Thursday, August 6, 2015

CSVN Chi Tiền Vô Mỹ: Đẩy Lui Nhân Quyền (Việt Báo)





06/08/2015

WASHINGTON -- Đó là một viện nghiên cứu chiến lược tại Hoa Kỳ. Viện này có tên là “Center for Strategic and International Studies” -- viết tắt là CSIS.

Tuy nhiên, viện này lãnh tiên tài trợ của cả chính phủ Trung Quốc, theo Wikipedia, và cũng lãnh tiền của chính phủ CSVN, theo một bản tin trên BBC hôm 5-8-2015.

Bản tin BBC có tựạ đề “Hà Nội 'mua ảnh hưởng' ở Washington thế nào” ghi nhận rằng nhà báo Greg Rushford người Mỹ chuyên viết phóng sự điều tra về chính trị trong mậu dịch quốc tế vào hôm 04/08 có bài đăng trên trang rushfordreport.com của ông có tựa ' How Hanoi Buys Influence in Washington, D.C.' (Hà Nội mua ảnh hưởng ở Washington thế nào).

BBC kể lại:

“Bài viết mô tả điều được cho là việc Đảng Cộng sản Việt Nam đã "âm thầm mua ảnh hưởng" nhằm thúc đẩy nghị trình ngoại giao của Hà Nội ở Washington và "chiến dịch vận động tinh vi" này dường như đã và đang có kết quả.”

BBC ghi nhận rằng sau cuộc gặp với ông Obama ở Washington, ông Tổng Bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng có bài diễn văn tại một viện nghiên cứu có ảnh hưởng là Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) nơi ông Trọng nói “Tôi khẳng định Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề quyền con người.”

“Bảo vệ và tăng cường quyền con người là mục tiêu chính của chính phủ Việt Nam," ông Trọng nói tại CSIS.

Đặc biệt BBC kể rằng trong khi ông Trọng đọc diễn văn ơ3ở CSIS, an ninh CSVN đã thò tay dàn dựng để buộc một nhà hoạt động gốc Việt phải rơ2ời tòa nhà.

Nhà hoạt động bị an ninh dàn dựng buộc rơì sự kiện này là BS Nguyễn Thể Bình.

Bản tin BBC ghi từ bài viết của Greg Rushford:

“Thế nhưng chỉ ngay trước khi ông Trọng đọc diễn văn thì đã có một sự cố mà tác giả mô tả là “xấu xí” xảy ra.
Sự cố này cho thấy những gì thực sự diễn ra khi giới chức Hoa Kỳ và Việt Nam khen Việt Nam có “tiến bộ nhân quyền rõ rệt”.
“Hơn nữa, sự việc đáng hổ thẹn tại CSIS cho ta thấy một chỉ dấu về việc Đảng Cộng sản đã âm thầm mua ảnh hưởng nhằm thúc đẩy nghị trình ngoại giao ở Washington thế nào.

“Đây là chiến dịch vận động tinh vi dường như có kết quả”, theo tác giả. “Hà Nội dường như biết được rằng ở Washington, có tiền là được việc (money talks).

Sự cố mà tác giả mô tả là giới an ninh Việt Nam tác nghiệp ngay trên đất Mỹ xảy ra khi một công dân Mỹ tới nghe ông Trọng nói tại CSIS đã bị đưa ra ngoài tòa nhà mặc dù có tên trong danh sách khách mời tham dự.

Đã có biểu tình trước Tòa Bạch Ốc khi Tổng thống Obama tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Bác sỹ Nguyễn Thể Bình đã từng tham dự nhiều sự kiện tại CSIS đã bị một thành viên cao cấp của CSIS là ông Murray Hiebert, cùng với một nhân viên an ninh của viện nghiên cứu này, yêu cầu rời tòa nhà.

Tác giả Rushford cho biết nhân viên an ninh của phía Việt Nam không cho phép bà Bình nghe bài diễn văn của ông Trọng và rằng khi bà đi lên phòng để dự sự kiện này thì được thông báo rằng bà là diện không được tiếp đón (Persona Non Grata).

"Ông Hiebert nói với bà Bình rằng ông đã cố gắng giải thích với giới an ninh Việt Nam thì vẫn chẳng có ích gì. Ông Hiebert đã xin lỗi bà Bình và thừa nhận rằng việc CSIS chịu áp lực khiến phải hành động như vậy là sai."...”

Hà Nội bơm tiền bao nhiêu để vận động hành lang ở Mỹ?

BBC ghi theo tác giả Rushford rằng:

“Hà Nội đã và đang chi khoảng 30.000 USD mỗi tháng cho Podesta Group, một công ty chuyên vận động hành lang có quyền lực với những quan hệ với các chính khách Mỹ có tầm ảnh hưởng lớn.”

Trong năm 2014, Hà Nội chi cho CSIS bao nhiêu?

BBC viết:

“Trang web của CSIS liệt kê các nhà tài trợ theo hạng mục chung. Họ tiết lộ rằng chính phủ Việt Nam trả cho CSIS trong khoảng từ 50.000 USD tới 500.000 USD trong năm 2014. Nhưng trang này không cho biết khoản tiền đó để dùng làm gì.”

Vận động này có hữu hiệu gì không?

BBC ghi theo tác giả:

“Theo nhà báo Mỹ, "Nghị trình vận động hậu trường của Hà Nội đang có kết quả. Chính phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ đang ngả theo hướng cho phép Việt Nam mua vũ khí sát thương...”

Bản tin BBC còn nêu nhiều chi tiết, về nhiều nhân vật liên hệ khác tại thủ đô Mỹ. Hiển nhiên, nhân quyền VN có vẻ như đang lui bước trong nghị trình Hoa Kỳ.

-------------------------------







No comments: