân Công người Trung Quốc đã lánh nạn ở Hàn Quốc nhưng hiện nay đang bị đe dọa trục xuất [khỏi Hàn Quốc]. Mặc dù từ năm 2002, nhiều thành viên của Quốc hội và Nghị viện Châu Âu đã gửi rất nhiều thư kháng nghị, nhưng rất ít học viên Pháp Luân Công được cấp quy chế tị nạn tại Hàn Quốc. Chủ tịch Smith nói, “Tôi nghĩ rằng, trong [56 học viên Pháp Luân Công Trung Quốc] này, chúng ta có thể đếm được số lượng người sẽ bị đẩy trở lại để đối diện với cuộc đàn áp. Chắc chắn là họ sẽ bị giam giữ và nhất định sẽ bị quấy rối”.

Lin nói rằng vì nghề nghiệp của cô là diễn viên, nên cô rất quen thuộc với các phương pháp tra tấn được áp dụng đối với các học viên Pháp Luân Công: “Bọn cai ngục đóng các thanh tre bên dưới các móng tay của các học viên. Phụ nữ bị tra tấn bằng cách chọc dùi cui điện vào vùng kín của họ và bị hãm hiếp”. Cô cũng đề cập đến những phương pháp tra tấn thường xuyên nhất chính là tình trạng đánh đập và “việc bức thực dã man thường làm cho cuống họng hoặc phổi của các học viên bị thủng”.

Bắt đầu sự nghiệp diễn xuất từ lúc 7 tuổi, cô Lin đã xuất hiện trong hơn 20 bộ phim và tác phẩm truyền hình liên quan đến vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc. Sau khi đoạt danh hiệu Hoa hậu Thế giới Canada, cô Lin sẽ đại diện cho Canada trong cuộc thi Hoa hậu Thế giới Toàn cầu, sẽ được tổ chức tháng 12 này ở Tam Á, Trung Quốc. “Ít nhất đây cũng là niềm hy vọng của tôi”, cô nói: “Nhưng những sự kiện gần đây khiến tôi hoang mang không biết phải làm sao”.

Tộc người Duy Ngô Nhĩ đối mặt với việc bị nhà cầm quyền làm nhục

Bà Rebiya Kadeer, Chủ tịch Đại hội Thế giới Duy Ngô Nhĩ, ngồi cạnh người phiên dịch (Gary Feuerberg/ Epoch Times)

Mặc dù hiến pháp của Trung Quốc và Luật tự trị trong hệ thống tự trị vùng dân tộc đã nêu rõ là nhà nước luôn bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, nhưng tộc người Duy Ngô Nhĩ ở Đông Turkestan vẫn là đối tượng bị ĐCSTQ kiểm soát rất chặt chẽ về niềm tin tín ngưỡng và hoạt động tôn giáo của họ. Rõ ràng, ĐCSTQ luôn nghi ngờ tộc người Duy Ngô Nhĩ đã và đang tiến hành các hoạt động tôn giáo của mình. Bà Rabiya Kadeer – Chủ tịch Đại hội Thế giới Duy Ngô Nhĩ đã trích dẫn nhiều trường hợp được thông tin rộng khắp trên truyền thông, về các lệnh hạn chế áp đặt lên tộc người Duy Ngô Nhĩ nhằm cản trở họ trong tháng ăn chay Ramadan. Bà phát biểu thông qua người phiên dịch tiếng Anh của mình tên là Alim Seytoff – Chủ tịch Hiệp hội người Duy Ngô Nhĩ ở Mỹ. Bà Kadeer, mẹ của 11 người con, từng là một người nổi tiếng, và là nữ doanh nhân rất thành công ở Trung Quốc, tuy nhiên đã bị tuyên bố là kẻ thù của ĐCSTQ và đã bị giam 6 năm trong một nhà tù của Trung Quốc.

Bà nói rằng một số báo cáo chưa được xác nhận trên các phương tiện truyền thông xã hội cho biết rằng tộc người Duy Ngô Nhĩ đã bị buộc phải “ăn dưa hấu tại nơi công cộng do hành động không tuân thủ pháp luật”. Bà tin rằng các báo cáo này là đáng tin cậy vì chúng phù hợp với những trường hợp đã xảy ra đối với nhiều người Duy Ngô Nhĩ, đặc biệt là các sinh viên, “những người này bị yêu cầu phải uống nước ngay trước mặt các giáo viên của trường để ‘chứng minh’ rằng họ đang tuân thủ quy định của nhà trường lẫn của chính phủ”.

Bà cũng trích dẫn một sự leo thang cực kỳ khiêu khích đang chống lại tín ngưỡng Hồi giáo. Vào đêm trước lễ ăn chay Ramadan tại khu vực Niya, chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ sinh sống, một cuộc thi uống bia đã được tổ chức. Bà cho biết hành động này là “một sự lăng mạ tín ngưỡng Hồi giáo” và không khác gì một cuộc tấn công vào đức tin của người Duy Ngô Nhĩ”.

Kiểm soát tuyệt đối Phật giáo Tây Tạng

Ông Losang Gyatso

Losang Gyatso – Trưởng bộ phận dịch vụ của Voice of America tại Tây Tạng cho biết ĐCSTQ tạo ra môi trường áp bức đã gây ra hơn 140 cuộc biểu tình tự thiêu của người Tây Tạng kể từ năm 2009. Trường hợp mới nhất xảy ra vào ngày 9 tháng 7, khi một tu sĩ 27 tuổi, tên là Sonam Topgyal, tự thiêu tại quảng trường công cộng ở Kyegudo, tỉnh Thanh Hải, khiến ông trở thành người Tây Tạng thứ 6 tự thiêu kể từ đầu năm 2015. Chính quyền Trung Quốc đã mang ông đi và mọi người tin rằng ông đã qua đời.

Ông đã viết một bức tâm thư một tuần trước vụ tự thiêu thể hiện nỗi tuyệt vọng của mình: “Vào thời điểm khi chính quyền đang thực hiện các chính sách để loại bỏ tôn giáo, truyền thống, văn hóa, và phá hủy môi trường của chúng tôi, người dân đã hoàn toàn không có quyền tự do ngôn luận, và cũng không có kênh nào để mọi người kiến nghị về tình hình của chúng tôi”.

Một sự việc khác vừa mới xảy ra gần đây liên quan đến cái chết nơi ngục tù vào ngày 12 tháng 7 của Tenzin Delek Rinpoche – một tù nhân chính trị và là một vị Lạt Ma rất được mọi người kính trọng. Gia đình ông và giới tu sĩ bị cấm không được gặp ông kể từ năm 2013, và đến tận ngày mà nhà cầm quyền Trung Quốc cho biết ông đã qua đời. Người nhà của ông và giới tu sĩ cần lấy lại xác ông để thực hiện một tang lễ cho xứng với vị trí của một vị Lạt Ma cao quý. Ông Gyatso nói rằng những người dân Tây Tạng đã bị đánh đập nặng nề khi lên tiếng yêu cầu trả lại cơ thể của vị Lạt Ma vào ngày 13 tháng 7. Vài ngày sau đó, Người nhà của Lạt Ma và một số tu sĩ được phép nhìn thấy cơ thể ở trong nhà giam. Đó cũng là nơi mà sau đó, di hài của ông đã được hỏa táng tại nhà tù này.

Ông Gyatso nói rằng người dân Tây Tạng sẽ nhìn nhận việc hỏa táng di hài của vị Lạt Ma trong nhà tù “như một hành động sỉ nhục và hạ thấp nhân phẩm, và do đó họ hiểu rằng nó được coi là một hình phạt bổ sung cho những ai đã từng kêu oan cho vị Lạt Ma trong suốt 13 năm, và sau đó họ lại phải lên tiếng đòi lại hài cốt của vị Lạt Ma sau khi ông qua đời”.
Ông Gyatso rất lo lắng về hậu quả lâu dài khi ĐCSTQ đã can thiệp vào việc lựa chọn vị hóa thân tái sinh của các nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng. Ông nói rằng sự can thiệp này sẽ làm suy yếu nền tảng của Phật giáo Tây Tạng bằng cách phá vỡ “sự tin tưởng và niềm tin của người dân Tây Tạng vốn đã luôn thể hiện lòng tôn kính và sự ngưỡng mộ những vị Lạt Ma của họ trong suốt hàng trăm năm qua”. Và điều này có thể dẫn tới “sự diệt vong của Phật giáo Tây Tạng, [một tín ngưỡng] đã có sự phát triển từ thế kỷ thứ 13”.

Công giáo: nhiều nhà thờ và những cây thánh giá đã bị phá hủy

Ông Bob Fu (phải), một mục sư và là người sáng lập kiêm chủ tịch của Hiệp Hội ChinaAid, trao đổi với Nghị sĩ Chris Smith trước buổi điều trần về bức hại tôn giáo tại Trung Quốc, ngày 23 tháng 7. (Gary Feuerberg/Epoch Times)

Linh mục Bob Fu – Chủ tịch Hiệp hội ChinaAid nói rằng sự đàn áp nhà thờ Công giáo đã “leo thang nghiêm trọng” trong 18 tháng vừa qua.

“Dựa theo thông tin được thu thập bởi ChinaAid, đến cuối tháng 6 năm nay, hơn 1.500 nhà thờ bị buộc phải phá hủy hoặc dỡ bỏ những cây thánh giá tại tỉnh Chiết Giang…với hơn 1.300 tín đồ Công giáo đã bị thẩm vấn, bị bắt bớ, hoặc giam cầm do họ đã phản đối hoặc cố tình ngăn chặn việc phá hủy những nhà thờ hoặc thánh giá”, Linh mục Fu phát biểu.

Ngay cả những nhà thờ thuộc Giáo hội Công giáo Tam tự (Độc lập, Tự chủ, Tự biện) không thuộc phạm vi quản chế của chính quyền cũng là đối tượng trong các chiến dịch đàn áp khắc nghiệt của nhà nước. Tháng vừa rồi, tại thành phố Hàng Châu và Kim Hoa, cây thánh giá của nhà thờ đạo Tin lành và Cơ đốc giáo thuộc thuộc Giáo hội Công giáo Tam tự  đã bị phá hủy hoặc dỡ bỏ.

Linh mục Fu nói thêm: “Chiến dịch do nhà cầm quyền tài trợ nhằm phá hủy những cây thánh giá của những nhà thờ chủ yếu không thuộc quyền quản chế của nhà cầm quyền đã cho thấy một bước phát triển mới trong cuộc đàn áp tín ngưỡng tại Trung Quốc”.







No comments: