Bảo Như
12-09-2010
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7767
Tôi được nữ văn sĩ Phong Thu mời đi dự một cuộc họp mặt với các phụ nữ cầm viết, tổ chức tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, để vinh danh các nữ sĩ đã có đóng góp vào dòng văn chương, truyền thông Việt, và khuyến khích tài các năng trẻ .
Tôi không hề nghĩ mình là một “nữ sĩ”, chưa hề nghĩ mình sẽ bao giờ viết nổi một cuốn sách, thậm chí cũng chưa từng có mộng trở thành “nhà văn”, nhưng tôi đi tham dự vì tôi không muốn mất dịp gặp và biết thêm về những người “đặc biệt” này. Lý do nữa, tôi cũng muốn thăm thú thủ đô, nơi dù đã là công dân Mỹ bao năm qua tôi vẫn chưa có dịp ghé thăm.
Theo chương trình, ban tổ chức (BTC) đón các văn thi sĩ đến từ xa đưa từ phi trường về khách sạn và khoản đãi một bữa tối nhẹ ngay tại phòng hội (Conference room) của khách sạn. Mọi người nhận phòng nghỉ ngơi và BTC sẽ tổ chức một chuyến du ngoạn thủ đô vào ngày thứ Bảy hôm sau như thăm đài tưởng niệm tổng thống Lincohn, nghĩa trang quân đội Arlington, White House , Tường tưởng niệm các tử sĩ Hoa Kỳ trong chiến tranh VN…
Thủ đô Hoa Thịnh Đốn thật đẹp, cây cối xanh tươi, dòng sông Potomac thơ mộng, những con đường nhỏ với những ngôi nhà xinh đẹp lâu năm được bao bọc giữa thiên nhiên, những dinh thự kiến trúc kiểu cổ điển, kỳ công, tất cả mang một sắc thái kỳ cựu, trang tĩnh, khác hẳn với California nơi tôi ở, ảnh hưởng sa mạc nên thiếu sông nước, chói chang mặt trời, những con đường lớn giao thông hừng hực tốc độ, những khu thương mại và các cao ốc tân kỳ với kiến trúc thực dụng hơn là mỹ thuật, và những khu nhà của cư dân rất ít thiên nhiên nếu so với Virginia.
Dù cảnh sắc xanh mát và hoàn toàn khác biệt, tôi bỗng nhận ra rằng tôi không còn có tính háo hức thám hiểm của thời ... trẻ nhỏ nữa. Một dấu hiệu của ... hoàng hôn? Mơ ước “đi cho biết đó biết đây” của tôi biến đâu mất, tôi chỉ thấy mình thưởng thức và để tâm tới con người, những liên hệ tình cảm. Chính vì vậy, giờ đây ngồi viết lại, tôi chỉ còn cảm xúc về những gặp gỡ, những khuôn mặt với những sắc nét riêng biệt đã để lại những ấn tượng đẹp trong tôi. Xin cám ơn cuộc hội ngộ và những phụ nữ vô cùng khả ái đó.
Vậy thì, bài viết này, tôi xin viết về “người”, không phải cảnh và sự việc, những người bạn tôi được hạnh ngộ trong chuyến “dế mèn phiêu lưu ký” này.
.
Phong Thu ‒ Trước lần này tôi chỉ biết chị qua bài viết “Bánh It Lá Gai” đăng trên DCVOnline và ít lần liên lạc với chị qua e mail cho kỳ họp mặt. Tôi có thể cảm được sự nhiệt tình, chu đáo và hết sức cởi mở của chị qua các trao đổi email. Nhưng còn hơn cả tưởng tượng, khi về đến khách sạn , dù bận bịu với các văn thi hữu chung quanh, chị nhào tới hỏi “ai Bảo Như?, ai Thái Hoà?” và ôm tôi mừng như đã quen thân từ lâu vừa gặp lại. Giọng
Buổi sáng thứ hai lúc từ giã, chị PT tặng tôi một số các tác phẩm của chị như Cô Bé bên Giàn Hoa Giấy Đỏ, Đóa Phù Dung, Món Ăn Theo Bước Di Tản (với nhiều tác giả khác). Đặc biệt chị còn có truyện viết cho thiếu nhi như: Gấu Bông Giúp Bạn, Vì Sao Hoa Phượng Đỏ ... Văn chị nhẹ nhàng dễ thương gợi lại cho tôi một thời “ôm” Tuổi Hoa, nguyệt san được rất yêu chuộng của tuổi thanh thiếu niên Saigon.
Nguyễn Thị Ngọc Dung ‒ Lịch duyệt và hiếu khách, bà tỏ lòng chào đón, tặng mọi người cuốn đặc san Cỏ Thơm do bà chủ nhiệm ngay trong buổi tối đầu họp mặt tại khách sạn. Bà có dáng vẻ của một bà mẹ dịu dàng, bé nhỏ, nhưng giọng Hà Nội thật mạch lạc tự tin trong diễn văn vinh danh vai trò của người phụ nữ cầm bút. Khi đọc về tiểu sử của nhà văn Ngọc Dung tôi mới biết bà là tác giả của những tác phẩm đậm tình thương nhớ quê hương như : Phượng Vẫn Nở Bên Trời Hà Nội, Sài Gòn Nắng Nhớ Mưa Thương, Điểm Trang Làm Dáng Cuộc Đời (thơ), Một Thoáng Mây Bay (tuyển tập), Non Nước Đá Vàng (tuyển tập)…
Jackie Bông Wright ‒ Nghiêm nghị nhưng khả ái, người phụ nữ của gánh vác và trách nhiệm. Cô cho tôi cảm giác nể trọng với dáng cao, gầy, nét mặt đoan trang, ít cười nói, nhưng cô lại tỏ ra để ý đến những chi tiết rất nhỏ, săn sóc. Khi đi theo đoàn du ngoạn ở các địa danh nổi tiếng như nghĩa trang quốc gia
Hoàng Dung ‒ Người hướng dẫn viên vui nhộn và nhiệt tình nhất tôi từng gặp. Chị tự giới thiệu là con dâu của nhạc sĩ “vua tango” Hoàng Trọng và vì thế chồng Hoàng Dung là “hoàng tử tango” Hoàng Cung Pha (chứ không phải Quách Tĩnh). Chị Hoàng Dung đã cất công sưu tập rất đầy đủ về lịch sử, dữ liệu, các giai thoại về các nơi chốn trên đường đi qua trong cuộc du ngoạn thủ đô của chúng tôi. Chỉ tiếc là với trí óc “bác học” tôi quên sạch hết các chi tiết sưu tập của chị, chỉ còn nhớ được một đoạn thơ vui bên lề phần thuyết trình của nữ sĩ Hoàng Dung, mà chị nhấn mạnh phải đặt tên là “cực nhân bản”, xin mạn phép chia sẻ nơi đây:
Chồng chị giầu, chị đeo hột xoàn hột xiết
Chồng em nghèo, em đeo riết … con cu
Một mai bóng xế, trăng lu
Hột xoàn chị hết, con … cu em (vẫn) còn.
Ngô Tịnh Yên ‒ Đúng ra chị Phong Thu có xếp nhà thơ NTY sẽ ở chung phòng với tôi và Thái Hòa, nhưng vì chuyến bay chị đến rất khuya, người của khách sạn lại đưa chị vào phòng khác. Bây giờ tôi vẫn nghĩ tiếc về sự lầm lẫn làm tôi mất cơ hội mấy ngày gần gũi với NTY. Chị có một dáng dấp rất trẻ, bụi đời, hành lý cho ba ngày chỉ có một xách ba lô trên vai. Tôi đã chọn ký sự “Thiên Thần trong Địa Ngục” của NTY trong một số rất ít tác phẩm tôi lựa mua mang về
Một trăng, một sách, một điệu đàn
Tình mây, ý gió, mộng thênh thang
Chẳng muốn lẳng lơ cùng thế tục
Chỉ tìm thi vị giữa trần gian
Tôi có tò mò hỏi xem trong số rất nhiều bài thơ lạ đó, đoạn nào được kể là “favorite” của “nàng thơ” thì câu trả lời là:
Mùa đông ấm còn mang ơn củi lửa
Lẽ nào tôi không đền đáp tim người
Thật giản dị nhưng tôi nghĩ nhất định là phải có một câu chuyện đàng sau hai câu thơ nhẹ nhàng này, phải không nàng thơ NTY?
.
Lê Mỹ Hân ‒ Có thể nói trong tất cả các nữ sĩ tham dự, tôi thân với Mỹ Hân nhất. Có lẽ vì chúng tôi tương đối cùng lứa. Hân lại có quen biết trước với nhà biên khảo Nguyễn Văn Lục, còn tôi cũng kể là thuộc nhóm thân hữu DCVOnline với ông, cùng với Nguyên Hiền và Thái Hòa thường tụ chung một nhóm. Bao giờ Mỹ Hân cũng là người cầm mic chính. Riêng tôi, trong nhóm với cô, tôi thật thấy thoải mái, vì tôi chỉ việc … nghe và cười, không phải đóng góp gì hết. Cô rất có khiếu ăn nói, trí nhớ tốt, nên chuyện của cô tràn những chi tiết lý thú sống động và nhỏ nhặt nhất như trong các tác phẩm văn hiện thực của cô vậy. Khác với nhiều người, Mỹ Hân không làm cho tôi … mệt khi nghe cô kể về mình, vì nó rất thật, không chỉ những chuyện tốt đáng khoe khoang. Cô không ngại cười ngạo chính mình và thoải mái để những người khác cười chung. Cô sinh và lớn lên ở miền Bắc, mãi trưởng thành mới vào
Nguyễn Lê Mộng Tuyền - Tôi không có dịp tiếp xúc riêng tư với Mộng Tuyền, chỉ ngắm cô và nhóm bạn như những nụ hồng tươi tắn, tuổi trẻ tài cao. Theo những lời giới thiệu, Mộng Tuyền được kể là nữ chủ báo trẻ nhất của hải ngoại, từ năm mới 21 tuổi. Cô đã chủ xướng nhóm Bút Tre, cũng là tên một tờ báo của họ tại
Nhật Hạnh ‒ Buổi sáng cuối cùng tại khách sạn, khi chúng tôi bận rộn chia tay nhau , chị chợt đến bên tặng tôi hai CD của chị, giải thích “tặng em vì nhìn em là biết hiền, giống chị.” Tôi bất ngờ quá, vội vàng nhìn chị, và thấy chị có nét rất hiền thiệt nên rất yên tâm với nhận xét là tôi … giống chị. Mặc dù khách quan thì tôi thấy chị dịu dàng và ẻo lả, nếu “giống” thì hơi … lỗ cho chị. Cám ơn chị Nhật Hạnh, tôi đã được nghe hai CD đầy tình tự quê hương như tên “Hương Tình Ca” chị đặt cho chúng. Giọng chị làm tôi liên tưởng đến ca sĩ Phương Dung, giọng Nam hiền hòa, chân chất, khá hiếm vì thường các ca sĩ đều đổi qua giọng Bắc khi hát tân nhạc. Nhạc quen thuộc như nhạc Lam Phương một thuở , ý lời là những tâm tình gắn bó với thăng trầm, mất mát của quê hương, cũng có một số hùng ca trong đó ca ngợi con người và chiến công trong lịch sử. Chúc nhạc sĩ Nhật Hạnh thành công trên đường sáng tác.
Tôi nhớ tất cả mọi người. Chỉ rất tiếc tôi không thể viết hết về tất cả trong một bài viết. Tôi vẫn nhớ anh chị Đặng và Kiều Nga người tự nguyện của cộng đồng
Cuối cùng, vui nhất phải nói là gặp được “phe ta”, tác giả Nguyễn văn Lục và Nguyên Hiền. Tác giả Nguyễn văn Lục đúng với tính cách của một nhà biên khảo, không hứng thú khi được giới thiệu lên … sân khấu, không thuộc tuýp “người của đám đông” nhưng rất khéo gợi chuyện và tạo không khí cho những chủ đề trao đổi. Tôi đặc biệt vui được biết Nguyên Hiền trong “đời thật” (không còn qua mạng ảo), tôi vẫn “đồng chí hướng” với Nguyên Hiền qua các bài viết của anh trên DCVOnline, lần gặp này chúng tôi còn có dịp “nói sau lưng” (không phải nói xấu) về một vài nhân vật của DCVOnline (thanks Nguyên Hiền.) Sẽ nhớ hai buổi tối café vui vẻ của chúng ta cùng với phóng viên Mặc Lâm, Mỹ Hân và Thái Hòa với những câu chuyện thật lý thú.
.
Đại Hội Văn Chương Phụ Nữ Việt
http://www.dcvonline.net/php/images/092010/dhvcpn2.jpg
.
Xin được kết thúc câu chuyện tại đây. Cám ơn BTC, nhất là chị Phong Thu đã tận sức tạo một cuộc họp mặt đầy ý nghĩa. Qua dịp họp mặt này, tôi cảm nhận được sự gặp gỡ giữa những người cầm viết thật cần thiết, để hiểu biết và khuyến khích lẫn nhau, để người sau được làm quen và học hỏi người trước. Riêng tôi còn tìm được thêm một vài “tình bạn”. Cám ơn các bậc đàn chị đã hiện diện rất khiêm nhường và khả ái. Tôi hy vọng hải ngoại sẽ có những tổ chức “lớn hơn” nữa bao gồm tất cả văn nghệ sĩ, không chỉ riêng phụ nữ. Và hy vọng dòng văn chương Việt hải ngoại sẽ tồn tại mãi, vì điều này chuyên chở ý nghĩa là các thế hệ sau của hải ngoại vẫn lưu truyền tiếng Việt.
© DCVOnline
.
-----------------------------------------
Đại Hội Văn Chương Phụ Nữ Việt Nam kỳ 2 thành công rực rỡ tại Thủ Đô Mỹ Quốc
Thu, 08/19/2010 - 20:19
http://www.saigonhdradio.com/phunu-1
WASHINGTON D.C. (TMN News).- Vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn như thêm rực rỡ với 36 phụ nữ tài năng Việt Nam tụ họp trong Đại Hội Văn Chương Phụ Nữ Việt Nam (ĐHVCPN) kỳ II trong 2 ngày 14 và 15 tháng 8 năm 2010.
Tên tuổi họ là: Vi Khuê, Trương Anh Thụy, Như Hảo, Nguyễn Thị Ngọc Dung, Thu Nga, Kiều Mộng Hà, Ngô Tịnh Yên, Phan Thị Ngôn Ngữ, Phong Thu, Jackie Bông, Nhật Hạnh, Nguyễn Lê Mộng Tuyền, Trịnh Thanh Thủy, Bảo Như Trần, Sầu Phương Thủy, Nguyễn Thanh Xuân, Hoàng Bạch Mai, Ngô Thy Vân, Như Quỳnh, Hồ Hương Lộc, Bạch Mai, Huỳnh Thu Tâm, Tuyết Thu, Nguyễn Phương Thúy, Lê Tống Mộng Hoa, Mộng Trinh, Vũ Thảo, Cung Thị Lan, Hồng Thủy, Hoàng Trúc Ly, Hoàng Dung, Minh Châu, Ngọc Hạnh, Bạch Cúc; cùng 2 nữ tác giả đến Mỹ từ góc trời xa nhất là Lê Mỹ Hân (Japan, Á Châu) và Anh Thư (Úc Châu).
.
Các phụ nữ tài năng kể trên đã cùng gặp gỡ nhau trong 4 sinh hoạt chính của ĐHVCPN kỳ II sau đây.-
* Thứ Bảy ngày 14/8:
1. Ban ngày, du ngoạn một số địa điểm độc đáo quanh Thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
2. Buổi tối, họp mặt thân hữu và ca ngâm thơ nhạc.
* Chủ Nhật ngày 15/8:
3. Hội nghị văn hóa phụ nữ tại hội trường James Lee (
4. Dạ tiệc “Bóng Hồng Quê Hương số 2” tại nhà hàng Havest Moon cũng ở thành
.
XEM TIẾP BÀI VÀ HÌNH : http://www.saigonhdradio.com/phunu-1
.
----------------------------------------
.
Đại Hội Văn Chuơng Phụ Nữ Việt Nam - Thư Viện Toàn Cầu (TVVN.ORG)
.
Đại Hội Văn Chương Phụ Nữ Việt Nam sắp khai diễn (tuongvangvn.com)
.
Nhà văn Phong Thu gồng mình tổ chức Đại Hội Văn Chương Phụ Nữ VN - (saigonhdradio.com)
.
Đại Hội Văn Chương Phụ Nữ Việt Nam Kỳ 2 : Mở lòng ra và xích lại gần nhau - Lê Mộng Hoàng (saigontimesusa.com)
.
VIDEO YOUTUBE : Đại Hội Văn Chương Phụ Nữ Việt
Đại Hội Văn Chương Phụ Nữ VN Phần Một
http://www.youtube.com/watch?v=0I9H6UGMNTM
.
Đại Hội Văn Chương Phụ Nữ VN Phần Hai
http://www.youtube.com/watch?v=_H0RXMSq2n4&feature=related
.
Đại Hội Văn Chương Phụ Nữ VN Phần Ba
http://www.youtube.com/watch?v=UOrZKFff1Qw&feature=related
.
.
.
No comments:
Post a Comment