Nguyễn Văn Lục
Posted on June
4, 2015 by editor — 0
Comments
Một lên tiếng cảnh báo về một tương lai đen tối khi
con người do lòng tham không tôn trọng trật tự thiên nhiên và trật tự con người
thì hậu quả không biết đâu mà lường được.
Thật ra vấn đề tham lam là vấn đề muôn thuở. Nó là vấn
đề của con người và nằm trong thân phận con người-ở-đời-như một thân phận trầm
luân. Tham ăn chỉ là cái mở đầu cho mọi thứ tham khác ở đời như trường hợp Thằng
Bờm. Thời nào cũng có kẻ tham, con người nào cũng vậy, chế độ nào cũng không
tránh nổi. Tôi còn nhớ khi còn trẻ đọc câu chuyện của văn hào Voltaire: Le
Corridor de la tentation (Hành lang thử thách)(1). Và nhớ mãi câu chuyện
đến bây giờ. Vàng bạc châu báu, chuỗi ngọc, đàn ông có đeo dâu? Vậy tham lén
lút bỏ vào túi để làm gì? Câu hỏi lý thú ấy sẽ đưa ra một chuỗi câu trả lời!
Tham nhũng, tham ô bắt đầu từ lòng tham của con người.
Lòng tham là ý muốn của cái muốn có nhiều, có tích lũy, cái có dư thừa.
Cái đó làm nên thảm trạng con người.
Con vật như con hổ, sư tử bắt được một con nai, ăn
no rồi, giả dụ có con nai khác đi qua nó cũng không thèm vồ.
Tuy nhiên, khi tìm hiểu về các xã hội thời tiền sử đến
xã hội công nghệ thì có thể có hai quan niệm đối nghịch.
Quan
điểm giải trừ các huyền thoại quá khứ
Theo quan điểm tiến hóa của Darwin có luật cạnh
tranh sinh tồn, cá lớn nuốt cá bé. Luật này áp dụng chung cho muôn loài, nhất
là các sinh vật hạ đẳng, vì thế khi áp dụng vào con người thì nó sai.
Sai ở chỗ, cạnh tranh là để tồn tại. Nhưng con người
cạnh tranh là để tích lũy, phòng hờ tương lai. Nhưng đến một lúc nào đó thì có
một kẻ vượt người khác về sức mạnh. Và kẻ ấy trở thành kẻ đứng đầu và thu gom mọi
thứ quyền lợi về cho mình. Nhưng, muốn thu cả vốn lẫn lời, muốn bóc lột tiếp
thì điều kiện tiên quyết là kẻ bị bóc lột phải tồn tại. Người ta không thể nào
giầu có một mình. Tương quan bóc lột là tương quan hàng đôi, có kẻ bóc lột và
người bị bóc lột.
Một cách nào đó, thời công nghệ, chúng ta rơi vào lý
thuyết Marx với chế độ ông chủ-thằng ở dần dần hình thành.
Và theo quan điểm của Marx, đến một lúc con người bị
bóc lột trở thành vong thân, bị tước bỏ hết đến độ đánh mất chính bản
thân mình.
Và Marx đề nghị một cuộc xung đột không tránh khỏi
là sẽ có cuộc đấu tranh giai cấp như điều kiện giải phóng con người ra khỏi sự
bóc lột, tìm lại được chính mình.
Quan điểm này cũng được một số nhà thần học theo
truyền thống Hy Lạp xưa nhìn nhận, chia sẻ: Tư hữu tự nó là điều xấu.
Thánh Cyprien, giám mục thành Carthage viết: Mọi
sự Thiên Chúa dựng nên đều để cho mọi người dùng chung. Thánh Gioan
Chrysostome thì kết luận một cách mạnh mẽ hơn: ‘Bất cứ một của riêng
nào cũng đều do bất công hay tội ác mà có. Và chỉ có thể diệt được tính cách bất
công bằng cách đặt mọi sự làm của chung.’(2)
Gần chúng ta hơn cả, khi có công cuộc đại kỹ nghệ
hóa, của cải dồn vào tay một người, đầy đám thợ thuyền vào một tình trạng vô
cùng đen tối. Giáo Hoàng Leo XIII trong thông điệp Rerum Novarum (Bàn về số phận
của thợ thuyền) đã lên án tình trạng bất công này trong một thông điệp về một bức
tranh xã hội cuối thế kỷ XIX như sau:
“Của cải dồn vào tay một thiểu số người, trong khi
bên cạnh đám quần chúng sống cảnh cơ bần một cách oan uổng.. Một nhóm người phú
quý chiếm độc quyền kỹ nghệ, thương mại và đặt trên vai của lớp công nhân đông
vô số một cách ách hầu như nô lệ.”
Của cải do tích lũy tư bản mà có! Đã bị kết án! Thế
thì của cải do lòng tham, do tham ô, tham những mà có thì tính sao?
Nhưng ông chủ ở cái thời còn ăn lông ở lỗ đến thời
phong kiến không thể không che đậy dấu kín cái giầu có của mình. Trước hết, ông
phải tìm cách chôn vàng, chôn bạc cho kỹ. Thứ đến phải phủ dụ đám dân đen cùng
khổ. Ông bầy ra đủ thứ ‘chuyện hoang đường’ , ‘chuyện thần thánh’ ‘chuyện trên
trời dưới đất’ mà nay ta gọi chung là Những huyền thoại cần phải giải
trừ.
Do sự ngu dốt hay do ngây thơ, những người dân đen
tin vào sự giải thích của các ông Chúa, ông Vua, ông Tù trưởng. Các ông này xử
dụng các bọn thầy phù thủy, thầy tướng số, thầy lang băm, thầy địa lý, v.v. làm
công việc giải thích về tính chính đáng (legacy) của ông chủ.
Ông chủ hay ông vua là thay trời trị dân, có quyền
ban phát bổng lộc và hành xử như phán quan xét xử. Những kẻ trung gian trên biết
‘lợi dụng’, biết che đậy, tự cho mình có cái quyền thay thế thần linh – như thần
gió, thần lửa, thần mưa, thần cây đa, thần hổ, thần bình vôi – và ban phát các
ân huệ thay trời đất. Chẳng hạn họ cho rằng họ có cái quyền lực đến độ sai khiến
được thần linh như cầu mưa, cầu đảo, dùng bùa ngải chữa bệnh, tiên đoán về vận
số, v.v. Đã có những bộ tộc để tránh những sự trừng phạt của thần thánh phải
dâng hiến những người con gái còn trinh tiềt mà kẻ hưởng thụ trực tiếp thay thần
thánh lại chính là các thầy phù thủy!
Đúng ra họ đánh lừa, ‘mua chuộc’ được cả thần linh nếu
có và đánh lừa được con người. Họ hối lộ thần linh bằng những bữa tiệc rượu do
dân đóng góp mà cuối cùng chính họ là người hưởng thụ trực tiếp phần bổng lộc
đó.
Rồi những quyền lợi thu gom được đã được họ định chế
hóa và được mọi người nhìn nhận.
Đó là một thứ tham lam trục lợi khéo léo, dấu mặt và
được nhìn nhận.
Muốn trừ hậu họa cùa sự tham lam, sự bóc lột nhân
danh thần thánh, phải giải trừ các huyền thoại ấy, phải tố cáo vạch trần
những mánh khóe bịp bợm ấy. Giải trừ huyền thoại là cách thức trả lại cho
người dân thường cái địa vị làm người của họ.
Nhiều tôn giáo trong nhiều trường hợp cũng mượn danh
thần thánh để vơ vét tiền bạc của cải, để thỏa mãn sự tham lam vật chất của họ.
Từ đó tạo ra một giới tăng lữ hay tăng sĩ một tầng lớp trung gian tôn giáo và
thống trị và bóc lột con người.
Chẳng hạn khi tôn giáo sa đọa xuống cấp thì nảy sinh
ra một thứ tôn giáo bùa ngải, bùa phép, lấy cúng vái làm mục tiêu thu lợi.
Nhiều tôn giáo rao giảng sự nghèo khổ, túng bấn như
một số phận nên chấp nhận – vì không thoát ra khỏi – nhưng lại đưa lời hứa hẹn
đầy an ủi là họ sẽ được tưởng thưởng bù trừ vào một thế giới đời sau với những
vinh quang huyễn diệu dành cho những kẻ nghèo khổ.
Và sự bố thí, bác ái trở thành tấm gương đạo đức
trong khi đòi hỏi chính yếu trước hết dựa trên sự công chính.
Thay vì bác ái, ta đòi hỏi sự công bằng.
Cũng vậy, người cộng sản chà đạp, bóc lột con người,
nhưng lại hứa hẹn tiến lên một chủ nghĩa xã hội! Còn bao lâu nữa thì lời hứa hẹn
ấy trở thành hiện thực?
Nói ra hết thì không khỏi cảm thấy sượng sùng và
đáng xấu hổ cho lịch sử con người cũng như lịch sử các tôn giáo!
Lòng tham lam như thế là phổ biến và bắt đầu ngay từ
những con người còn ăn lông ở lỗ.
Một
quan điểm khác của Marcel Mauss: Chỉ có những dân tộc khác nhau mà không có dân
tộc có nền văn minh kém
Quan điểm đấu tranh để sinh tồn giữa các sinh vật
hay quan điểm đấu tranh giai cấp trong mối tương quan ông chủ-thằng ở của Marx,
hay quan điểm giaỉ trừ huyền thoại trên không được nhà nhân chủng Marcel Mauss
quan tâm. Ông quan sát, nghiên cứu tại chỗ nhiều bộ tộc cổ xưa qua cách sinh hoạt,
cách sống, cách làm ăn của họ và ông đề nghị một lối nhìn táo bạo hơn sau đây
khi ông gạt bỏ tiêu chuẩn ‘Văn minh’ để phân chia các sắc tộc.
Theo M. Mauss, đối với các xã hội tiền sử, xã hội thờ
vật tổ (totem) khi con người còn kiếm sống bằng săn bắn và hái lượm, người ta
chấp nhận sự chung sống bằng một tinh thần mà ông gọi là: Lý thuyết về
quà tặng (Théorie du don). Ông là người đã chủ trương một quan điểm rất
tiến bộ về con người khi ông cho rằng: Il n’existe pas de peuples non
civilisés. Il n’existe que des peuples de civilisations différentes(3).
Không có những xã hội không văn minh. Mà chỉ có những dân tộc với nền văn minh
khác nhau.
Mauss đã có dịp nghiên cứu các bộ tộc người Bororo
hay Nambikwara ở Ba Tây (Bazil) và từ đó ông đưa ra lý thuyết Théorie
du Don. Lý thuyết quà tặng này đặt ra mối tương quan hỗ tương, có quà tặng trao
đi thì cũng phải có quà tặng cho lại (Contre-don). Và thường người trao tặng
tìm đủ cách để cho nhiều, nhiều khi đến ‘sạt nghiệp’’ để chứng tỏ cái lòng rộng
lượng của mình.
Đó là một cuộc tranh đấu hơn thua không phải về sức
mạnh cung tên, về giai cấp ông chủ-thằng ở mà là sự tranh đấu về sự rộng rãi.
(Lutte de générosité).
Kẻ được coi là mạnh nhất là kẻ cho nhiều nhất.
Như thế việc cho có khuynh hướng làm cho người cho
trở thành lớn lên và người nhận trở thành nhỏ đi. Dĩ nhiên, trong cuộc tranh đấu
chứng tỏ sự rộng lượng có thể ẩn chứa bạo lực được che đậy. Người nhận cảm thấy
trở thành yếu kém người cho như thể lệ thuộc vào người cho.
Và vì thế, người nhận phải tìm cách nào trả lại càng
sớm càng tốt người cho và kể từ lúc đó họ được coi như xóa nợ.
Thật sự lý thuyết quà tặng cũng là một hình thức cạnh
tranh sinh tồn, nhưng người viết cảm thức được đây là một cuộc cạnh tranh lành
mạnh để đi đến một sự giao hảo không phải đối đầu nhằm mục đích tiêu diệt kẻ
khác.
Lý thuyết quà tặng cũng có thể được người Trung Hoa
cổ xưa sử dụng mở đầu cho các cuộc thương lượng buôn bán, thương lượng giá cả
mà mục đích là đạt được điều mà họ mong muốn, mà trừ chi phí quà tặng xem ra vẫn
còn có lợi. Dĩ nhiên, quà tặng chỉ là biểu hiện ngoại thân, còn dụng ý thì lại
khác giữa người bộ tộc và người thương buôn Trung Hoa.
Nhưng nhìn lại cách trao đổi bằng cách cho như trên
cũng tránh được rất nhiều sự chèn ép, sự lấn áp hay là sự phải tranh đấu sống
còn để có thể tồn tại.
Chính ở điều này giúp chúng ta trân trọng những giá
trị văn hóa của người các bộ tộc. Nó không thua gì các giá trị được gọi là văn
minh, mà nó chỉ khác chứ không thua.
Đó là một cuộc sống hài hòa và an bình giữa con người-con
người và giữa con người với thiên nhiên. Một trật tự được nhìn nhận từ bao đời
nay và trở thành những giá trị tự tại (valeur intrinsèque) bất biến.
Một trong những lý do để lý thuyết quà tặng có thể
chấp nhận được là người cho không có khái niệm tích lũy tài sản. Nó không có
khái niệm lòng tham vô đáy, không có sự trục lợi vô tội vạ. Và phải chăng nó là
một nét văn hóa đẹp?
Tài sản tích lũy là do lòng tham lam mà có. Càng
tích lũy nhiều càng tham vô đáy, có một muốn mười, muốn một trăm.
Xã hội thô sơ khi con người đói thì đi săn bắn hoặc
hái lượm mà không nghĩ đến ngày mai, không nghĩ đến để dành. Cho nên không thể
có thiểu số những người thật giầu và đa số thì thật nghèo.
Cho nên, nếu phá vỡ cái trật tự ấy là phá vỡ cơ cấu
nền tảng của bộ tộc.
Một tổ chức xã hội dựa trên trao đổi như thế có thể
gọi là một tương quan xã hội tình – con người sống với nhau
chia của cho nhau, thay vì tính toán so đo hơn thiệt. Tính toán so đo hơn thiệt
có thể gọi là một xã hội lý. Xã hội lý dựa trên luật và đằng sau luật
là bạo lực.
Cái lợi trong xã hội tình cũng có, nhưng nó không phải
là yếu tố quyết định. Yếu tố quyết định là cuộc sống hòa hảo!
Phần người viết bài này vẩn nghĩ rằng, theo tinh thần
của Marcel Mauss, những giá trị tinh thần của một bộ tộc nguyên thủy cần được
giữ gìn và tôn trọng.
Nó không nằm trong khuôn khổ để chúng ta phán đoán,
để so sánh hơn kém hoặc đúng sai. Nó có giá trị với cái khung địa lý, cái thời
của nó. Không thể dùng thước đo của cái được gọi là văn minh, tiến bộ để đo đạc,
so sánh hay phân biệt hơn kém.
Tự nó, những giá trị ấy vừa mang giá trị xã hội vừa
mang tính truyền thống của một tập tục cổ truyền. Cũng nhờ đó giữ cho tộc bộ một
truyền thống liên tục, chuyển giao từ đời này sang đời kia.
Đó là những giá trị mà nhân loại không có lý do
chính đáng để xâm nhập và biến đổi nó.
Mọi sự biến đổi đều là tội ác đối với bộ tộc và đối
với nhân loại.
Tham vọng cải biến cơ cấu bộ tộc, thay đổi những bậc
thang giá trị đã được nhìn nhận là một công việc thừa, không đáng làm. Chẳng những
thế, nó còn là một tội phạm đến con người. Nó phá hủy cơ cấu các giá trị truyền
thống và kế thừa.
Chẳng hạn như hiện nay, tại Namibie, ở sa mạc
Kalahari(4). Nơi còn dấu vết những người Bochiman của thời tiền sử, một trong
những con người cổ đại nhất của lịch sử con người. Tuy nhiên do có điều kiện tiếp
xúc với thế giới văn minh hiện đại, những con người tiền sử ấy với những giá trị
đang đi đến cái đà tự hủy diệt mà không có phương tiện để tự bảo vệ.
Đang từ một xã hội hái lượm, du mục, không mặc quần.
Nay văn minh mặc quần và trồng trọt định canh, bỏ nếp sống du mục. Đang từ thời
kỳ đồ đá trải qua bao nhiêu đời nay, nay đổi sang thời kỳ biết tiêu thụ, biết
tính tiền.
Và có thể cái tiêu biểu hơn cả chứng tỏ sự mất gốc rễ
của họ bằng cách nay họ uống nước Coca-cola. Một sản phẩm tiêu biểu của xã hội
Mỹ vốn là ngoại lai, xa lạ, khác biệt với việc ẩm thực của bộ lạc.
VIDEO
: https://youtu.be/EXJ001L6crg
Bộ lạc Jarawa lần đầu tiên tiếp xúc với thế giới
bên ngoài.
Hình ảnh ấy tiêu biểu cho sự biến mất của cả một dân
tộc(5).
Sự hủy hoại những giá trị truyền thống này là một
cách gián tiếp phá hủy giá trị của những bộ tộc nguyên thủy. Và điều đó đáng cảnh
báo và lên án.
Chẳng hạn ở Việt Nam. Tây nguyên nay bị đồng hỏa, hủy
diệt sinh thái, đánh bật gốc rễ lối sống, lối làm ăn của người Tây Nguyên(6).
“Không dám có ước muốn tìm hiểu một dân tộc thẳm sâu
và lạ lùng trong quãng thời gian ngắn như thế. Đặt chân lên mãnh đất huyền thoại
nảy, mới bước vào một quán ăn nhỏ đã thấy sự bất công, huống hồ tôi đã ờ suốt một
mùa hè nơi đây và trở lại nhiều lần trong mùa xuân 2012.”(7)
Các dân tộc thiểu số miền Thượng Du Bắc Việt trong
tương lai sẽ không còn là họ nữa, vì đời sống của họ trở thành đối tượng phục vụ
cho khách du lịch.
Viễn
tượng đen tối của một xã hội chỉ dựa trên sự trục lợi và lòng tham
Trở về với xã hội chúng ta – một xã hội được coi là ổn
định và có khung hình pháp luật. Những lo ngại về một sự khủng hoảng tan rã trở
thành một lời cảnh báo nghiêm trọng.
Lòng tham của con người thi như cái thùng không đáy.
Vấn đề là làm sao ngăn chặn để con người dừng lại và tổ chức một cơ cấu xã hội
hữu hiệu để có muốn tham lam vơ vét cũng không vơ vét được.
Hiện nay ở những nước có truyển thống dân chủ và
kinh tế phát triển cao trong một năm cũng đã xảy ra nhiều vụ xi căng đan về hối
mại quyền thế, tham ô và lợi dụng chức vụ làm bậy. Sư tham ô này đôi khi nhỏ nhặt
đến không đáng kể như một vé đi nghỉ hè, một bữa tiệc, một buổi trình diễn văn
nghệ vv
Nhưng nó vẫn được coi là một sự thỏa thuận có tính
toán, mở đầu cho những giao kèo thỏa thuận ngầm quang trọng hơn. Tham những
cũng thường mang tính kết bè phái, đồng lõa với tội phạm.
Nó chỉ khác nhau là ở các nước chậm tiến và độc tài,
tham nhũng thường bị các thế lực nhận chìm, che dấu. Dưới chế độ cộng sản cũng
không ra khỏi thông lệ này.
Còn tại các nước dân chủ- ý thức về công bằng xã hội
cao- nên nếu bị phát giác thì phải ra tòa và chịu án phạt-.Luật là luật được áp
dụng cho mọi công dân.
Điều này cũng giúp cắt nghĩa được tại sao mức độ
tham nhũng thời Đệ nhị Cộng hòa trầm trọng hơn thời Đệ nhất Cộng hòa đến độ nảy
sinh ra phong trào chống tham nhũng của Lm Trần Hữu Thanh năm 1974.
Khi đặt vấn đề tham những ra như một chủ đề nghiên cứu,
chúng ta cần nắm vững một số nguyên tắc, một số quy luật có tính chất nền tảng
như quy luật của cuộc sống con người.
Thật vậy, để có thế có một cuộc sống hài hòa, một cuộc
sống đáng sống, con người không thể không tôn trọng những trật tự sau đây.
Trật
tự thiên nhiên
Trật tự này nay được nhấn mạnh đến sự tôn trọng môi
trường, môi sinh. Con người và thiên nhiên như nằm trong một bọc theo quan niệm:
Trời che, đất chở.Thế tam tài như trong một bọc, trời, đất, người, trong tinh
thần mưa thuận gió hòa. Tinh thần ấy chan hòa trong triết lý Đông Phương giúp
con người sống an vi ở trần thế.
Đó là nếp sống của xã hội Đông Phương mà trong đó
con người sống hài hòa với thiên nhiên, với vũ trụ quanh ta trong đó cái tận điểm
chết chỉ là Về.
Các sắc dân thiểu sổ, các dân tộc còn sống du mục
hay ở tình trạng kinh tế săn bắn và hái lượm để lại nhiều bài học quý giá cho
chúng ta về sự tôn trọng thiên nhiên. Họ coi thiên nhiên như có một linh hồn,
có sự sống và sức mạnh có thể trừng phạt con người nếu con người không tôn trọng
thiên nhiên.. Từ đó có nhiều ‘luật lệ’, nhiều cấm kỵ đến gây ngạc nhiên cho những
ai không tiếp cận thiên nhiên như họ. Claude Lévy-Strauss tác giả cuốn sách về
Nhân chủng học Tristes Tropiques (Nhiệt đới buồn hoang) gọi
chung là những pensées sauvages(những tư tưởng hoang dã). Tư tưởng
hoang dã là những tư tưởng do sự kết tinh của những kinh nghiệm học hỏi được
khi giao tiếp với thiên nhiên. Đó là những tư tưởng dựa trên kinh nghiệm
(empiriques) khác với tư tưởng thực nghiệm (expérimentales). Nó không thể cắt
nghĩa và lý giải như các tư tưởng thực nghiệm. Nó là cả một hệ thống tư tưởng kế
thừa kinh nghiệm của nhiều đời truyền lại. Nó là như thế và đừng hỏi tại sao thế
này, thế kia. Nó là thế đấy! Đừng hỏi tại sao bởi vì những tư tưởng ấy được
truyền thụ lại và giúp con người tránh được những tai họa đổ xuống họ.
Mặc dầu là những tư tưởng hoang dã, khác với những
suy nghĩ của những xã hội đã tiến bộ. Nhưng điều chính yếu là chúng dạy cho con
người phải biết kính trọng thiên nhiên. (Le respect). Điều này mới là quan trọng
mà đáng lẽ là quan trọng nhất.
Ngày nay, chúng ta phải học để biết tôn trọng thiên
nhiên. Trẻ con các nước tân tiến đang học như thế ngay từ các lớp tiểu học.
Quý vị độc giả có thể đọc thêm cuốn Les
hommes de la forêt de la pluie của Peter Baumann và Erwin Patzelt để
thấy hết được cái đẹp nguyên thủy của những sắc dân vùng Xích đạo (Equateur) –
một trong những sắc dân còn có cuộc sống hoang dã nhất hành tinh này(8). Với những
khu rừng còn nguyên sinh (forêt vierge), hầu như chưa có dấu chân người, nay đã
là nơi khai thác dầu hỏa do công ty Shell-Mera đảm trách. Họ đã thiết lập những
nhà máy điện. Rồi để cung cấp tiện nghi cho công nhân ngoại quốc, họ thiết lâp
các tủ lạnh, lò sát sinh, cơ sở làm bánh mì, bánh ngọt. Rồi cần phải có máy
phát điện cực mạnh. Rồi để di chuyển từ nơi này đến nơi kia, họ phải khai phá rừng,
làm những con đường trải nhựa xuyện qua các cánh rừng. Tất cả từ nay sẽ không
còn như trước nữa.
Trước sự xâm phạm một cách tàn bạo đến rừng của bộ tộc,
các sắc dân này đã giết gần 10 người trong đám những chuyên viên đến đây làm việc.
Một nhân chứng là Robinson đã nhận diện ra ông tù trưởng bộ tộc. Robinson cho
đó là một người có khuôn mặt độc ác nhất, dữ tợn nhất mà ông chưa hề bao giờ
nhìn thấy. Và ông kết luận:
C’était vraiment un sauvage!(9)
Ở phần cuối cuốn sách, tác giả kết luận rằng, sự biến
mất vũ trụ các sắc dân Aoka chỉ là vấn đề thời gian trong vài năm nữa. Có thể một
vài người trong sắc dân này còn tồn tại bằng cách trở thành tôi tớ, thợ thuyền
hoặc thành người lính hay người theo đạo, nghĩa là thành những người Equateurs
hội nhập đúng nghĩa.
Và đó là cơ may sống còn của họ.
Thoạt đầu chỉ có các nhà truyền giáo người Mỹ đến
đây; nay thì các hãng dầu đổ bộ, thiết lập cơ sở và di chuyển bằng trực thăng.
Từ đây, khó còn có chỗ nào còn được coi là rừng nguyên sinh.
Có ba yếu tố làm hủy diệt môi sinh, môi trường của
các sắn dân này là: dầu hỏa, các nhà truyền giáo và các tên thực dân(10). Thật
đáng phỉ nhổ!
Chúng ta, các nước chậm tiến nay trên đà phát tiển đều
có một lỗi lầm cơ bản là thiếu ý thức về vấn đề bảo vệ, môi sinh, môi trường.
Do lòng tham, người ta chà đạp, dày xéo, phá nát
thiên nhiên một cách không tương nhượng. Chẳng hạn, để đãi lọc được vàng, nhiều
nước Phi Châu đã gây ô nhiễm môi trường với nước thải lọc từ việc đãi vàng một
cách trầm trọng. Việc săn bắn thú rừng, nhất là những con thù có có tác dụng
kinh tế cao như sừng tê giác, ngà voi đưa đến nạn tuyệt chủng vì nạn giết bừa
bãi.
Thiên nhiên không phải là những tài sản vô tận phục
vụ lòng tham của con người! Đến một lúc nào đó sẽ cạn kiệt.
Việc khai thác bừa bãi được coi như một thứ ăn cắp của
trời mà hậu quả sẽ trở thành vô cùng tai hại cho các thế hệ tương lai. Chẳng hạn
không chịu có kế hoạch lọc nước thải từ các nhà máy thải ra mà cứ thể tuồn ra
sông ra biển. Sau này muốn giải quyết nước sạch sẽ tốn gấp 4,5 lần nếu làm từ đẩu?
Thế hệ tương lai sẽ gánh cái gánh nợ thiên nhiên để lại và phải trả cả vốn lẫn
lời.
Phá hoại môi sinh, môi trường là một thứ tham lam
như tham lam làm giàu, tích lũy của cải một cách bất hợp pháp.
Ngày nay, đời sống văn minh tiến bộ, tham vọng làm
chủ vũ trụ đang phá vỡ cái trật tự thiên nhiên ấy.
Con người đang đứng trước nhiều thách thức, nhưng
thách thức lớn nhất hiện nay là phải làm hòa với thiên nhiên.
Có nhiều cảnh báo đe dọa về những thảm khốc của các
nhà khoa học nếu con người do lòng tham phá vỡ các trật tự này..
Nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt
Nam, như Tầu. Tầu là một xưởng máy của cả thế giới, nhưng cũng là nước tiêu biểu
nhất về ô nhiễm môi trưởng và tàn phá thiên nhiên.
Đây là một thứ tham nhũng trời đất, một thứ
ăn cắp của trời mà con người là thủ phạm. Chẳng hạn nước Tầu là một
trong những nước cùng một lúc lạm dụng trời đất và bóc lột con người.
Họ phải trả giá rất cao sau này!
Lòng tham không dừng được, sự tích lũy cứ mỗi ngày
đòi hỏi một cao. Bằng mọi cách phải gian lận, phải hối lộ, phải mua chuộc bằng
mọi giá. Nếu không trả được thì tìm cách quỵt nợ, chạy làng.
Nhưng ăn cắp của trời, quịt nợ với thiên nhiên thì
trước sau gì cũng phải trả, không trốn đâu mà trả rất nặng, trả cả vốn lẫn lời.
Người ta nói đến lưới trời lồng lộng, phải chăng có
thể ứng dụng trong trường hợp này.?
Trật
tự con người
Đó là sự tôn trọng những vấn đề thuộc quyền con người.
Lòng tham hay sự tham ô là một trong những yếu tố đang phá vỡ cái trật
tự về quyền con người.
Nó tước bỏ những cái mà mỗi con người được quyền có,
cái tôi có (avoir), nó biến cái tôi có rơi vào kẻ khác để trở
thành cái tôi là (être) của người khác.
Nó tạo ra sự mất quân bằng xã hội mà đa số trở thành
nạn nhân của thiểu số. Đa số tượng trưng cho giai cấp cùng khổ, thiểu số trở
thành tiêu biểu cho giai cấp hưởng thụ, giai cấp bóc lột. Trật tự con người bị
phá vỡ, nó cũng sẽ đem lại những hậu quả thảm khốc như khi phá vỡ môi sinh
trong trật tự thiên nhiên và phá vỡ môi trường trong trật tự
con người.
Cho nên, càng cải thiện môi trường xã hội thì càng
có cơ may duy trì được trật tự con người. Chẳng hạn kinh tế phát triển phải đi
đôi với ý thức về công bằng xã hội, về quyền tư hữu, về sự phân phối lợi nhuận
sẽ tạo điều kiện cho một xã hội ổn định.
Mức sống cao thì dân trí phải cao, người dân đủ ăn,
đủ mặc thì sẽ có giảm sút về mức độ tham những. Một cảnh sát giao thông, lương
khởi đầu từ 45-50.000 lên đến mức trần trên dưới 100.000 đô la thì không tội vạ
gì tham nhũng vài chục bạc!
Tổ chức xã hội chặt chẽ và mạng lưới luật pháp
nghiêm minh cũng ngăn chặn bớt tham vọng muốn tham nhũng. Tham những là sự lợi
dụng những khe hở của luật pháp, của trật tự xã hội.
Tuy nhiên, dù sao đi nữa, dù tổ chức xã hội thế nào
đi nữa thì cái yếu, cái xa ngã, cái xu hướng về điếu xấu cũng là thành phần của bản
tính con người.
Con người là như thế, không ai nói hay được. Chính
vì hiểu điều này nên khi đọc truyện ngắnNgười đàn bà ngoại tình (La
femme adultère) của Camus trong Exil et le Royaume, ta mới hiểu thấu hết được
thân phận người. Câu chuyện kể một người đàn bà đi nghỉ hè với chồng và buổi tối
hôm ấy bà đã lên sân thượng của khách sạn để ngắm trời sao. Phút chốc, nàng cảm
nhận được thân phận của nàng chỉ là tù đầy với biết bao ràng buộc, tù túng và lệ
thuộc. Một cuộc đời đầy đau thương, hữu hạn, buồn đau và tủi nhục, lo lắng và
khổ ải.
Nhìn lên trời cao, lòng mở rộng, chia xẻ với trời đất
bao la, trút bỏ được những ràng buộc, nàng cảm thấy sống chan hòa, hạnh phúc
như được giải thoát.
Chính lúc ấy, nàng như ‘ngoại tình’ với cuộc đời
này. Phải chăng cuộc ngoại tình này mới chính là cuộc đời đáng sống?
Nhưng điều quan trọng hơn cả cần phân định rõ: có
thứ tham nhũng cá nhân và thứ tham nhũng tập thể. Thứ sau này nó có thể biến
thành chính sách, đường lối phục vụ cho một đảng, một tập đoàn như đảngCộng sản
Việt Nam.
Sự phân biệt này rất là quan trọng.
Tham nhũng tại Việt
Nam có hạng trên thế giới.
Miền Nam Việt Nam, thời Đệ nhất Cộng hòa tham ô, hối
lộ tương đối là ít đến thời kỳ Đệ nhị Cộng hòa có tham nhũng nhiều hơn, nhưng vẫn
giới hạn. Sự giới hạn ấy chỉ dính dáng tới một số vị lãnh đạo đứng đầu nước kéo
theo một thiểu số sĩ quan cao cấp và một số nhân viên hành chánh như trưởng ty,
quận trưởng, tỉnh trưởng, giám đốc, tổng giám đốc. Cộng chung số người này lại
không quá con số 2000 người trên tổng số 17 triệu dân chúng.
Tại sao Đệ nhất Cộng hòa tệ nạn tham nhũng ít hơn Đệ
nhị Cộng hòa? Một phần không nhỏ nhờ vào người lãnh đạo cả nước. Ngô Đình Diệm
thì không phải Nguyễn Văn Thiệu, Ngô Đình Nhu càng không phải Trần Thiện Khiêm.
Sau 1975, tham nhũng là một hệ thống của một tập
đoàn 3 triệu đảng viên, cộng với công an, cảnh sát, quân đội với cán bộ từ xã ấp
đến cấp quận huyện. Chưa kể đến các chức sắc trong các xí ngiệp quốc doanh, xí
nghiệp do quân đội quản lý. Số người tham những không còn là 2-3000 người mà là
trên dưới 10 triệu người trên tổng số 80 triệu dân. Nghĩa là cứ 8 người dân thì
có một người tham nhũng!
Tham những như thế trở thành một quốc nạn. Và theo
Pierre Letocart, La pratique de la corruption a toujours un cout social.
Tham nhũng bao giờ cũng phải trả giá cho một gánh nặng xã hội.
Thật vậy, tệ hại của tham nhũng trên con người là khó
lường hết được. Nó trực tiếp ảnh hưởng trên đời sống cá nhân, gia đình. Nó tạo
ra bất công xã hội, về mức tội phạm cũng như về thảm cảnh xã hội là vô cùng khốc
liệt.
Nó tạo ra tình trạng một xã hội vô đạo và vô pháp luật,
phá vỡ mọi kỷ cương, trật tự xã hội, phá vỡ điều mà ta nói trên: Đó là trật tự
của con người.
Tham nhũng hiện nay ở Việt Nam trở nên trầm trọng vì
nó mất đi ý thức làm người ở đời.
Tôi không có những con số thống kê của xã hội Việt
Nam hiện nay đành dựa trên tài liệu của Trung Quốc – mà giữa Trung cộng và Việt
Nam có một số mẫu số chung.
Ô nhiễm ở Trung Cộng
khiến 1,2 triệu người chết non chỉ trong năm 2010. Nguồn: .zmescience.com
Chẳng hạn, trong năm 2000, Trung Cộng xử tử hình
4000 người. Sau đó, các bộ phận của các xác chết ấy trở thành một cuộc buôn bán
các bộ phận như gan, thận, võng mạc thịnh hành trong các nhà thương quân đội(11).
Điều này có khác gì hiện nay ở Cali, có nhiều bác sĩ
giả, dược sĩ giả lên truyền hình quảng cáo các loại thần dược để bịp dân chúng.
Chúng được tiếp tay, phổ biến, lan truyền rộng rãi nhờ rất nhiều đài truyền
hình. Có trên dưới 10 đài. Các đài này lại thuê mướn những ca sĩ, những MC có
tiếng tăm tiếp tay cho bọn phù thủy các loại thuốc thần này. Chưa kể những đài
truyền hình này làm những công việc chống Cộng rất hữu hiệu – là cơ hội cho các
bình luận gia ra rả mỗi ngày giải ảo hết cái này đến cái kia. Các tôn giáo cũng
có phương tiện truyền đạo với chương trình mỗi tuần.
Cái điều quan trọng là tất cả những thành phần trên
– từ nhà thờ đến chùa chiền, từ các hội đoàn, từ ca sĩ đến MC, từ những người đẹp
không tên, ngay cả các ông già bà già lên làm chứng dối, tất cả không trừ một
ai đều sống bám vào các chương trình quảng cáo thuốc men và sản phẩm sửa sắc đẹp
này vẫn tường mình vô tội, có bàn tay sạch.
Đó cũng là hình thức của sự sát nhân. Nó đem lợi nhậu
có thể lên đến hàng tỉ đô la và rút tiền của những người già lớn tuổi là nạn
nhân trực tiếp của chúng.
Chúng ta chưa nói đến hậu quả tai hại của các thứ dược
phẩm ấy mà phần lớn không cách nào kiểm chứng được!
Bây giờ, mỗi khi các ông, các bà, các ca sĩ, các MC,
các linh mục, các thượng tọa lên truyền hình thì xin hãy nghĩ đến hàng ngàn,
hàng vạn nạn nhân vô tội mua thuốc của những bọn bịp quốc tế này.
Luật pháp Hoa Kỳ chỉ nhúng tay vao khi có sự tố cáo
từ các nạn nhân hoặc các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Đó là thứ tham những dấu mặt như một
thứ bệnh dịch hạch mà ai cũng tưởng rằng mình vộ tội!
Cũng ở Trung Hoa, người ta nhận thấy có khoảng
250.000 trẻ em sống đi hoang, bụi đời. Tại Thượng Hải, có 44% trẻ em sinh ra một
cách lén lút. Nếu nói chung cả nước thì một năm có 2 triệu trẻ em được sinh ra
mà không có giấy tờ hợp lệ(12).12
Trung bình một năm ở Trung cộng có 250.000 người đã
tự tử cách này cách khác.
Bài viết như một lên tiếng cảnh báo về một tương lai
đen tối khi con người do lòng tham không tôn trọng trật tự thiên nhiên và trật
tự con người thì hậu quả không biết đâu mà lường được.
Thái Lan. Nguồn:
www.natureasia.com
© 2015 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
(1) Voltaire trong Corridor de la tentation kể câu
chuyện nhà vua muốn kiếm một người người quản lý hiền tài để coi kho báu. Vua
có mời mọi người đến dự tiệc phải đi qua một hành lang tối, trên đó bày biện đủ
thư vàng bạc châu báu. Ai cũng tham lam nên tìm cách nhét đầy hai túi. Sau đó,
nhà vua truyền họ phải khiêu vũ. Nhưng vì túi nặng quá nên nhảy không được. Chỉ
có một vị không tham lam nên nhảy nhẹ nhàng. Vua đã chọn người này để coi giữ
kho tàng cho nhà vua!
(2) Gérard Walter, “Les origines du Communisme Judaiques, grecques, Latines”, trang 120
(3) Marcel Mauss, “L’enseignement de l’histoire des religion des peuples non cicilisés à l’école des hautes études”, Revue de L’histoire des religions, 1902 trong Marcel Mauss, Oeuvres, t.2, op, cit, p. 229-230
(4) Xem thêm, “Namibie, Le désert de la vie” Của Olivier Grunwald và Bernadette Gilbertas. Trong đó cho thấy Namibie là một sa mạc cục kỳ khắc nghiệt giữa nóng và lạnh. Mùa khô cạn kiệt nước đến độ hàng trăm loại súc vật khác nhau đổ xô đến vùng có nước bất kể đến gian nguy bị con thú khác ăn thịt.. Ngựa vằn, hươu nai và voi cùng có mặt. Trong trận hạn hán năm 1983, tại các vùng Kaokoland, Damaraland và vùng Owambo, 3000 con voi tụ về một địa điểm có nước. Xem trang 164
(5) Xem GEO, số 80, tháng 10-1985. Bài viết nhan đề: “Bochimans: Les enfants de Coca Cola”.
(6) Xin đọc thêm “Nước mắt của rừng” của Amai B’lan
(7) Ibid., trang Lời nói đầu
(8) Peter Baumann, “Les hommmes de la foret de la pluie”.
(9) Ibid., trang 23
(10) Ibid., trang
(11) Eric Meyer, “Sois riche et tais-toi, Portrait de la Chine d’aujourd’hui”, trang 376
(2) Gérard Walter, “Les origines du Communisme Judaiques, grecques, Latines”, trang 120
(3) Marcel Mauss, “L’enseignement de l’histoire des religion des peuples non cicilisés à l’école des hautes études”, Revue de L’histoire des religions, 1902 trong Marcel Mauss, Oeuvres, t.2, op, cit, p. 229-230
(4) Xem thêm, “Namibie, Le désert de la vie” Của Olivier Grunwald và Bernadette Gilbertas. Trong đó cho thấy Namibie là một sa mạc cục kỳ khắc nghiệt giữa nóng và lạnh. Mùa khô cạn kiệt nước đến độ hàng trăm loại súc vật khác nhau đổ xô đến vùng có nước bất kể đến gian nguy bị con thú khác ăn thịt.. Ngựa vằn, hươu nai và voi cùng có mặt. Trong trận hạn hán năm 1983, tại các vùng Kaokoland, Damaraland và vùng Owambo, 3000 con voi tụ về một địa điểm có nước. Xem trang 164
(5) Xem GEO, số 80, tháng 10-1985. Bài viết nhan đề: “Bochimans: Les enfants de Coca Cola”.
(6) Xin đọc thêm “Nước mắt của rừng” của Amai B’lan
(7) Ibid., trang Lời nói đầu
(8) Peter Baumann, “Les hommmes de la foret de la pluie”.
(9) Ibid., trang 23
(10) Ibid., trang
(11) Eric Meyer, “Sois riche et tais-toi, Portrait de la Chine d’aujourd’hui”, trang 376
No comments:
Post a Comment