Ngọc Quân - SBTN
T6, 06/05/2015 - 00:28
Trong
vòng 3 năm (từ 1/10/2011 đến 30/9/2014) đã có đến 78 trường hợp tù nhân bị chết
trong các trại giam ở Việt Nam. Điều này đã được ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm
Ủy ban tư pháp Quốc hội Việt Nam cho biết vào sáng hôm nay ngày 5/6/2015.
Theo ông Hiện, trong số 78 người bị chết trong tù mà
ông gọi là “tự sát”, thì có đến 6 trường hợp chết là do các nghi phạm đánh
nhau.
Ngoài 78 người chết trong trại giàm thì còn có 71
trường hợp có dấu hiệu bị oan. Hiện nay những trường hợp đó đang được xem xét,
giải quyết. Điều này đã cho thấy rằng, việc công an sử dụng nhục hình, ép
cung đã khiến cho những vụ oan sai thường xuyên diễn ra.
Thêm vào đó, có 46 đơn tố cáo gửi đến các cơ
quan có trách nhiệm, mà trong đó nạn nhân cho rằng họ đã bị sử dụng nhục hình
trong quá trình điều tra. Có 26 vụ công an bị khởi tố vì đã xâm phạm hoạt động
tư pháp, và 12 vụ bị khởi tố vì đã sử dụng nhục hình đối với nghi can sau
khi bắt họ giam giữ để điều tra. Những địa phương có nhiều vụ oan sai nhất là tỉnh
Sóc Trăng (7 người), Khánh Hòa (6 người), Thanh Hóa (5 người), Vĩnh Phúc (4 người),
Đắk Lắk (4 người)…
Bên cạnh việc sử dụng nhục hình, ép cung gây phẫn nộ
dư luận, ông Hiện còn cho biết phía cơ quan tố tụng, hoạt động điều tra, truy tố,
xét xử vi phạm rất nhiều trong việc áp dụng luật tố tụng hình sự: biên bản điều
tra bị tẩy xóa, thiếu thành phần tham gia tố tụng, kê biên tài sản, xử lý vật
chứng chưa đúng với quy trình. Chính những việc này đã dẫn đến tình hình khiếu
nại, tố cáo diễn ra phức tạp. Có nhiều trường hợp kéo dài. Vụ án Hồ Duy Hải ở
Long An là một thí dụ điển hình.
Nguyên nhân dẫn đến các sự việc nói trên là
do trình độ thấp, nặng lực yếu kém, nôn nóng muốn nhanh chóng cho xong vụ
án và vô đạo đức của các điều tra viên cũng như phía cơ quan tố tụng.
Có rất nhiều vụ sử dụng nhục hình đã được báo chí
phanh phui, như vụ ông Hoàng Văn Ngài bị 2 công an ở tỉnh Đắk Nông đánh đập tàn
nhẫn đến chế. Trong khi tất cả các bằng chứng đều cho thấy ông bị tra tấn đến
chết nhưng phía tòa án và cơ quan công tố vẫn cho rằng ông này đã tự
sát. Khi ra tòa, 2 viên công an đánh đập nạn nhân chỉ bị xử án treo.
Một thí dụ khác là vụ anh Ngô Thanh Kiều bị 5 viên công an dùng nhục hình
đánh đến chết, nhưng người bị xử nặng nhất cũng chỉ là 5 năm tù, trong đó có 2
viên công an được cho án treo.
Theo ông Hiên, đối với các cán bộ vi phạm pháp luật,
toà án thường xử rất nhẹ tay. Có dấu hiệu bao che, không nghiêm minh, không
tương xứng với tính chất vụ án. Chính từ những việc làm này đã vi phạm nghiêm
trọng đến quyền con người, quyền công dân, và làm cho những kẻ thủ ác có thái độ
khinh nhờn luật pháp.
No comments:
Post a Comment