Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-06-03
2015-06-03
Ngày 2/6/2015 cô Phạm Thanh Nghiên bị lực lượng an
ninh hành hung trước nhà riêng tại Hải phòng. Cùng ngày hai người thân của nạn
nhân Tu Ngọc Thạch bị xử án tù tại Vạn Ninh vì được cho là đã kêu lên rằng công
an đánh chết người gây rối trật tự công cộng.
Sau đây là ghi nhận của Kính Hòa ý kiến của những
người từng đối diện với cơ quan an ninh Việt nam trong thời gian gần đây để tìm
lời giải thích về thái độ ứng xử của cơ quan công an đối với dân chúng.
Sự
trả thù của Kiêu binh
Nhà
báo Võ Văn Tạo ở Nha Trang, người từng có 8 năm làm việc
trong ngành tư pháp bình luận về vụ án ở Vạn Ninh:
“Theo tôi thì cái phiên tòa ở Vạn Ninh, một ông
chú , một ông bác thấy đứa cháu mình chết thì các ông ấy đâu đớn la lên thì
chuyện ấy là tất nhiên. Nếu người xét xử mà có trái tim, dù là công an điều
tra, hay viện kiểm sát có phê chuẩn thì không ai truy cứu các ông ấy, ra
tòa cũng phải được tha bỗng. Mà nếu tòa án làm được việc đó thì chỉ có tốt cho
thể chế này thôi. Họ làm như thế thì trên dư luận xã hội, ai ai cũng biết rằng
đây là một hành vi trả thù rất đê tiện.”
Ông Tạo nhắc tới vụ án Đồng Nọc Nạn dưới thời chế độ
thực dân Pháp tại miền Nam Việt nam, trong đó công lý được thực hiện một cách cẩn
trọng hơn, người nông dân phạm tội trong vụ án này được tha bỗng.
Ông cũng cho biết thêm là trong các cơ cấu chính quyền
ở địa phương, người đứng đầu ngành công an luôn có vị trí quyền lực trong đảng
cộng sản lấn át hơn tòa án, mà chế độ chính trị ở Việt nam là do duy nhất đảng
cộng sản lãnh đạo cho nên nảy sinh ra quyền lực của ngành công an rất lớn.
Một cựu tù chính trị là nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa
ở Hải phòng nói là ở Việt nam nhìn bề ngoài rất là yên bình, nhưng sự áp bức
bên trong là rất lớn. Ông kể lại chuyện đời Lê Trịnh cách đây vài trăm năm, lúc
ấy có một đội quân gọi là Tam Phủ được tuyển chọn phục vụ cho cung vua phủ
chúa. Khi xã hội trở nên náo loạn thì đội quân này trở thành kiêu binh. Ông
Nghĩa tiếp lời:
“Bây giờ cũng vậy, cái kiêu binh công an, bây giờ
họ còn coi thường cả bộ chính trị nữa cơ. Anh em chúng tôi gọi đấy là nạn kiêu
binh, nạn công an trị, nó nằm trên cả luật pháp, nó có những hoạt động ngấm ngầm,
nó theo dõi và nó khống chế cả những người ủy viên Bộ chính trị, những người có
tư tưởng cấp tiến.”
Xã hội
công an trị là một nguyên tắc chính trị
Kỹ
sư Nguyễn Tiến Trung, người cựu tù chính trị vừa được trả tự do cách đây
không lâu cũng nhiều lần đối mặt với nhân viên an ninh. Ông cho rằng chế độ hiện
hành tại Việt nam là chế độ công an trị:
“Thể chế chính trị ở Việt nam là một thể chế công
an trị, công an có đủ thức các quyền để sách nhiễu, ai cũng sợ cả. Khi làm việc
với tôi thì trên danh nghĩa là chủ tịch phường là người làm việc với mình,
trong phạm vi quản chế của phường. Thực tế là an ninh làm việc thôi chứ phường
không hề nắm, không biết gì cả. Bộ máy dân sự lập ra như là cái bình phong cho
công an quân đội họ làm thôi.”
Biểu ngữ châm ngôn
của công an Việt Nam
Tuy nhiên việc sử dụng bạo lực hay áp chế của lực lượng
công an không đồng đều. Ông Võ Văn Tạo, người bị cơ quan an ninh tỉnh Khánh Hòa
liên tục mời làm việc trong thời gian qua, cho rằng thái độ và hành vi của công
an còn tùy thuộc vào sự cứng rắn của người được thẩm vấn, cũng như tính chất của
từng địa phương. Ông lấy ví dụ như tỉnh Khánh Hòa là nơi cơ quan an ninh ít sử
dụng bạo lực đối với những người bất đồng chính kiến hơn là Hải phòng.
Còn có một điều nữa trong hành vi ứng xử của lực lượng
an ninh là những cuộc tranh cãi, lý luận với những người họ thẩm vấn, đôi khi
chẳng phải là có liên hệ với vấn đề mà hay bên đang giải quyết. Đó là trường hợp
nhiều tù nhân có trình độ học vấn cao gặp phải. Nhà báo Đoan Trang, người
cũng từng bị an ninh thẩm vấn nhiều lần nói:
“Tôi thì gọi đó là bệnh kiêu ngạo cộng sản, họ
không muốn thua cái gì cả, nhất là thua dân. Họ luôn muốn ở thế thắng, ngay những
vụ án mà họ đã sai mười mươi rồi thì họ cũng sẽ nói theo cái kiểu nào đấy. Họ
không chịu thua dân cái gì cả, ngay cả về lý luận các thứ, khi họ gặp những người
mà họ nghĩ là có trình độ, thì họ cũng tìm cách để chứng minh rằng thế ta là thế
trên đầu thù.”
Cô Đoan Trang đặt nghi vấn là cách hành xử của nhân
viên an ninh là do nơi đào tạo họ.
Nhà
văn Thùy Linh, người từng được đào tạo trong trường an ninh lại
cho rằng cách hành xử hiện nay của ngành công an là một sự bất lực.
“Ngành an ninh hoàn toàn bất lực, họ không còn biết
là phải làm như thế nào nữa. Và bây giờ họ chỉ còn có mỗi cái gọi là sự tận
cùng của phương pháp. Họ còn có biết mỗi việc đó thôi. Họ không còn có cách nào
chống lại sự phản kháng của dân, cái mà ngày xưa gọi là sự sợ hãi thì bây giờ
dân chúng vượt qua được sự sợ hãi rồi.”
Xã hội Việt nam hiện nay có nhiều giao thương với
bên ngoài bằng nhiều phương tiện khác nhau, người ta cho rằng nó rất khác với
xã hội Việt nam thời bao cấp, hay là những xã hội Đông Âu thời cộng sản. Ở những
xã hội này sự kiểm soát của công an còn rất chặt chẽ. Theo nghiên cứu của Tiến
sĩ Cynthia M. Horn tại Đại học Western Washington, thì trong xã hội Đông Đức
trước đây, cứ tám người dân thì có một người hợp tác với bộ máy mật vụ.
Và bộ máy mật vụ công an, theo nguyên tắc của cuộc
cách mạng cộng sản, là một công cụ quan trọng để trấn áp. Nhà Văn Thùy Linh
nói tiếp:
“Họ xác định đấy là một công cụ chuyên chính của
cuộc cách mạng vô sản. Quân đội là công an là lực lượng chuyên chính nòng cốt,
đặc biệt là an ninh, công an. Cho nên họ cho phép họ sử dụng rất nhiều quyền lực.
Họ cho phép họ vượt tất cả khi họ hành xử, không ai phán xét họ.”
Giải
pháp?
Hiện nay Việt nam vẫn tuyên bố rằng mình theo đuổi
con đường cách mạng vô sản với duy nhất đảng cộng sản lãnh đạo.
Trong cuộc họp Quốc hội đang diễn ra tại Hà nội, một
đại biểu là Trung tướng Trần Văn Độ, từng là Phó chánh án tòa án nhân dân tối
cao nói rằng cần phải thay đổi quan niệm về án hình sự. Trong cuộc trao đổi với
báo Tuổi Trẻ, ông Độ có nói rằng
Đã làm việc liên quan đến số phận con người là phải
cẩn trọng. Thật cẩn trọng! Và quan niệm của tôi phải buộc được tội mới kết tội.
Có thể bỏ lọt nhưng không thể buộc tội oan.
Ý tưởng này của ông Độ không khác những quan điểm
cho sự vận hành của các xã hội pháp quyền, trong đó công an chỉ là lực lượng chấp
pháp chứ không đứng trên pháp luật.
Tuy nhiên theo nhận xét của nhà văn Nguyễn Xuân
Nghĩa thì lực lượng công an đang trở thành kiêu binh và có khả năng vượt ra
khỏi sự kiểm soát của những người tạo ra nó. Và một điều quan trọng nữa như nhà
báo Trần Văn Tạo trao đổi với chúng tôi là vẫn còn có sự độc quyền lãnh đạo của
đảng cộng sản, mà công an, an ninh lại chính là công cụ trấn áp của đảng chính
trị duy nhất đó.
No comments:
Post a Comment