Trần Đào Đức
Sat, 09/18/2010 - 22:59
http://www.rfavietnam.com/node/290
Trên trang e-Văn ngày 19/9/2010 có bài tường trình về cuộc Hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam” tại Thư Viện Khoa học Tổng hợp TPHCM do Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch phối hợp Ban điều hành dự án giáo dục Sachhay.com tổ chức. Bài tường trình chạy tít ‘Hội thảo ‘xới’ lại thực trạng buồn của văn hóa đọc’ , một cái tít phần nào làm người đọc chú ý vì chữ ‘xới’.
Cuộc Hội thảo qui tụ gần 20 ‘tên tuổi’ như nhà văn Nguyên Ngọc, nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn, tiến sĩ Quách Thu Nguyệt, nhà nghiên cứu Inrasara, nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần, nhà văn Ngô Thị Kim Cúc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, nhà báo Lý Trường Chiến… Những người phát biểu ý kiến theo bài tường trình ghi lại gồm có Nguyên Ngọc, Bùi Văn Nam Sơn, Lý Trường Chiến, Quách Thu Nguyệt, và Nguyễn Khắc Thuần.
.
Trong bài phát biểu ‘ngắn gọn’ mở đầu cuộc hội thảo Nguyên Ngọc ‘phác thảo khá đầy đủ’ tình trạng lười đọc của đại đa số người Việt hiện nay ở trong nước. Nguyên ngọc ‘xới’ được mấy lý do như sau: ngay tại nhà trường chuyện dạy văn, học văn “vùi dập” tình yêu đọc sách, số lượng sách phát hành ít ỏi so với đầu người (dân số cả nước?), nhà trường cũng như gia đình không làm công việc phát triển thói quen đọc sách cho học sinh, con cái và kết luận rằng chỉ khi nào người ta “đói sách” thì mới thật sự có văn hóa đọc. Bài tường trình cho rằng đây là một phát biểu “tâm huyết”. Kể cũng lạ, xúi người đi vào tình trạng ‘đói’ mà là tâm huyết thì e rằng không mấy ai dám nghe theo lời ‘xúi dại’ này!
.
Ý kiến của Bùi Văn Nam Sơn xem ra không cần phải ở tầm cỡ nhà “nghiên cứu triết học” mới nói ra được: phải xây dựng văn hóa đọc từ tuổi thơ. Nhưng Bùi Văn Nam Sơn cũng hơi ‘xoa’ vào vấn đề khi nói được ý này: để có thói quen thích đọc, cần bớt những gì phải đọc. Nhà nghiên cứu triết học này tỏ ra khá “thâm” (không hiểu có “thúy” không) khi dùng thủ thuật nói ít hiểu nhiều. Nhưng dễ gì người đời mấy ai “hiểu nhiều” như sự mong đợi của họ Bùi. Sao không cứ huỵch toẹt nói những thứ hiện nay học sinh sinh viên “phải” đọc ra cho rảnh nợ, dễ tính sổ, để dứt khóat vứt những cái “phải” đó vào sọt rác, chẳng hạn như Lịch sử Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cuộc chiến tranh thần thánh anh hùng chống thực dân đế quốc của dân tộc ta, vân vân và vân vân.
.
Một lý do khác được nêu ra là sự tấn công của những loại hình thông tin nghe, nhìn…cũng gây tổn hại cho văn hóa đọc, và lại được nghe “lời khuyên” của Lý Trường Chiến là hãy bớt thì giờ nghe nhạc, xem ti vi đi để dành ít nhất 30 phút để đọc sách. Chết thật, một ngày chỉ đọc sách có 30 phút là khá được sao? Nhưng họ Lý cũng không nói rõ đọc sách gì. Liệu hiện nay sách có hấp dẫn, bổ ích cho người đọc của từng lứa tuổi, từng trình độ văn hóa hay không, hay vào tiệm sách chỉ thấy ngay từ ngoài cửa tiệm là sách của Barack Obama, Hillary Clinton, sách dạy làm giàu nhanh chóng, tiểu thuyết tầm tầm…
.
Cuối cùng nhiều hội thảo viên đưa ý kiến nên có một (chỉ 1 thôi nhe!) “Ngày đọc sách Việt
.
Đấy là tất cả những gì đã được ‘xới’ về thực trạng đáng buồn của văn hóa đọc của người dân Việt trong nước hiện nay. Câu hỏi đặt ra là: tại sao chỉ ‘xới’ mà không ‘đào’ thật sâu xuống tận đáy để moi lên tất cả những thứ “không tốt đẹp”, “những vi trùng ung thư” từ hơn nửa thế kỷ nay đã hủy hoại văn hóa đọc như thế nào. Vì không được dự cuộc hội thảo (và nếu được dự và phát biểu “tuy ngắn gọn nhưng linh tinh” những ý kiến dưới đây chắc chắn kẻ hèn này sẽ bị công an theo lệnh của Ban Tuyên huấn Thành ủy “mời làm việc” và ăn cơm tù vài cuốn lịch).
Mấy ý kiến đó được tóm gọn như sau:
.
1. Nguyên nhân chính hủy hoại văn hóa đọc của người Việt ta trong hơn nửa thế kỷ nay là đã “phải đọc/chỉ được đọc” những gì Đảng cho phép đọc. Đọc vì vậy không còn là một thao tác tự nguyện, một thứ ‘tình yêu’ chữ nghĩa nữa mà là một sự cưỡng ép. Hơn thế nữa những thứ bị cưỡng ép đọc, cưỡng ép tin (không được phản bác) không những là những món không hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu mở rộng kiến thức văn hóa, mà lại rất nhàm chán, không đáp ứng nhu cầu thực sự của người tiêu thụ là người đọc, và nhiều khi không nói lên sự thực (nhiều mảng những gì phải đọc ttrước đây nay đã bị phơi trần sự giả dối che đậy.) Cũng có thể nói “đọc” là chỉ cốt để “đối phó”: lập lại như vẹt trong các buổi học tập để tỏ ra là đảng viên tốt hay để che mắt những kẻ dòm ngó tố cáo, để chép lại trong các bài làm trong các kỳ thi… Đọc không còn vì yêu thích nhưng vì ‘phải’đọc nên dĩ nhiên trở thành ‘ghét’ đọc. Ngay từ khi còn nhỏ, các học sinh đã bị thui chột lòng ham muốn đọc sách. Cho nên ‘ghét đọc’ đã trở thành bệnh mãn tính của đại bộ phận dân chúng trong nước hiện nay.
.
2. Giả thiết có một bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức “ham” đọc sách đi nữa thì: Trước hết, tìm đâu ra những sách mình muốn đọc, nhất là những sách cập nhật nhất vì hiện nhà nước vẫn còn ngăn cấm việc nhập sách ở các nước – nhất là những nước Âu-Mỹ - vì lo sợ “diễn biến hòa bình”. Thứ đến, tuy không phải là hầu hết, những sách của các tác giả người Việt làm – nhất là về những ngành chuyên môn khoa học nhân văn - trình độ học thuật rất giới hạn, bất cập, nhiều khi “nặng mùi” tuyên huấn. Chính sách đóng cửa văn hóa đọc như vậy tất nhiên đưa đến tình trạng tăm tối học thuật, “ếch ngồi đáy giếng.” Điều này cũng là chuyện bình thường thôi vì hầu như tuyệt đại đa số những người lãnh đạo Cộng sản kể cả ở những cấp cao nhất vẫn giữ nguyên “não bộ” của một anh du kích, chỉ quen đối phó nhưng vẫn tự xưng mình là sáng tạo. Và dĩ nhiên anh du kích trình độ học vấn thấp khi có quyền hành không thể để cho người khác “đọc nhiều, học nhiều” vì càng trí thức, óc phản biện càng cao, trở thành bất trị.
.
3. Ở những nước tiên tiến, chẳng hạn ở Mỹ, không kể các trường trung học và đại học đều có thư viện riêng, hầu như ở mỗi thị xã đều có một hay vài thư viện do thị xã cung cấp ngân sách. Những thư viện này tuy nhiều khi không có những sách chuyên môn nhưng những sách cho trẻ em và người đọc bình thường muốn đọc đều có. Có những thư viện đặt ra qui định nếu có 3 người muốn đọc một cuốn sách nào đó thì thư viện thị xã sẽ mua vài ấn bản để cho mọi người có thể mượn đọc. Ở một số vùng có đông người Việt ở
Nếu ta nhìn tình trạng xuất bản những quyển sách trình độ cao ở Việt
.
4. Sau hết, để kết luận xin kể lại một “anecdote” như sau: Khoảng mười năm về trước, nhân một cuộc trò chuyện với một “trí thức cổ thụ” từ trong nước qua Mỹ tham dự một chương trình trao đổi văn hóa, bỉ nhân có hỏi vị này “Tại sao ở Việt Nam lại rộ lên vụ đọc Milan Kundera như vậy?” thì vị này thay vì trả lời câu hỏi lại kể lại câu chuyện đáng buồn như sau: số là ở thư viện Văn hóa Pháp ở Hà Nội có 5 ấn bản quyển “Théorie du roman” của Milan Kundera nhưng khi vị này đến mượn đọc thì nghe nói cả 5 ấn bản này đã biến mất vào tay 5 vị khá “cây đa cây đề” trong văn/học giới! Kể ra “văn hóa đọc” kiểu này đúng thực là “đói” vậy!
.
----------------------------
Hội thảo 'xới' lại thực trạng buồn của văn hóa đọc (evan.vnexpress.net)
.
.
.
No comments:
Post a Comment