Richard C. Thornton - The Diplomat
Viet Studies 11-6-2015
Bản dịch (vủa một thân hữu
viet-studies) bài: US Must Challenge China in South China Sea (Diplomat 10-6-15)
Yêu cầu của Bộ trưởng Quốc
phòng Ashton Carter tới Trung Quốc và các quốc gia xung quanh Biển Đông để kết
thúc xây dựng cơ sở đảo sẽ như nói với kẻ điếc vì hai lý do. Đầu tiên, vì lợi ích
của mình Trung Quốc tạo ra sự đã rồi trên biển để thiết lập tuyên bố chủ quyền,
và thứ hai, bởi vì không ai có thể ngăn chặn chúng. Hoa Kỳ tuyên bố một cách rõ
ràng rằng họ không đứng về bên nào trong các hoạt động có liên quan đến tuyên bố
chủ quyền; Washington chỉ đơn giản là muốn đảm bảo thuyền bè và máy bay được tự
do di chuyển ở vùng biển và vùng trời quốc tế.
Thật không may cho
Washington và Bắc Kinh là hai điều này - tự do hàng hải và xây dựng căn cứ trên
biển - đang đụng nhau. Sớm hay muộn sẽ có đối đầu. Va chạm nhỏ sẽ nảy sinh các
đụng độ tiếp theo. Bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh đã đòi Hoa Kỳ rút lui trước
khi quá muộn, rằng Trung Quốc có sứ mệnh hiện diện ở Tây Thái Bình Dương và việc
họ chiếm ưu thế là không thể tránh khỏi.
Mỹ nên đáp lại thách thức của
Trung Quốc càng sớm càng tốt. Nếu Trung Quốc thực sự tìm cách thống trị Tây
Thái Bình Dương, thì Hoa Kỳ nên đấu tranh với các tuyên bố của Bắc Kinh ngay
bây giờ trong khi Trung Quốc khá yếu về hải quân và Hoa Kỳ có lợi thế tương đối.
Hoa Kỳ cần phải sử dụng một biến thể của các "chiến lược biển" được sử
dụng chống lại Liên Xô trong thập niên tám mươi để chống lại Trung Quốc ngày
nay. Khi đó, tàu của Hải quân Mỹ đã đi vào cái gọi là vị trí cố thủ của hải
quân Xô Viết ngoài Murmansk và Biển Okhotsk để đáp trả hải quân Xô Viết nếu có
xung đột. Đó là những gì Hải quân Mỹ phải làm hôm nay đối với Trung Quốc. Rõ
ràng là các căn cứ trên biển của Trung Quốc không có lợi thế gì trong xung đột.
Chúng chỉ hữu dụng để biểu dương hỏa lực nhằm chiếm các đảo san hô vô chủ không
có người ở. Có lẽ chúng nên được đáp trả bằng biểu dương hỏa lực của tên lửa từ
tàu chiến. Mục tiêu là làm cho công chúng rõ những yếu kém mà Trung Quốc tìm
cách che giấu bằng những tuyên truyền ồn ào.
Đồng thời phải chứng minh rằng
các tuyên bố chính trị của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông không có cơ
sở lịch sử. Cho đến nay, Hoa Kỳ chưa đưa ra những chứng minh này và điều đó tạo
ấn tượng rằng tuyên bố của Trung Quốc là đúng nhưng sự thật không phải vậy.
Không một tuyên bố chủ quyền nào của Trung Quốc là đúng cả. Bắc Kinh tuyên bố rằng
Đài Loan là lãnh thổ của Trung Quốc nhưng sự thật không phải vậy. Nếu chủ quyền
được định nghĩa là chinh phục, cai trị, và kiểm soát, thì trong lịch sử năm
ngàn năm của mình, Trung Quốc đại lục chưa bao giờ thoả mãn được các điều kiện
chủ quyền về Đài Loan. Thật vậy, bản thân Trung Quốc được cai trị bởi một loạt
các dân tộc ngoại Hán trong hầu hết lịch sử của nó và chỉ đạt được chủ quyền
không chính thức với Đài Loan dưới thời nhà Thanh, một triều đại của người Mãn
Châu chứ không phải người Hán. Nhà Thanh tuyên bố Đài Loan là một khu vực hành
chính, nhưng không bao giờ kiểm soát hòn đảo này. Thời gian tuyên bố của nhà
Thanh cũng chỉ kéo dài mười năm, 1885-1895, cho đến khi Nhật chiếm hữu hòn đảo
này như là một phần trong việc giải quyết hậu quả cuộc chiến Trung-Nhật. Nhật Bản
chinh phục, xâm chiếm và kiểm soát Đài Loan và cai trị xứ này với đa số dân
không thuộc sắc tộc Hán trong năm mươi năm tiếp theo cho đến khi kết thúc Thế
chiến II.
Bắc Kinh tuyên bố rằng quần
đảo Senkaku là của Trung Quốc nhưng sự thực không phải vậy. Quần đảo Senkaku,
mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư Đài, thuộc về vương quốc Lưu Cầu, trong đó bao gồm
các nhóm đảo nhiều trải dài từ Senakakus đến Okinawa. Vương quốc này tồn tại từ
thế kỷ mười bốn đến thế kỷ mười chín trước khi bị sát nhập bởi gia tộc Satsuma ở
miền nam Nhật Bản. Đồng thời, Lưu Cầu khi đó còn là chư hầu của nhà Minh. Vì vậy,
như một nước chư hầu kép, mỗi năm người Lưu Cầu cử hàng trăm đoàn thương mại và
triều cống đến cả Trung Hoa và Nhật Bản, đi qua các quần đảo Senkaku trên đường
đến Trung Quốc. Thật vậy, Vương quốc Lưu Cầu từng là một trung chuyển thương mại
giữa Nhật Bản và Trung Quốc (Nhà Ming cấm giao thương trực tiếp với Nhật Bản).
Nhật Bản chiếm quyền kiểm soát quần đảo Senkaku sau khi cuộc chiến tranh
Trung-Nhật nhưng việc này không liên quan đến cuộc xung đột đó.
Trên thực tế Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa đã thừa nhận rằng quần đảo Senkaku là của Nhật Bản cho đến gần
đây. Sau Thế chiến II Hoa Kỳ quản lý các quần đảo Senkaku, Okinawa và các đảo
khác trước đây Nhật Bản kiểm soát như là một phần của hiệp ước hòa bình với Nhật
Bản. Chỉ đến năm 1968, khi Hoa Kỳ bắt đầu thảo luận với Nhật Bản để đưa các đảo
này trở về Nhật Bản thì Bắc Kinh mới thấy đây là một cơ hội yêu cầu chủ quyền.
Sự thật là động thái này của Trung Quốc đưa ra để thách thức sự hiện diện của Mỹ
ở Tây Thái Bình Dương, vì các đảo này vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của Hiệp ước
An ninh Mỹ-Nhật, trong đó Washington cam kết bảo vệ lãnh thổ của Nhật Bản.
Quần đảo Hoàng Sa ngoài khơi
bờ biển Việt Nam là một trường hợp nguồn gốc không chắc chắn và Trung Quốc cũng
không hề có chủ quyền. Người Pháp đã chiếm và nhập các đảo này vào Việt Nam như
một phần trong thuộc địa Đông Dương của họ và người Nhật đã tiếp nhận chúng từ
Pháp trong Thế chiến II. Trung Quốc là kẻ đến muộn, Cộng sản Trung Quốc chỉ chiếm
đảo lớn nhất của Hoàng Sa, đảo Phú Lâm, vào năm 1950 và chiếm phần còn lại
trong tháng một năm 1974 khi Việt Nam bị chia cắt bởi chiến tranh và không thể
chống lại.
Quần đảo Hoàng Sa nằm tương
đối gần với đảo Hải Nam và do đó tranh chấp của Trung Quốc với Việt Nam là điều
dễ hiểu, mặc dù là tranh chấp phi pháp. Nhưng quần đảo Trường Sa là một khối vô
số đảo nhỏ với các bãi đá và cát ngầm nằm cách lãnh thổ Trung Quốc những trên một
ngàn dặm. Hành động của Trung Quốc ở đây là chiếm đoạt lãnh thổ trắng trợn và
hành động này là không chấp nhận được. Nếu Trung Quốc được phép giữ vùng lãnh
thổ cách nước họ hơn một ngàn dặm thì nước nào sẽ an toàn trước họa xâm lăng?
Trung Quốc hành động ngang
ngược như vậy vì nước duy nhất đủ mạnh để có thể ngăn chặn những hành động đó
là Hoa Kỳ đã không làm gì. Washington nên đáp trả các tuyên bố của Trung Quốc,
cả trên thực tế và lịch sử. Ít nhất, Washington nên thách thức cơ sở lịch sử cho
vô số các tuyên bố của Trung Quốc và chứng minh rằng, theo như sử sách thì
Trung Quốc chỉ là một con hổ giấy.
Richard C. Thornton là giáo
sư Lịch sử và hệ quốc tế tại Đại học George Washington
.
Báo Thanh Niên lược thuật bài này với tiêu đề: Trung Quốc sẽ là 'hổ
giấy' nếu bị Mỹ thách thức ở Biển Đông (TN
11-6-15)
-----------------------------
TIN LIÊN QUAN :
Tại
sao Mỹ làm mạnh ở Biển Đông? Why is the US upping
the ante in the South China Sea? (East Asia
Forum 11-6-15) -- Theo tác giả: Vì rút kinh nghiệm là Trung Quốc xuống nước năm
2012-13 khi thấy Nhật và Mỹ đoàn kết và biểu dương lực lượng trong tranh chấp
Senkoku (và nhiều lý do nữa)
No comments:
Post a Comment