Tuesday, September 14, 2010

VÀI SUY NGHĨ VỀ TẦM NHÌN TRONG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO

VÀI SUY NGHĨ VỀ TẦM NHÌN TRONG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO

BS Hồ Hải

Thứ hai, ngày 13 tháng chín năm 2010

http://bshohai.blogspot.com/2010/09/vai-suy-nghi-ve-tam-nhin-trong-lien-ket.html

Viết hòai các trường nước ngòai dỏm liên kết với các đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp và các tổ chức ở trong nước cũng nhàm chán và là xóa bỏ sạch trơn những cố gắng của những người làm giáo dục chân chính ở Việt Nam. Đây cũng là một ý tưởng kịp lóe lên trong đầu sáng nay, nên chỉ điểm qua một trường dân lập mà tôi cho rằng họ đã và đang đi đúng hướng trong sự nghiệp trồng người.

Bài viết chỉ điểm qua vài nét như thế nào là một trường đàng hòang và trường bất hảo của Việt Nam. Ở Việt Nam những trường có tính truyền thống lâu đời, không có bất cứ một liên kết giảng dạy nào để mang tai tiếng. Thậm chí nếu có một đối tác nước ngòai đến xin liên kết họ luôn tìm hiểu và đặt điều kiện rõ ràng. Điều này tôi đã từng chứng kiến khi còn làm trong nhà nước, đặc biệt chuyên khoa ngày xưa tôi làm việc ở một bệnh viện của nhà nước lại có bộ môn đóng và người làm trưởng phân hiệu bộ môn lâm sàng ở đó là thầy hiệu trưởng trường Y Dược TPHCM. Nên việc chứng kiến liên kết đào tạo và tu nghiệp nước ngòai, đặc biệt ở Mỹ là không thiếu những thành công rực rỡ cho nước nhà.

Ở đây, tôi không thể đem so sánh trường đại học Y Dược TPHCM hay những trường khác như Nông lâm TPHCM, y khoa Hà Nội, Đại học ngọai thương, Đại học Ngân Hàng, etc... với các đại học quốc gia của Hà Nội và TPHCM, v.v... mới thành lập là quá khập khiểng. Nó giống như đem một bậc thánh hiền so sánh với một kẻ tiểu nhân không hơn, không kém. Tôi chỉ cần so sánh một đại học tư nhân nhỏ ra đời cùng thời với các đại học quốc gia (1995) là đủ để thấy những trường được xem là bộ mặt của đại học nước nhà không đáng để quan tâm nhập học.

Tuy sinh sau đẻ muộn và từ những con người có tâm huyết với nghiệp giáo dục, một số người đã thành lập nó cùng năm với đại học quốc gia TPHCM và Hà Nội, nhưng Đại học Dân Lập Văn Lang (ĐHDLVL) đã có một chương trình liên kết đào tạo rất chuẩn khi đối tác của họ liên kết là Carnegie Mellon University (CMU), một trong những trường tư lâu đời được gia đình ông Trùm Carnegie, một trong những thành viên sáng lập ra tổ chức FED nắm vận mệnh kinh tế tòan cầu. CMU có hạng không chỉ nước Mỹ mà tòan cầu. Không biết bao nhiêu sinh viên trên thế giới ước mong được là thành viên của CMU nhưng không được.

Chương trình liên kết của ĐHDLVL không phải liên kết online, mà chương trình chia làm nhiều giai đọan. Trong đó, giai đọan 1 là gửi giảng viên sang CMU đào tạo và lấy bằng về và mua bảng quyền đào tạo của CMU về đào tạo cho ĐHDLVL. Khi đòa tạo xong chương trình của CMU, thì hội đồng chấm thi của CMU sang ĐHDLVL để cho đề, tổ chức thi và chấm thi để công nhận credit. Giai đọan 2, họ đưa sinh viên năm cuối đi học ở CMU để lấy bằng của CMU, 3 năm đầu học ở ĐHDLVL. Dĩ nhiên tiêu chuẩn những sinh viên đưa đi học năm cuối CMU phải đủ tiêu chuẩn của CMU nhận. Vì CMU là lọai trường first tier school.

Thế đấy, một trường dân lập nhỏ, nhưng nếu với tư duy giáo dục lâu dài và khôn ngoan tương lai ĐHDLVL sẽ là một trong những trường xác định vị trí tốt đối với trong nước và ngòai nước, dù chỉ mới sinh sau để muộn 15 tuổi. Đã thế họ còn biết lo học bổng cho những sinh viên khuyết tật.

Cùng một tuổi với ĐHDLVL, 2 đại học quốc gia TPHCM và HN thì sao? Liên kết đào tạo với trường Irvine University dỏm ở ĐHQGHN và liên kết với một tổ chức chưa được công nhận là trường với những giảng viên có bằng cấp thấp như UBI để đào tạo MBA ở ĐHQGTPHCM, để vì mục đích ngòai giáo dục hơn là vì giáo dục. Mang tiếng là của quốc gia, nhưng không đủ tầm để lo cho bộ mặt giáo dục nước nhà. Đã thế, không những chỉ liên kết đào tạo ở một trường ma, mà có đến 2 trường ma, như Đại học QGHN còn liên kết thêm một trường Griggs University dỏm khác để đào tạo rất nhiều MBA cho các tập đòan kinh tế nhà nước vừa mới được tái cơ cấu.

Trường lớn được nhà nước hỗ trợ kinh phí và các dự án không có nghĩa là trường tốt. Trường tư thục tự lực cánh sinh không có nghĩa là trường không tốt. Vấn đề là tâm huyết và tầm nhìn của những con người đang gánh vác các vị trí quan trọng của trường đó có đủ hay bất hảo? Trong cơ chế kinh tế thị trường tự do, hệ thống tư nhân luôn là hệ thống tạo nên sức mạnh cho xã hội. Chưa có một tổ chức công nào của nhà nước đứng ở vị trí số một trong một nền giáo dục có tư duy đúng. Ví dụ, con số các trường công lập ở mười trường đứng đầu của các đại học Mỹ hầu như không có.

Thiễn nghĩ, bấy nhiêu đó cũng đủ để thấy rằng ở Việt Nam hiện nay không phải không có trường tốt và rất tốt, và những hạt sạn trong giáo dục chỉ là ngưu tầm ngưu, mã tầm mã trong cái gọi là mục tiêu ngòai giáo dục vì danh lợi chỉ là thiểu số. Tuy thiểu số, nhưng chúng sẽ là rất mạnh, vì kẻ gian bao giờ cũng lắm mưu mô để triệt hạ người tốt. Nếu chính phủ và các nhà làm giáo dục Việt Nam không quan tâm sửa đổi và chấn chỉnh ngay những hạt sạn trong ngành giáo dục kịp thời, tôi e rằng, một chiến lược làm gãy đổ rườn cột nước nhà thông qua giáo dục dỏm của các nước tiến tiến đối với Việt Nam đang rất thành công.

Asia Clinic, 13h12' ngày thứ Ba, 14/9/2010

--------------------------------

BS Hồ Hải nói...

Một ông bạn đang là lãnh đạo Đại học Nông Lâm TPHCM, (trường này là hậu duệ của trường Nông Lâm Súc sản của VNCH trước 1975) là nơi mà bà Tám ra đời để tung cánh chim bằng, ông ấy mới gọi điện thọai cho tớ tối hôm kia từ Canada về trong chuyến công tác đi tìm đối tác liên kết đào tạo.

Thật là tình cờ và đúng dịp, tớ hỏi anh ta, là trường "Nông Lâm Ngu" (tụi tớ vẫn thường nói đùa là Ngu chứ không phải Ngư) liên kết đào tạo với trường nào bên Mẽo? Anh ta bảo chỉ liên kết được với UC-Davis, là một trong 23 campus của hệ thống The California State University, mà cái trường online Columbia southern University khi viết tắt sẽ giống như tên hệ thống trường Cali này. Tớ bảo sao không liên kết với trường xịn hơn? Anh ta bảo, khó lắm cha ơi, nó bảo trường đổi tên lại như trước 1975 và được nhà nước hiện nay công nhận thì cái thương hiệu của trường "Nông Lâm Ngu" mới được tụi nó quan tâm và liên kết với trường danh giá hơn. Trong khi VN mình thì muốn xóa sạch lịch sử các trường một thời đã có danh tiếng như trường "Nông Lâm Ngu". Đó là tụi tôi phải tách "Nông Lâm Ngu" ra khỏi ĐHQG TPHCM thì mới được liên kết với UC-Davis. Nếu còn nằm trong ĐHQG TPHCM thì khó lòng hơn nữa.

Chúng ta đã tự bôi mặt mình xấu đi vì những điều rất trẻ con và vớ vẩn vì chính trị đã nhảy xổ vào hiếp dâm tất cả mọi ngành nghề. Ở đất nước người ta, họ luôn tôn trọng và giữ gìn lịch sử, dù cho chính trị có đổi thay để giữ gìn thương hiệu mọi ngành như một bài viết của tớ
Chuột Lang Giáo Dục II. Thế nhưng ở VN vì duy ý chí, vì tự ty nâng thành tự tôn quá mức đã làm ngu muội hết tầm tư duy về mọi vấn đề. Để rồi hôm nay giúp các nước, đặc biệt Mỹ buôn bán bằng giả thông qua trường dỏm. Người Mỹ thì có dịp lấy tiền đóng thuế của dân lao động thấp hèn cho nhà nước đi phung phí, bán bằng dỏm để giúp cho làm sụp đổ rườn cột nước nhà chỉ vì các vị chức sắc giáo dục chỉ biết ngưu mã tầm nhau.

Câu chuyện chỉ có vậy, nhưng nghe sao nó đắng miệng quá.

02:47 Ngày 14 tháng 9 năm 2010

.

.

.

No comments: