Samuel Ramani - The
Diplomat
Người dịch: Đỗ
Kim Thêm
Posted by adminbasam on
17/06/2015
Trong dịp thuyết giảng
tại Đại học Oxford vào đầu tháng 6, Joseph S. Nye đã dành cho Samuel Ramani một
cuộc phỏng vấn với toàn văn sau đây:
*
Chính quyền Obama
đã thực hiện việc chuyển trục chiến lược về châu Á là một yếu tố chính trong
chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, việc chuyển giao rộng lớn các nguồn lực quân sự
của Mỹ tại Thái Bình Dương đã bị chống trả bởi việc tập trung quân sự nhanh
chóng của Trung Quốc.Kể từ khi sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tăng lên với
tốc độ nhanh hơn so với sự hiện diện của Mỹ, ông có nghĩ việc chuyển trục chiến
lược về châu Á sẽ có hiệu quả trong việc cân bằng quyền bá chủ khu vực của
Trung Quốc trong thời gian dài?
Tôi nghĩ cụm từ tái
quân bình, một thuật ngữ mà chính quyền Obama thích sử dụng hơn tạo được nhiều
ý nghĩa. Chuyển trục sang châu Á đúng hơn là một chính sách quân sự. Châu Á, đặc
biệt là Đông Á, là một nơi tăng trưởng nhất của nền kinh tế thế giới và tôi
nghĩ chính quyền Obama cảm thấy chúng ta đã chưa quan tâm đúng mức đến khu vực
này. Vì vậy, việc tái cân bằng là một nỗ lực để tập trung vào các khu vực năng
động nhất của nền kinh tế toàn cầu. Nó có một thành tố quân sự, như khi cam kết
của Hoa Kỳ để có 60 phần trăm của lực lượng hải quân ở Thái Bình Dương vào năm
2020. Nhưng điều quan trọng là để nhấn mạnh tác động của Đối tác Xuyên Thái
Bình Dương và những nỗ lực ngoại giao trong khu vực. Đối với các thành tố quân
sự, Hoa Kỳ có khả năng với 10 hàng không mẫu hạm đặc nhiệm để gia tăng lực lượng
trong khu vực Thái Bình Dương, nếu cần thiết. Vì vậy, khả năng của Hoa Kỳ đã vượt
qua những lực lượng được đồn trú ở đó vào bất kỳ thời gian quy định nào; khả
năng huy động các lực lượng bổ sung một cách nhanh chóng là một lợi điểm quan
trọng. Ngoài ra, Hoa Kỳ vẫn giữ 50.000 quân tại Nhật Bản và 20.000 quân khác tại
Hàn Quốc; mà một phần được hỗ trợ bởi các điều kiện ngân sách của Nhật Bản và
Hàn Quốc. Vì vậy, tôi nghĩ rằng tái cân bằng hướng tới châu Á có ý nghĩa và
chúng ta nên theo đuổi với chiến lược này.
*
Gần đây, sự va chạm
đã trở nên to tiếng hơn giữa các đồng minh truyền thống của Mỹ trong khu vực
Thái Bình Dương, Nhật Bản và Hàn Quốc, đặc biệt là trong các cuộc thăm dò công
luận. Tại sao ông nghĩ rằng việc bất hoà này đã lan rộng? Và có phải vị thế của
Abe tỏ ra hung hăng đối với Trung Quốc đang gây bất ổn cho khu vực không?
Tôi không nghĩ là
có những quan ngại nghiêm trọng bên trong Hoa Kỳ về những nỗ lực của Abe để cải
thiện vị thế quốc phòng của Nhật Bản. Tôi nghĩ họ được hoan nghênh, nhưng tôi
nghĩ Washington quan tâm về các mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Lý do là
có những nguy hiểm nghiêm trọng đến từ Bắc Hàn; và đối phó với mối đe dọa mà
đòi hỏi phải có phối hợp chặt chẽ giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hoa Kỳ đã và
đang làm việc trong bóng hậu trường và đôi khi công khai thuyết phục Nhật Bản
và Hàn Quốc cải thiện sự hợp tác của họ, và thông qua các vấn đề lịch sử của họ,
mà đó là một nguồn gốc chủ yếu của tình trạng căng thẳng. Điều đáng tiếc là có
vài người trong giới hoạch định chính sách ở Nhật Bản và Hàn Quốc đang bị bám
víu về những vấn đề trong những năm 1930, chứ không phải là suy nghĩ về những vấn
đề của thế kỷ XXI.
*
Tập Cận Bình đã lên
giọng điệu cao hơn theo chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, mà đôi khi được coi là
mở đầu cho tinh thần hiếu chiến của Trung Quốc. Ông có nghĩ rằng tình trạng trì
trệ kinh tế ở Trung Quốc làm trầm trọng hơn cho chủ nghĩa dân tộc mới này
không?
Tập Cận Bình cần một
lực để làm chính thống hóa cho quyền lực của mình và quyền lực của Đảng Cộng sản
Trung Quốc (ĐCSTQ). Tăng trưởng kinh tế trong lịch sử đã được xem là động cơ
chính để chính thống hoá về quyền lực, đặc biệt là kể từ khi tầm quan trọng về
ý thức hệ cộng sản đã suy giảm đáng kể. Từ khi kinh tế Trung Quốc sa sút, chủ
nghĩa dân tộc tăng nhiều hơn, và tôi nghĩ chúng ta đang trải qua một giai đoạn
của sự quan tâm cao độ về chủ nghĩa dân tộc. Tôi nghĩ chủ nghĩa dân tộc đã làm
cho Trung Quốc giải quyết cuộc xung đột với các nước láng giềng ở Biển Đông khó
khăn hơn. Vì vậy, đến nay không có dấu hiệu rõ rằng việc gia tăng chủ nghĩa dân
tộc tại Trung Quốc sẽ dẫn đến xâm lược quân sự. Các cuộc họp cấp cao giữa Tập Cận
Bình và Abe tại hội nghị thượng đĩnh APEC là một bước đi tích cực, khi Trung Quốc
đã đề kháng với các cuộc họp này trong quá khứ. Nhưng tiềm năng để làm cho chủ
nghĩa dân tộc sôi động là vấn đề mà chúng ta cần theo dõi chặt chẽ.
*
Barack Obama đã cáo
buộc Tập Cận Bình trong việc cá nhân hoá quyền lực đến một mức độ lớn hơn bất kỳ
một nhà lãnh đạo nào khác của Trung Quốc kể từ Đặng Tiểu Bình. Cá nhân hóa quyền
lực này đã trùng hợp với sự nhấn mạnh của Tập Cận Bình trong việc nghiêm trị
tham nhũng trong nội bộ ĐCSTQ. Ông có nghĩ rằng các chiến dịch chống tham nhũng
đã tăng cường cho triển vọng sống còn của chế độ và gây cho Trung Quốc nghiêng
theo một chiều hướng thậm chí còn độc đoán hơn?
Tôi nghĩ các chiến
dịch chống tham nhũng là một thành tố không thể thiếu trong mục tiêu Tập Cận
Bình để chính thống hoá cho đảng và gia tăng sức mạnh của đảng. Những người đầu
tiên chạm phải chiến dịch chống tham nhũng là những đối thủ chính trị có tiềm
năng, nhưng tôi nghĩ Tập Cận Bình thừa nhận sự bất mãn phổ biến đối với tham
nhũng trong Đảng Cộng Sản. Sự đàn áp tự do chính trị, tự do ngôn luận, thảo luận
học thuật, những gì có thể được in trên báo, cách thắt chặt sự kiểm duyệt
Internet, và vân vân là vấn đề mà tôi lo lắng hơn là những chiến dịch chống
tham nhũng. Tôi nghĩ các suy sụp trong những loại tự do dân sự liên quan chặt
chẽ với những nỗ lực của ông ta để củng cố quyền lực, và chúng ta phải theo dõi
nếu đây là một xu hướng ngày càng thắt chặt hơn theo thời gian, hoặc là một
giai đoạn tạm thời.
*
Ông có tin rằng chế
độ toàn trị gia tăng và phân hoá giữa các tầng lớp lãnh đạo phát sinh do các
chiến dịch chống tham nhũng có thể gây ra một tình trạng bất đồng gây gắt trong
giới này ở Trung Quốc mà làm cho quyền lực Tập Cận Bình giảm đi?
Chuyện có thể hiểu
được là có thể có chia rẽ trong nội bộ của giới thượng tầng, nhưng tôi nghĩ đây
là một kết quả không có thể xãy ra. Tôi nghĩ các kịch bản có thể xảy ra nhất sẽ
là nếu các máy bay và tàu chiến của Trung Quốc tham gia vào vụ xung đột với Nhật
Bản ở quần đảo Điếu Ngư, và bị thua. Sức mạnh quân sự của Nhật có khả năng vượt
trội trong các biến cố xung đột, và một thất bại ở đây sẽ là một mối đe dọa trực
tiếp đến quyền lực của Tập Cận Bình.
*
Gần đây, Trung Quốc
đã kết ước quan hệ đối tác kinh tế chặt chẽ hơn với Nga. Ông có nghĩ rằng chiến
lược tái cân bằng đối với Trung Quốc của Putin sẽ có hiệu lực trong thời gian
dài hoặc lợi ích chiến lược của Trung Quốc ở Trung Á sẽ làm suy yếu triển vọng
hợp tác Hoa-Nga?
Tôi nghĩ mối quan hệ
Hoa-Nga là một liên minh của sự thuận tiện chứ không phải là một liên minh thực
sự. Nga-Hoa vẫn có những nghi ngờ tồn động lẫn nhau; và Trung Quốc nhận ra rằng
một liên minh với Nga có thể thoả hiệp về mối quan hệ đối tác chiến lược có lợi
hơn, giống như mối quan hệ của Trung Quốc với Hoa Kỳ. Các quyền lợi chính của
Trung Quốc tại Nga và đặc biệt là tại Siberia là nguồn lực để duy trì tăng trưởng
kinh tế cho Trung Quốc. Tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực dân cư thưa
thớt tại Siberia chắc chắn gây ra sự lo lắng cho các nhà lãnh đạo Nga.
Về mặt liên quan đến
Trung Á thì Liên minh Kinh tế Á-Âu của Putin và chương trình Nhất Đái, Nhất Lộ
của Trung Quốc có thể gây xung đột tại một số điểm. Để điều đó xảy ra, Liên minh
Kinh tế Á-Âu sẽ phải mở rộng ảnh hưởng hiện tại. Có một khoản tiền nhất định
dành cho cơ sở hạ tầng trong các chương trình của Trung Quốc sẽ kết nối Trung
Quốc với Trung Á, với Nga và cuối cùng với châu Âu, nhưng tôi không nghĩ là
hoàn cảnh hiện nay đưa đến một cuộc xung đột Nga Hoa.
*
Trung Quốc đã tăng
nhiều đầu tư kinh tế trong vùng Sub-Sahara của châu Phi. Ở vài nước châu Phi
công luận đối với Trung Quốc tiếp tục thuận lợi, chứng minh có một sự gia tăng
quyền lực mềm của Trung Quốc trong khu vực này. Ông có nghĩ rằng Trung Quốc đã
nắm vai trò lãnh đạo không thể vượt qua mặt được trong việc khai thác tiềm năng
dân số và kinh tế phát triển của châu Phi một cách nhanh chóng không? Hoa Kỳ có
thể làm gì để phản công trước sức bật ngày càng tăng của Trung Quốc ở châu Phi?
Tôi không nghĩ rằng
có một cuộc xung đột về lợi ích giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ về các nguồn lực kinh
tế. Nhu cầu của Trung Quốc đã tạo ra một thị trường mới rộng lớn cho việc xuất
khẩu sang châu Phi; nhưng triển vọng của Trung Quốc thống trị châu Phi là rất
thấp. Châu Phi không muốn bị lệ thuộc vào quyền bá chủ của Trung Quốc nhiều hơn
là họ muốn được châu Âu cai trị. Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng ở châu Phi như một
kết quả của việc mua hàng của mình, nhưng nếu tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng với
lao động Trung Quốc và các nhà quản lý Trung Quốc trong ngành công nghiệp khai
thác như khai khoáng hầm mỏ, có thể là có một phản ứng dữ dội. Các cuộc biểu
tình của các thợ mỏ người Zambia chống lại sự tham gia của Trung Quốc trong
ngành công nghiệp đồng là một ví dụ điển hình cho triển vọng này.
*
Trung Quốc đã tìm
cách để cùng lúc tăng quyền lực cứng về kinh tế và quân sự và quyền lực mềm
(thông qua các Viện Khổng Tử, Thế vận Hội, vv). Làm thế nào Trung Quốc thành
công trong việc tăng quyền lực mềm và cân bằng quyền lực mềm với quyền lực cứng
một cách có hiệu quả, đủ để có một quyền lực thông minh?
Quyền lực mềm tại
Trung Quốc chắc chắn tăng lên sau khi Thế vận Hội năm 2008 và sau triển lãm Thượng
Hải, và sau đó Trung Quốc giam Lưu Hiểu Ba, và tạo một ghế trống tại lễ trao giải
Nobel tại Oslo làm giảm đi quyền lực mềm của Trung Quốc. Cách đối xử của Trung
Quốc với xã hội dân sự có xu hướng tác hại đến thành công của Trung Quốc đến sức
mạnh mềm của Trung Quốc. Ngoài ra, hành vi không nhất quán của Trung Quốc đối với
các tác nhân khác trong khu vực gây hại cho quyền lực mềm. Ví dụ, Trung Quốc đã
gia tăng căng thẳng quân sự với Philippines đã phá tan thành quả quyền lực mềm
do thành lập một Viện Khổng Tử ở đó. Cho đến nay, việc chuyển đổi của Trung Quốc
từ quyền lực cứng và mềm qua dạng quyền lực thông minh đã ngăn chận một liên
minh thù địch đang phát triển trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhưng Trung
Quốc đã không được thành công như họ đã hy vọng.
*
Cuối cùng, chiếu
theo những lời lẽ thay đổi của chính quyền Obama về chính sách của Mỹ đối với
Trung Quốc, ông có tin rằng Mỹ nên đối xử với Trung Quốc như một đối tác chiến
lược hay kẻ thù?
Tôi nghĩ cho đến
ngày nay chiến lược đề ra trong thời chính quyền Clinton vẫn là chiến lược đúng
đắn. Chiến lược của Clinton tập trung vào việc hội nhập Trung Quốc vào trong một
hệ thống kinh tế thế giới, chẳng hạn như việc gia nhập WTO. Kể từ đó, Trung Quốc
đã cố gắng nâng cao vai trò của mình trong hệ thống tiền tệ quốc tế thông qua
các dự án như Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) mà không cần làm xáo
trộn trật tự Bretton Woods hiện có. Đồng thời, chiến lược Clinton đã làm đảm bảo
cho Trung Quốc không trở thành một kẻ hù doạ khi củng cố Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật.
Chính sách này đã hoạt động dưới thời các chính quyền của Clinton, Bush 43 và
Obama; và tôi nghĩ rằng chiến lược này là chính xác.
____
Joseph Nye là một Giáo sư Thượng hạng Đại học Harvard.
Ông cũng là cựu Khoa Trưởng của John F Kennedy School of Government tại
Harvard, Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng cho chính quyền Clinton từ 1994-1995, và
là thành viên của Hội đồng Chính sách Ngoại giao. Ông là tác giả của nhiều cuốn
sách, gần đây nhất là Is the American Century Over?
Samuel Ramani là sinh viên ban Cao học
Triết chuyên ngành nghiên cứu Nga và Đông Âu tại trường Cao đẳng St. Antony, Đại
học Oxford. Ông cũng là một cộng tác viên thường xuyên choHuffington Post
Politics và World Post.
No comments:
Post a Comment