Cát Linh, phóng viên RFA
2015-06-22
2015-06-22
Chiến dịch “Nhân quyền
2015 cho VN” được phát động rộng
rãi trong và ngoài nước nhằm kêu gọi mau chóng trả tự do cho những tù nhân
lương tâm như Tạ Phong Tần, cha Nguyễn Văn Lý, Trần Huỳnh Duy Thức...hiện
đang phải chịu cảnh lao tù vì cuộc đấu tranh cho tự cho, dân chủ. Đêm thắp nến
tại thành phố Portland, tiểu bang Oregon vào đêm Thứ Bảy 19 tháng Sáu vừa qua
là bước thứ hai của chiến dịch này. Đây là hoạt động do Ban chấp hành cộng đồng
VIệt Nam Oregon với sự cộng tác của nhóm yểm trợ dân chủ cho Việt Nam và các
đoàn thể trong cộng đồng tổ chức.
Khoảng 100 người của cộng đồng Tây Bắc đã có mặt tại
Portland để cùng tham dự đêm thắp nến cầu nguyện cho nhân quyền tại Việt Nam và
kêu gọi trả tự do cho các tù nhân lương tâm. Ông Nguyễn Tiến Dũng, một
thành viên trong ban tổ chức cho biết mục đích là hỗ trợ tinh thần và đáp ứng
bước thức thứ hai của chiến dịch “Nhân quyền 2015 cho Việt Nam.” Ông nói:
“Từ lúc hoạch định tổ chức cho đến lúc thực hiện chỉ
là 1 tuần lễ nên cũng không có phổ biến ra ngoài nhiều. Mục đích của mình là tập
trung 1 số đồng bào tỵ nạn cộng sản mà người ta có thể đến được cùng với những
quí vị lãnh đạo tinh thần của các tôn giáo tại địa phương để thắp nến nguyện cầu
cho các tù nhân lương tâm, bày tỏ quan tâm lo lắng của mình cũng như mong muốn,
yêu cầu nhà cầm quyền CS VN phải trả tự do cho các nhân vật có bản án rất bất
công nặng nề như Trần Huỳnh Duy Thức, Tạ Phong Tần.”
Buổi thắp nến cầu nguyện diễn ra trong khoảng 2 giờ
đồng hồ với sự tham dự của các vị tu sĩ Phật giáo, Công giáo, Tinh Lành, Hoà Hảo,
và đông dủ các hội đoàn của địa phương.
Linh
mục Phero Nguyễn Văn Khải đến từ Rome, trong chuyến đi
giảng tĩnh tân ở nhà thờ các thánh tử đạo đã có mặt trong buổi thắp nến cầu
nguyện cho các tù nhân lương tâm đang bị giam cầm trong nhà tù cộng sản, linh mục
cho biết tâm niện của ông khi đến buổi cầu nguyện thắp nến này:
Tôi đến tham dự cùng với mọi người cùng với
các thầy bên Phật giáo, các mục sư bên Tin lành và các vị chức sắc của Cao Đài.
Những tù nhân lương tâm ở VN là những con người ưu tú của dân tộc, đấy là tinh
hoa của dân tộc, đấy là những con người rất can đảm. Bởi sự dấn thân của
họ cho dân tộc, cho đất nước, cho dân chủ, tự do, họ đã bị nhà cầm quyền cộng sản
bắt bớ giam cầm rất bất công. Tôi thấy mình phải có bổn phận phải cầu nguyện
cho họ. Tôi thấy mình phải có bổn phận lên tiếng thay cho họ. Và tôi thấy đó là
đòi buộc của lẽ công bằng, tình bác ái, tình yêu thương. Với tư cách là 1 linh
mục thì tôi không thể ngồi yên khi thấy những người con của dân tộc VN mà tôi
nói tinh hoa nhất đấy, mà họ cũng là bạn bè của tôi mà họ dấn thân vì nghĩa mà
bị bắt bớ giam cầm kết án bất công như vậy được. cho nên tôi không làm được gì
thì ít nhất tôi cũng phải có cầu nguyện cho họ và lên tiếng thay cho họ.”
Vài ngày trước đó, nhà báo Điếu Cày của Câu lạc bộ
nhà báo tự do, tức tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải cũng có buổi gặp gỡ
các đại biểu quốc hội tại buổi điều trần ở Washington D.C. Ông cho biết mình đã
đưa ra hai vấn đề chính, là tự do báo chí, tự do ngôn luận và thúc đẩy trả tự
do cho các tù nhân lương tâm trong nước.
Bản thân Điếu Cày cũng là một nhà đấu tranh dân chủ,
một tù nhân chính trị đã đi qua 11 nhà tù trong 6 năm nên ông rất hiểu rõ tình
trạng trong các nhà tù đó. Cho nên điều ông muốn khi đến buổi điều trần là:
“Tôi muốn làm rõ với các quí vị trong quốc hội Hoa Kỳ
là chính quyền VN vi phạm nhân quyền 1 cách có hệ thống bằng cách ban hành hẳn
1 thông tư 37 của bộ công an về phân loại giam giữ. Và bằng thông tư này họ xây
dựng hàng loạt những nhà tù trong nhà tù và hình thức giam giữ này không được
ban hành trong luật.”
Thêm nữa, ông nói rằng ông muốn chuyển đến các quí vị
đại biểu quốc hội một vấn đề:
“Họ không nên nhìn vào luật, vào hiến pháp của Việt
Nam để biêt rằng dân VN có quyền gì. Mà thực tế, họ phải biết rằng những cái
văn bản dưới luật mà VN ban hành đang tước đoạt những quyền đã được ghi trong
luật và chỉ những văn bản dưới luật đó được thực hiện trong các nhà tù của Việt
Nam.”
Đây là tình trạng vi phạm nhân quyền 1 cách có hệ thống
của chính quyền, có mục đích, có chủ ý.
Ông Hải cũng cho biết ông có đưa ra một danh sách
các tù nhân cần được hỗ trợ khẩn cấp, và trong đó có Tạ Phong Tần.
“Trong lúc thảo luận các vị đại biểu quốc hội cũng
có hỏi về những trường hợp cụ thể bị trả thù trong nhà giam hay không thì tôi
có đưa ra 2 trường hợp, là trường hợp của chính tôi bị giam riêng 3 tháng, đưa
vào phòng biệt giam và trường hợp của Tạ Phong Tần bị giam riêng nhiều tháng rồi.
Mà hình thức giam riêng này hoàn toàn không được thể hiện trong luật.”
Chiến dịch “Nhân quyền 2015 cho Việt Nam” sẽ còn lan
rộng ở khắp các nơi trên thế giới để cùng kêu gọi cho nhân quyền dân chủ ở Việt
Nam. Và đặc biệt, kêu gọi trả tự do cho các nhà đấu tranh dân chủ đang bị giam
cầm bất công và trái pháp luật.
No comments:
Post a Comment