Việt Cộng dám cãi lời Trung Cộng hay không?
Ngô Nhân Dụng
Tuesday, September 21, 2010
Cuộc đấu khẩu giữa Mỹ và Trung Hoa đang tăng cường độ. Chính quyền cộng sản Việt Nam im thin thít, nhưng không tránh khỏi dính được. Ngày Thứ Sáu này, Tổng Thống Mỹ Barck Obama sẽ họp mặt với lãnh tụ 10 nước ASEAN ở New York, bên lề đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Thế nào cũng nêu lên hai vấn đề: Chế độ độc tài ở Miến Ðiện, và quyền tự do lưu thông cùng các tranh chấp tại vùng Biển Ðông. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã chặn trước, khuyên bảo Mỹ đừng xía vào chuyện Á Châu! Tuy là công kích Mỹ, nhưng Bắc Kinh nhắm đặc biệt vào Cộng Sản Việt
.
Thứ Năm vừa qua, ngoại trưởng
.
Liên Ủy Hội Mỹ-Indonesia làm việc ngay tuần trước ở thủ đô Mỹ, để thể hiện các quy tắc hợp tác mà năm ngoái hai vị tổng thống đã quyết định. Sáu ủy ban Mỹ-Indo thảo luận các lãnh vực cộng tác về giáo dục, kinh tế, môi trường sống, khí hậu, và xây dựng dân chủ, vân vân. Ðứng bên cạnh ngoại trưởng
.
Trung Quốc đã hiểu thông điệp đó, và phản công ngay, họ đánh phủ đầu. Trong cuộc họp báo hôm đầu tuần, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Khương Du (Ý) tuyên bố Trung Quốc “theo dõi sát” cuộc họp Mỹ-ASEAN sắp diễn ra ngày Thứ Sáu này. Bà Khương Du nhắc lại Bắc Kinh “kiên quyết chống hành động của những nước không liên hệ mà lại can thiệp vào cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và các quốc gia trong vùng.” Một nước “không liên hệ mà lại đang can thiệp” vào vùng Á Ðông, ai cũng hiểu, là Trung Quốc ám chỉ nước Mỹ.
.
Ba mươi năm trước đây, khi Harold Brown, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đầu tiên đến thăm Bắc Kinh, thời Tổng Thống Carter, một điều chính quyền Trung Cộng mong mỏi là Mỹ giúp họ kỹ thuật chế tạo phản lực cơ chiến đấu, để đọ sức với máy bay MIG-23 của Nga Xô. Vì lúc đó Nga cung cấp MIG-23 cho Bắc Việt mà không cho Trung Cộng! Tình hình bây giờ đã khác. Ðầu năm nay, khi Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gates tỏ ý muốn thăm Bắc Kinh nhân cuộc công du 5 quốc gia Á Châu, Trung Quốc đã từ chối. Họ muốn tỏ ý bất bình về việc Mỹ bán hỏa tiễn loại mới cho Ðài Loan (Giá 6 tỷ Mỹ kim, có tiền sẽ nhập cảng hàng hóa bên Tầu, làm sao từ chối không bán được?) Thái độ tẩy chay ông Gates cho thấy Bắc Kinh tự thấy ngày nay họ mạnh hơn 30 năm trước nhiều. Từ năm 2003, Trung Quốc đã chứng kiến cảnh nước Mỹ lúng túng trong hai cuộc chiến tranh ở
.
Cũng vì thế, chính sách ngoại giao của chính phủ Mỹ ở Á Châu đã chuyển hướng sau khi Tổng Thống Barak Obama nắm quyền. Trong 8 năm của Tổng Thống Gorges W. Bush, ông coi phong trào khủng bố Hồi Giáo quốc tế và các mỏ dầu ở Trung Ðông là mối quan tâm chính của Mỹ, ông tránh không đụng chạm với Trung Quốc. Ông Obama đã thay đổi, bắt đầu giành thế chủ động, và bắt đầu leo thang trong ngôn ngữ ngoại giao.
Tháng 1, năm 2010, tại Hawaii, Ngoại Trưởng Hillary Clinton tuyên bố nước Mỹ muốn đóng một vai trò tích cực hơn ở Á Châu sau những năm bỏ rơi vùng Ðông Nam Á. Ðứng tại hòn đảo cửa ngõ của nước Mỹ nhìn sang Á Châu, Bà Clinton giải thích sự chuyển hướng của nước Mỹ là vì mối lo chung của các nước trong vùng, họ muốn Mỹ đóng vai trò một lực lượng bảo vệ hòa bình, bảo đảm về an ninh, trước thế lực đang lên của Trung Quốc. Chính phủ Úc ủng hộ lập trường mới này.
.
Khi một phóng viên hỏi nước Mỹ có nên nhường vùng Ðông Á cho Trung Quốc đảm nhiệm hay không, ông Kevin Rudd, ngoại trưởng Úc giải thích rằng suốt 30 năm qua, “Tất cả sự phát triển kinh tế mà chúng ta thấy trong vùng Á Ðông và Thái bình Dương là nhờ vào sự ổn định chiến lược do nước Mỹ có mặt trong vùng này.” Lúc đó, bà
.
Nước Mỹ đã trở lại vùng Á Ðông một cách khá ồn ào, sau khi Trung Quốc làm ồn hơn với lời công bố vùng Biển Ðông của Việt Nam thuộc vào loại “quyền lợi cốt lõi” của nước Trung Hoa. Ðây là một bước leo thang, nhắm đe dọa Việt
.
Hội nghị Thượng Ðỉnh Á Ðông bắt đầu từ năm 2005, do sáng kiến của cựu thủ tướng
.
Chính phủ Mỹ đã tấn công đấu khẩu từ đầu năm nay. Tháng 5, Bộ Trưởng Gates lên tiếng tại Singapore, nêu lên quyền lợi của nước Mỹ phải bảo đảm an ninh cho các đường vận tải hàng hải trong vùng. Hiện nay Mỹ vẫn đóng vai canh gác eo biển Malaca, nơi hầu hết dầu lửa nhập cảng vào Trung Quốc và Nhật Bản phải đi qua. Tháng 7, bà Hilary Clinton tuyên bố ở Hà Nội, trước mặt Ngoại Trưởng Trung Quốc Dương Thiết Trì, xác nhận nguyên tắc các cuộc tranh chấp trong vùng Biển Ðông không được giải quyết bằng vũ lực. Bà tỏ ý chính phủ Mỹ có thể trung gian tạo ra một cơ cấu giải quyết những xung đột về các đảo và hải phận giữa Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Ðài Loan. Thời gian tại Hà Nội vào tháng 7 vừa qua có lẽ là những giờ phút huy hoàng nhất của Ngoại Trưởng Clinton, cho tới giờ. Bà đột ngột thách thức ông Dương Thiết Trì, trong lúc ngoại trưởng các nước Ðông Nam Á khác vỗ tay hớn hở, và bên ngoài hội nghị thì người Việt Nam khắp nơi vui như mở cờ trong bụng! Ít nhất, có một người dám đứng thẳng lên đối đầu với thái độ hung hăng dọa dẫm của Trung Quốc! Mà người đó lại là một phụ nữ! Ðối với ông ngoại trưởng Trung Hoa, đây là một “cú sốc lớn.” Bình thường, các chính phủ thông báo trước cho nhau biết những ý kiến dễ gây xung đột như vậy, trước khi phát biểu nơi công cộng.
.
Tuần qua, để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ giữa ông Obama và 10 nước ASEAN vào Thứ Sáu này, nhân viên bộ Ngoại Giao Mỹ đã thuyết trình với các nhà báo, nhấn mạnh đến “vấn đề tự do lưu thông đường biển, cũng như vấn đề khai thác tài nguyên trong biển” là một câu chuyện có thể sẽ được đề cập đến. Ðó là một cách khéo léo nhắc lại những đề tài mà bà
.
Ðó là mâu thuẫn nổi bật trong cuộc đối đầu Mỹ-Hoa tại vùng Biển Ðông. Bắc Kinh muốn nói chuyện riêng với từng nước; Mỹ muốn giúp tất cả các nước cùng nói chuyện ngang hàng với Trung Quốc. Thái độ của Nguyễn Minh Triết trong cuộc gặp mặt với Obama ngày Thứ Sáu này sẽ cho mọi người biết cộng sản Việt Nam có dám “đi lề bên trái” không do Trung Cộng chỉ định hay không! Trong cuộc gặp gỡ Thứ Sáu này, Nguyễn Minh Triết được đóng vai long trọng nhất khi tiếp đón ông Obama, vì Việt Nam đang đóng vai chủ tịch khối ASEAN. Nếu trung thành với vai trò chủ tịch, đại diện cho cả khối ASEAN, ông Triết phải hoan nghênh sự hợp tác với nước Mỹ trong việc cân bằng quyền lực với Trung Quốc tại vùng Ðông Nam Á.
.
Tối thiểu, ông Nguyễn Minh Triết phải nhân danh 10 nước Ðông Nam Á bày tỏ mối lo ngại cần bảo vệ tư do lưu thông và quyền tự do khai thác hải sản, khoáng sản dưới biển của các nước trong vùng. Ðó cũng là một quyền lợi thiết thực của người Việt
.
Mạng lưới Bô xít Việt
Cuốn sách này do nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, xuất bản năm 1979. Ðộc giả ở Việt
.
Nếu không được đọc Bô Xít Việt
Chỉ có một điều khác, là khi dân Việt
.
---------------------------------------------------------------------
Sự thật về mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua - Nxb. Sự Thật Hà Nội
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=2391
.
.
.
No comments:
Post a Comment