Người
Việt
Friday,
June 05, 2015 5:42:27 PM
WASHINGTON
(NV) - Đó là tuyên bố của ông Thôi Thiên Khải, đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ
khi trả lời phỏng vấn của CNN.
Tháng trước, USS Fort Worth của hải quân Hoa Kỳ đã
thực hiện chuyến tuần tra kéo dài một tuần trên biển Đông. (Hình: CNN)
Theo ông Khải, để giảm căng thẳng tại Biển Đông, trước
mắt, Hoa Kỳ nên ngưng đưa ra những tuyên bố và hành động ép Trung Quốc phải đáp
trả.
Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ cho rằng biển Đông là
“vấn đề riêng lẻ” và ông ta không tin hai bên sẽ đối đầu với nhau vì “vấn đề
riêng lẻ” đó. Ông Khải cho rằng cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc không nên để “vấn đề
riêng lẻ” như Biển Đông ảnh hưởng tới nghị trình làm việc song phương.
Đối với đề nghị của Hoa Kỳ: Trung Quốc cần ngưng
ngay lập tức các hoạt động xây dựng nhằm thay đổi nguyên trạng Biển Đông (bồi đắp
nhiều bãi đá thành đảo nhân tạo và xây dựng nhiều cơ sở quân sự như: phi đạo,
quân cảng, công sự... trên các đảo nhân tạo đó), đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ
cho rằng, một số quốc gia khác đang đòi chủ quyền ở Biển Đông cũng có những
hành động tương tự như Trung Quốc. Cũng vì vậy, “Nguyên trạng Biển Đông đã bị
các quốc gia khác thay đổi từ lâu,” những gì Trung Quốc thực hiện trong thời
gian vừa qua chỉ là “khôi phục lại nguyên trạng!”
Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ lập lại quan điểm mà
Trung Quốc vẫn liên tục nói tới, nói lui là các hoạt động của Trung Quốc ở Biển
Đông hoàn toàn chính đáng vì chúng được thực hiện tại khu vực vốn thuộc chủ quyền
của Trung Quốc và thuần túy là vì những mục đích dân sự. Chưa kể những cơ sở mà
Trung Quốc đang xây dựng ở Biển Đông còn nhằm hỗ trợ hải thuyền của các quốc
gia khác.
Tuy nhiên ông Khải không phủ nhận việc Trung Quốc đã
thiết lập một số cơ sở quân sự tại quần đảo Trường Sa. Ông Khải biện bạch rằng
việc thiết lập những cơ sở quân sự đó chỉ nhằm “tự vệ.”
Việc Hoa Kỳ cử các phi cơ thám sát tuần tra ở Biển
Đông và dự tính điều chiến hạm đến tuần tra tại đó như một cách khẳng định nỗ lực
bảo vệ đến cùng quyền tự do lưu thông cả trên không lẫn trên biển bị đại sứ
Trung Quốc tại Hoa Kỳ chỉ trích là “vi phạm Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.”
Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ nói thêm rằng, Trung Quốc
có quyền thiết lập ADIZ tại biển Đông nhưng sẽ “đánh giá tình hình” và làm “một
cách cẩn trọng.” Đối với chuyện thiết lập ADIZ, ông Khải chống chế rằng, Hoa Kỳ
là quốc gia đầu tiên thiết lập ADIZ và nay đã có hơn 20 quốc gia làm như thế.
Cũng cần nói thêm rằng, phản ứng của Hoa Kỳ và nhiều
quốc gia khác đã trở thành mạnh mẽ khác thường sau khi ngoại trưởng Trung Quốc
công khai tuyên bố, “Biển Đông là sân riêng của Trung Quốc” và “Trung Quốc có
quyền thiết lập ADIZ tại biển Đông.”
Không riêng Hoa Kỳ mà Nhật, Úc, ba thành viên ASEAN
là Singapore-Mã Lai-Indonesia và có thể sẽ còn có thêm một số quốc gia khác
tuyên bố điều phi cơ, chiến hạm đến tuần tra tại Biển Đông để minh định, quyền
tự do lưu thông ở Biển Đông, cả trên không lẫn trên biển lả bất khả xâm phạm. (G.Đ.)
-----------------------------------
Người
Việt
Friday,
June 05, 2015 5:43:39 PM
Dân chúng Philippines biểu tình trước đại sứ
quán Trung Quốc tại Manila. (Hình: aitonline.tv)
Diễn
biến mới nhất liên quan đến nỗ lực kiềm chế tham vọng của Trung Quốc để bảo vệ
chủ quyền của mình là Philippines tuyên bố bắt đầu đàm phán với Nhật về Hiệp Định
Thăm Viếng Quân Sự (Visiting Forces Agreement - VFA).
Nếu
Philippines và Nhật thông qua VFA, phi cơ và chiến hạm của Nhật có thể ghé các
căn cứ quân sự của Philippines để nhận tiếp liệu, mở rộng phạm vi hoạt động ở Biển
Đông. Trước đó, Philippines đã có VFA với Hoa Kỳ và Úc.
Hồi
tháng 4, Nhật từng công bố dự định điều động các phi cơ tham gia tuần tra trên
Biển Đông. Một VFA với Philippines sẽ giúp Nhật thực hiện dự định này dễ dàng
hơn. Bên cạnh các hành động dứt khoát như vừa kể, những chỉ trích của chính quyền
Philippines đối với Trung Quốc cũng càng ngày càng mạnh mẽ hơn.
Mới
đây, khi đến thăm Nhật, ông Aquino tiếp tục cảnh báo cộng đồng quốc tế về viễn
cảnh Trung Quốc có thể gây ra một cuộc chiến tranh thế giới, giống như nước Đức
Thời Quốc Xã. Cộng đồng quốc tế đã từng làm ngơ để Hitler và nước Đức ngang
nhiên sáp nhập vùng Sudetenland (vốn là một phần lãnh thổ của Czech và
Slovakia), rồi sau đó là toàn bộ Tiệp Khắc. Nếu cộng đồng quốc tế làm ngược lại
thì có lẽ Thế Chiến Thứ Hai không xảy ra.
Theo
ông Aquino, việc khuyên nhủ Trung Quốc sẽ khó có hiệu quả vì Trung Quốc không
chịu từ bỏ các yêu sách về chủ quyền, trong đó có chủ quyền tại Biển Đông. Ông
Aquino nhấn mạnh, nếu Hoa Kỳ không quan tâm đến tham vọng của Trung Quốc thì sẽ
không còn lực lượng nào đủ sức kiềm chế các tham vọng của một số quốc gia khác.
Ngay
sau đó, bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, đã lập tức
phản đối việc so sánh Trung Quốc với nước Đức thời Quốc xã. Bà Oánh bảo rằng đó
là một “nhận định phi lý và quá đáng.” Bà bảo rằng tranh chấp chủ quyền giữa
Trung Quốc và Philippines tại Biển Đông xảy ra là vì “Philippines chiếm đóng bất
hợp pháp một số hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa bằng vũ lực từ thập niên
1990.”
Cũng
tại Nhật, ông Aquino tuyên bố ủng hộ các đề nghị sửa đổi Hiến Pháp của Nhật vì
điều đó cho phép Nhật đóng vai trò tích cực hơn vì hòa bình và an ninh trong
khu vực.
Ông
Aquino mới kết thúc chuyến thăm Nhật sau khi ký với một xưởng đóng tàu tại Nhật
Bản hợp đồng trị giá 12,7 tỷ yen và khoản này được chính phủ Nhật cho vay với
lãi suất thấp để đóng các tàu tuần duyên.
Chẳng
riêng chính phủ mà dân chúng Philippines cũng đang tỏ ra cứng rắn hơn với Trung
Quốc. Ngoài việc liên tục biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc ở thủ đô
Philippines để phản đối tham vọng và các hành động càn rỡ của Philippines tại
Biển Đông, dân chúng Philippines đang kêu gọi nhau ngưng sử dụng hàng hóa Trung
Quốc vốn nhan nhản ở Philippines. Ông Renato Reyes, tổng thư ký Đảng Liên
Minh Mới, kêu gọi hành động để ngăn chặn tàu Trung Quốc xâm nhập lãnh hải, Đặc
Khu Kinh tế, xua đuổi ngư dân Philipines trên Biển Đông.
Vừa
có tin một chiến hạm Trung Quốc đã nổ súng để cảnh cáo một tàu đánh cá của
Philippines. Ông Voltaire Gazmin, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines, cho biết
đang phối kiểm tin này. Theo ông, nếu thông tin này chính xác thì đó sẽ là một
vấn đề nghiêm trọng. (G.Đ.)
No comments:
Post a Comment