Bill Gates, Gates Notes
Thủy Nguyễn chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Posted on Jun 18,
2015
Hyperbole and a Half (Đường Hyperbole cộng thêm một
nửa) của Allie Brosh. Cuốn sách dựa trên trang web cực kỳ nổi tiếng của Brosh,
trong sách là những hoạt tiết và hình vẽ hoạt hình về cuộc sống trẻ trung của
cô. Những chuyến phiêu lưu ấy hầu hết diễn ra trong đầu cô gái trẻ, ở nơi mà
chúng ta nghe và nhìn thấy những suy nghĩ nội tâm quen thuộc nhưng ta quá xấu hổ
để thể hiện ra. Bạn sẽ đọc xong chỉ trong vòng 3 giờ đồng hồ nhưng bạn sẽ ước
gì nó dài hơn thế vì thực sự nó hài hước vô cùng. Tôi hẳn đã làm phiền Melinda
cả chục lần vì đã đưa cho cô ấy đọc những đoạn hội thoại làm tôi cười ngặt nghẽo.
The Magic of Reality (Điều kỳ diệu của sự thật) của
Richard Dawkins. Dawkin là một nhà sinh học về tiến hóa với tài năng thiên bẩm
trong việc làm cho khoa học trở nên thú vị. Cuốn sách này giống như chương
trình Cosmos trên TV, dễ hiểu với trẻ nhỏ và phù hợp với người lớn. Đó là một
cuốn sách khoa học hấp dẫn, minh họa rất đẹp những câu trả lời thuyết phục cho
những vấn đề lớn như “Vũ trụ có hình gì?” hay “Cái gì gây ra động đất?”. Cuốn
sách như một cái cớ để độc giả từ mọi lứa tuổi tìm đến những điều bí ẩn vì bị
kinh ngạc và tò mò. Quan điểm trái ngược của Dawkin về tôn giáo (mà tôi cho là
hơi thái quá) đã mang về cho tác giả rất nhiều chỉ trích giận dữ, tuy thế tôi vẫn
coi Dawkin là nhà văn và người giải thích khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại.
What If? (Điều gì sẽ xảy ra nếu..?) của Randall Munroe. Phụ
đề của cuốn sách là “Những giải đáp khoa học nghiêm túc cho những câu hỏi giả
tưởng vô lý” và đúng là như vậy. Mọi người gửi cho Munroe những câu hỏi trải
dài mọi lĩnh vực: vật lý, hóa học, sinh học. Những câu hỏi như “Phải thả một miếng
thịt bò từ độ cao nào để đến khi chạm đất nó đã được nấu chín?”(Hóa ra, câu trả
lời là: đủ cao để miếng thịt phân hủy trước khi chạm đất). Những giải thích của
Munroe rất hài hước, nhưng nền tảng khoa học ẩn chứa trong các câu trả lời lại
rất chính xác. Đọc để giải trí nhưng bạn cũng có thể học một chút như đạn đạo học,
DNA, đại dương, khí quyển hay về sét chẳng hạn.
XKCD của Randall Munroe. Cuốn sách này là một bộ sưu tập các bài đăng của
Munroe trên blog XKCD, nơi ông đăng tải những hình vẽ vui, chủ yếu về các nhà
khoa học và máy tính, nhưng cũng có rất nhiều thứ khác nữa. Có một bức vẽ trong
số đó về một nhà khoa học đang chủ trì một cuộc họp báo công bố khám phá của họ
rằng cuộc sống đều phụ thộc vào nguyên tố Asen. Họ nghiên cứu các cuộc họp báo
và tìm ra rằng đôi khi phục vụ những thức ăn liên quan đến nội dung họp báo là
rất tốt. Khung hình cuối cùng vẽ tất cả nhà báo tham gia đều chết vì họ đã ăn
Asen. Kiểu hài hước như vậy không phải mọi người đều ưa, nhưng tôi lại thích.
On Immunity (Bàn về miễn dịch), by Eula Biss. Khi tôi vô tình bắt
gặp cuốn sách này trên mạng, tôi đã nghĩ có khả năng nó rất đáng đọc. Tôi chỉ
không hề ngờ rằng nó lại cực kỳ hấp dẫn đến như thế. Nhà viết luận và giảng
viên đại học Biss đã nghiên cứu xem điều gì ẩn sau những nỗi sợ của mọi người
trong việc tiêm vắc xin cho con cái của họ. Giống như nhiều người trong chúng
ta, cô ấy có nhắc đến rằng vắc xin rất an toàn, hiệu quả, và gần như là một
công cụ kỳ diệu để bảo vệ con cái bạn khỏi những căn bệnh không đáng có. Nhưng
cô ấy cũng không gay gắt với những người có quan điểm đối nghịch. Đây là một cuốn
sách giàu suy nghĩ và rất dễ thương khi nói về một chủ đề hệ trọng.
How to Lie With Statistics (Lạm dụng thống kê ra soao), by
Darrell Huff. Tôi chọn cuốn sách ngắn dễ đọc này sau khi nhìn thấy nó trong
danh sách “sách hay cho nhà đầu tư” trên tờ Wall Street Journal. Tôi thích cuốn
này đến nỗi năm nay, nó đã nằm trong danh sách sách khuyên đọc của tôi dành cho
mọi người tại TED. Cuốn này được xuất bản lần đầu năm 1954, bên cạnh một số ví
dụ hơi cũ (thời đó ở Mỹ mua bánh mỳ chỉ mất có 5 cents) thì cuốn sách không hề
lạc hậu chút nào. Một chương cho bạn biết thị giác có thể bị lợi dụng như thế
nào để cường điệu xu hướng và bóp méo các so sánh đối chiếu – rất hợp thời khi
mà infographics xuất hiện rất thường xuyên trên trang facebook và twitter của bạn.
Cuốn sách là một màn dạo đầu hay về việc sử dụng thống kê và là một góc nhìn mới
mẻ cho những ai đã hiểu rõ về lĩnh vực này.
Should We Eat Meat? (Chúng ta có nên ăn thịt hay
không?) của Vaclav Smil. Thế giới càng giàu thì nó càng ngốn nhiều thịt. Và
càng ăn nhiều thịt thì hành tinh của chúng ta càng gặp nhiều nguy hiểm. Làm sao
chúng ta kiểm soát được vòng tuần hoàn này? Vaclav Smil dùng con mắt không
thành kiến của mình xuyên suốt chủ đề của cuốn sách, từ vai trò của thịt trong
quá trình tiến hóa của con người đến những câu hỏi khó về sự hung bạo của động
vật. Mặc dù thật là tuyệt nếu con người giảm ăn thịt đi nhưng tôi không nghĩ rằng
nhiều người sẽ quyết tâm giảm được. Tôi đang đặt niềm tin vào những sáng kiến mới,
gồm những sáng kiến làm tăng năng suất nông nghiệp và những thực phẩm ăn kèm với
thịt, để đáp ứng đủ nhu cầu của thế giới. Đây là một cuốn sách hợp thời, mặc dù
trong danh sách này nó là cuốn ít thích hợp nhất để đọc trên bờ biển.
© 2007 2015 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
– www.phiatruoc.info
No comments:
Post a Comment