Monday, September 20, 2010

TRUNG QUốC, HOA Kỳ VÀ NHữNG MụC TIÊU ĐốI CHọI

Trung Quốc, Hoa Kỳ và nhng mc tiêu đi chi

Nguồn: Ehsan Ahrari, Asia Sentinel

Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ

17.09.2010

http://www.x-cafevn.org/node/982

.

Một siêu cường đang lên đối đầu với một siêu cường đang mờ nhạt

.

Không có tài liệu nào phản ảnh một cách thích hợp vị thế chiến lược đầy mâu thuẫn của một siêu cường đang suy giảm và của một siêu cường đang lên bằng báo cáo thường niên về việc hiện đại hoá quân đội Trung Quốc của Bộ Quốc phòng yêu cầu bởi quốc hội.

Lầu Năm Góc đã đưa ra một phiên bản mới nhất của bản báo cáo với tiêu đề "An ninh và Phát triển Quân sự Liên quan đến Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc" (nôm na là sự đi lên về quân sự của Trung Quốc) vào ngày 20 tháng Tám. Bản báo cáo này được công bố gần như cùng lúc khi toàn cầu đều chạy hàng tin nóng rằng Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế thứ nhì trên thế giới.

http://asiasentinel.com/images/stories/smoothgallery/JAN2008/china-gdp01-09.jpg

Tính trên thực tế rằng nền kinh tế ca Trung Quốc đã có được mức tăng trưởng trung bình hằng năm về tổng sản lượng nội địa ở mức 9 phần trăm trong khoảng sáu năm qua, và được dự đoán là sẽ tiếp tục dành một phần tài sản này để chi phí cho việc hiện đại hoá quân đội. Bằng chứng là Trung Quốc đã quyết định xây dựng những tàu sân bay, được xem là biểu tượng vĩ đại nhất về khả năng quân sự và tiềm năng của một siêu cường.

Mặc dù Trung Quốc hiện đang là một cường quốc kinh tế, sức mạnh quân sự của họ chắc chắn sẽ không sánh kịp với khả năng và sức mạnh của quân đội Mỹ. Trung Quốc biết rõ điều này. Đấy là vì sao họ đang chi tiêu rất nhiều tài nguyên để phát triển kỹ thuật và khả năng "chống xâm nhập/từ chối khu vực", đặc biệt liên quan đến Đài Loan. Quan điểm của Trung Quốc dường như là, trong trường hợp của một tranh chấp quân sự liên quan đến Đài Loan, Trung Quốc sẽ tăng cường cơ hội chiến thắng nếu họ có thể thành công trong việc ngăn cản sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ bằng cách sử dụng những kỹ thuật trên.

Bắc Kinh cũng đang chi tiêu rất nhiều tài nguyên để xây dựng những "biện pháp phản công" nhằm vô hiệu hoá những khả năng tăng cao bất tận của Mỹ trong việc phô trương sức mạnh ở những miền đất xa xôi. Bản báo cáo 2010 của Bộ Quốc phòng đã xem xét chi tiết về những biện pháp này.

Bắt đầu từ lần biểu dương nhằm gây ấn tượng của quân đội Mỹ trong Chiến dịch Bão Sa mạc vào năm 1991, những tướng lĩnh hàng đầu của Quân đội Giải phóng Nhân dân (QĐGPND) cũng như các khoa học gia quốc phòng đã sử dụng rất nhiều nguồn lực để nghiên cứu chi tiết sự thống lĩnh trên không của Mỹ cũng như những kỹ thuật có sẵn từ những nguồn mở. Thêm vào đó, ngành tình báo của QĐGPND và các cơ quan dân sự cũng bận rộn thu thập dữ liệu trong lĩnh vực sử dụng không trung của quân đội Mỹ. Trung Quốc hiểu được vai trò không thể thiếu của việc làm chủ không trung của Mỹ đối với sức mạnh quân sự của nước này nhằm giữ được sự thống trị toàn khắp trong chiến tranh.

Thứ hai, không quân đội của quốc gia nào chú tâm vào việc áp dụng "cuộc cách mạng quân sự" và số hóa chiến tranh vào khả năng tham chiến của mình bằng Trung Quốc. Trên thực tế, Trung Quốc đã đi xa hơn việc sử dụng chiến tranh thông tin trong lĩnh vực quốc phòng. Họ đã làm chủ được "phần mềm phá hoại" (malware) trong tình báo, đã được dùng để theo dõi những nhà chống đối người Tây Tạng. Phần mềm phá hoại được dùng để dọ thám quốc phòng cũng như trong lĩnh vực quân sự và tình báo.

Mục đích của nó là để thu thập dữ liệu cũng như để phá huỷ những hệ thống máy tính đối phương. theo một nghiên cứu về lĩnh vực này, "Rất ít các cơ quan bên ngoài khu vực quốc phòng và tình báo có thể đứng vững trước một tấn công loại này. Với mối quan tâm cao của Trung Quốc trong lĩnh vực này, và với việc đây là một hệ thống kín, những đối thủ của nó (đặc biệt là những cơ quan của chính phủ Hoa Kỳ) không chỉ phải luôn luôn cảnh giác trong việc xây dựng những hệ thống đối phó, mà còn mù tịt về khả năng mới nhất của những chuyên viên vi tính của phía Trung Quốc, những người có trách nhiệm vận hành những "chương trình đen" của nước này.

Thứ ba, Trung Quốc cũng đang dùng những chuyên gia quốc phòng để nghiên cứu tất cả những cuộc thao diễn quân sự trong những nước láng giềng liên quan đến quân đội Mỹ - Nhật, Nam Hàn, Úc và Ấn Độ. Kỹ thuật nghe lén điện tử cũng có hiệu quả cao trong việc giúp Trung Quốc theo dõi những bước đi của Mỹ. Trong khía cạnh này, chiến lược "Chuỗi Ngọc trai" của Trung Quốc, một nỗ lực nhằm xây dựng những quan hệ với các nước chư hầu để bao vây Ấn Độ, còn chưa bắt đầu đem lại kết quả, trong ý nghĩa về việc cung cấp kho tàng tin tức tình báo về những hoạt động của hải quân các quốc gia đề cập ở trên.

Thứ tư, khía cạnh gây ấn tượng nhất đối với QĐGPND về khả năng tham chiến của quân đội Hoa Kỳ là bề ngoài linh hoạt để tiến hành những cuộc chiến có một không hai trong mỗi chiến dịch mà họ thực hiện kể từ Chiến dịch Bão Sa mạc, được xem như là "cuộc chiến tranh đầu tiên sử dụng cơ sở thông tin". Chiến lược được sử dụng trong chiến tranh Kosovo, Chiến dịch Lực lượng Đồng minh gợi nhớ lại thứ chiến lược được dùng trong chiến tranh Việt Nam. Chiến lược này chú trọng vào việc dần dần tăng cường ném bom mà không có sự đe doạ của các lực lượng trên bộ. Trong cuộc chiếm đóng Afghanistan, Chiến dịch Bảo trì Tự do ở Iraq, Hoa Kỳ đã áp dụng một cách độc đáo phương tiện thám thính của Lực lượng Đặc biệt để điều khiển những cuộc không tập vào lực lượng Taliban trên bộ, đồng thời cũng điều khiển lực lượng tấn công của bộ binh từ Liên minh Phương bắc của Afghanistan. Trong Chiến dịch Tự do Iraq, Bộ Tư lệnh Tiền phương đã dùng phương pháp phổ thông chủ yếu dựa vào bộ binh làm mũi nhọn trong các chiến dịch.

Sự khác biệt của chiến dịch này là việc chú trọng vào "học thuyết Powell" - sử dụng sức mạnh áp đảo - từng bị bỏ xó để ưu tiên cho phương pháp dùng quân tối thiểu. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Donal Rumsfeld và cựu Tổng Tư lệnh Tiền phương, Tướng Tommmy Frank cho rằng họ đã cho rằng họ đã có một ý tưởng tham chiến độc đáo bằng việc tạo ra chiến thuật "Đột ngột và Kinh hoàng" sử dụng tối thiểu lực lượng trên bộ. Đây chủ yếu là "lịch trình chuyển hoá" của Rumsfeld, người đã "vô cùng kinh ngạc khi khám phá ra rằng họ vẫn bám chặt vào việc dùng quá nhiều quân khi chuẩn bị cho các cuộc chiến lớn và vẫn mua sắm những hệ thống vũ khí cao cấp hơn là xây dựng những lực lượng nhỏ và nhanh nhẹn hơn được trang bị cho những điều kiện thực tế mà ông cho rằng họ sẽ đối diện." Trong nỗ lực nhằm sửa chữa phương pháp quen thuộc xưa cũ này, rumsfeld và Franks có thể đã đi quá xa trong việc cắt giảm quân số. Tướng Anthony, người tiền nhiệm Tổng Tư lệnh Tiền phương trước Franks, ngay lập tức đã xác định quan điểm của mình bằng cách chỉ ra rằng "kế hoạch chiếm đóng Iraq của ông vốn có thêm hai sư đoàn - không phải để chiến đấu mà để dùng trong quá trình được gọi là củng cố và khai thác vào cuối cuộc chiến."

Tuy nhiên, ngay cả vũng lầy Iraq xảy ra sau khi chính quyền Saddam Hussein sụp đổ đã không tái lập được tầm quan trọng của việc Powell kiên quyết sử dụng chiến thuật "sức mạnh phủ đầu", rõ ràng nó đã loại bỏ lịch trình chuyển hoá của Rumsfeld về kích cỡ của quân số. Một trong những bài học chính mà quân đội Hoa Kỳ học được đó là họ phải chuẩn bị cho những điều kiện "hậu chiến" trước khi chiếm đóng một quốc gia nào.

Những tướng lĩnh hàng đầu của QĐGPND đã theo dõi những diễn biến trên với độ quan tâm cao và rút ra những bài học của riêng mình cho những trận chiến tương lai mà quân đội họ có thể đối diện. Bài học quan trọng nhất mà QĐGPND rút ra từ quân đội Hoa Kỳ là không bao giờ chấm dứt việc nghiên cứu vai trò của thành tố thứ hai khi tham chiến. Vì Hoa Kỳ đã từng tham gia vào quá nhiều cuộc chiến tầm cỡ kể từ cuộc chiến Vùng Vịnh 1991, không quân đội nào có thể tuyên bố rằng mình có nhiều kinh nghiệm hơn người Mỹ. Và bất kỳ quân đội nào muốn nằm ở điểm đỉnh trong lĩnh vực của mình mà không phải trả giá cho một cuộc chiến thực sự, sẽ học hỏi được rất nhiều khi tự trở thành một học trò chăm chỉ đối với những chiến dịch của Mỹ.

Mỗi khi báo cáo của Lầu Năm Góc về quân đội Trung Quốc được đưa ra, ta có thể thấy được những vấn đề được lặp lại như sau: (1) Khi bản tài liệu được phát hành, nó chứa đựng một nhận định cơ bản rằng Trung Quốc vẫn đi theo lời khuyên của Đặng Tiểu Bình: "Bình tĩnh quan sát; Lập trường vững chắc; Bình tĩnh đối phó; Che giấu khả năng và chờ đợi thời thế; Duy trì ẩn mình, và không bao giờ nắm vị trí dẫn đầu;" (2)Vạch rõ quá trình hiện đại hoá của quân đội Trung Quốc, vốn vẫn là một trong những phân tích sâu sắc nhất trên thế giới về vấn đề này; (3)Nhấn mạnh các bước tiến của Trung Quốc trong lĩnh vực không gian để có những biện pháp chống lại những kẻ thù tiềm năng, những tiến bộ của Trung Quốc trong chiến tranh thông tin và điện tử, và đặc biệt là trong lĩnh vực từ chối xâm nhập.

Quân đội Hoa Kỳ đã đúng khi kết luận rằng Trung Quốc có thể gây ra thiệt hại to lớn đối với những phương tiện không gian trong một chạm trán quân sự, và thiệt hại này chắc chắn sẽ xảy ra vào giai đoạn đầu tiên của cuộc chiến; và (4)Họ chỉ trích Trung Quốc là không thành thật về mức chi tiêu quân sự và không minh bạch về mục đích thật sự của việc hiện đạn hoá quân sự. Trong tiêu điểm cuối này, sự chỉ trích của Hoa Kỳ đã rất có hiệu quả, vì nó đang được các quốc gia Đông Á cũng như đối thủ chính của Trung Quốc là Ấn Độ theo dõi kỹ lưỡng.

Phản ứng thường thấy của Trung Quốc về quan điểm của Mỹ trong việc hiện đại hoá quân sự của họ là chỉ trích của cường quốc duy nhất này là một cố gắng để kềm chế họ. Phản ứng lại những gì được đưa ra trong báo cáo này, đại tá Dai Xu của QĐGPND trong một bài xã luận đã chỉ trích Hoa Kỳ là "đang xiết cổ Trung Quốc một cách nhẹ nhàng."

Thời điểm phát hành báo cáo năm 2010 về quân sự của Trung Quốc của Lầu Năm Góc thì không đúng lúc lắm vì quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc đang trong giai đoạn lạnh lẽo, bắt nguồn từ cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Obama với Dalai Lama cũng như quyết định của Hoa Kỳ trong việc bán lượng vũ khí trị giá 6 tỉ Mỹ Kim cho Đài Loan. Trung Quốc đã phản ứng bằng cách đình chỉ mọi tiếp xúc quân sự giữa hai quốc gia. Chính quyền Obama đánh giá thái độ của Trung Quốc là "phản ứng thái quá" đối với những sự kiện này.

Hoa Kỳ đang gặp khó khăn trong viện nhận thức rằng quan điểm của Trung Quốc về bản thân cũng như về siêu cường duy nhất hiện đang trải qua một chuyển biến rõ rệt. Kể từ khi Trung Quốc cho rằng siêu quốc duy nhất này là một kẻ bá chủ đang suy thoái, và từ khi tự nhận mình là một cường quốc đang lên (và thậm chí là một siêu cường tương lai), giới lãnh đạo hiện tại của Bắc Kinh cho rằng cường quốc cũng phải đối xử thích hợp hơn với cường quốc mới. Khi Trung Quốc tạo điều kiện cho Hoa Kỳ trong những vấn đề kinh tế toàn cầu, thì Hoa Kỳ cũng phải hồi đáp trong những vấn đề hàng đầu như không nên bán vũ khí cho Đài Loan hoặc không chứng tỏ quan điểm bằng cách tiếp xúc với Dalai Lama.

Quan điểm nhân nhượng là một tính chất căn bản của văn hoá Trung Quốc. Khổng Tử từng khuyên bảo học trò của mình rằng học thuyết ứng xử của ông "chỉ có một sợi chỉ đơn giản xuyên suốt" - "Trung thành và nhân nhượng, chỉ thế thôi."

Ta cũng cần phải bổ xung rằng nguyên tắc chủ yếu của Khổng giáo về học thuyết "Hạch Tâm Lợi Ích" (quyền lợi cốt lõi). Trong ngữ cảnh của triết lý phương Tây, quyền lợi cốt lõi tương đương với những lợi ích quan yếu mà không quốc gia nào có thể nhượng bộ.

Đối với Trung Quốc, khái niệm này bao gồm, trước tiên và quan trọng nhất, là sự sống còn của hệ thống chính trị. Điều thứ hai là tính bất khả xâm phạm đối với chủ quyền lãnh thổ, hai nguyên tắc này gắn bó chặt chẽ với quá khứ đầy cay đắng của đất nước mà họ thường gọi là "thế kỷ bị sỉ nhục." Quyền lợi cốt lõi thứ ba của Trung Quốc là việc xây dựng vững chắc hệ thống xã hội và kinh tế.

Điều thú vị cần lưu ý là khi Trung Quốc tiếp tục sự tăng trưởng kinh tế kỳ diệu của mình, dường như họ cũng bắt đầu quá trình kéo dài danh sách quyền lợi cốt lõi của mình. Trong quá khứ, danh sách này chỉ bao gồm Đài Loan và Tây Tạng. Nhưng dạo sau này họ lại thêm cả biển Nam Hải như là vấn đề cốt lõi. Vì trên thực tế Trung Quốc không có xu hướng thương lượng những lợi ích cốt lõi "cũ", chắc chắn cũng có thái độ tương tự đối với vấn dề biển Nam Hải. Có một khác biệt nghiêm trọng giữa lợi ích cốt lõi cũ và mới.

Đối với một quốc gia chuyên than phiền về sự kiêu căng của chủ nghĩa đơn phương và "bá quyền" của Hoa Kỳ, quyết định của Trung Quốc về việc nâng cao tầm quan trọng của biển Nam Hải như là quyền lợi cốt lõi thì cũng đang tự bộc lộ thái độ ngạo mạn của mình. Ta có thể nhận định một cách khách quan rằng ứng xử của Trung Quốc ít nhiều là một biểu hiện về cung cách của một siêu cường đang lên hoặc "học đòi".

Tuy nhiên, thái độ kiêu ngạo này chỉ làm tăng thêm mối nghi ngờ của các quốc gia láng giềng Đông Á về mục đích thực sự của sự đi lên của Trung Quốc và đặc biệt là việc hiện đại hoá quân đội.

Những người Mỹ theo đường lối cứng rắn trong vấn đề Trung Quốc đồng ý với khuynh hướng đơn phương của chính quyền Bush thì không hài lòng với báo cáco của Lầu Năm Góc về việc xây dựng quân đội của Trung Quốc. Tuy nhiên, thái độ của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc đã trải qua một quá trình chuyển hóa rõ rệt trong nhiệm kỳ thứ hai của Bush, nhưng khi ông tuyệt vọng cần đến sự hợp tác của quốc gia này trong Đàm phán Sáu bên và đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế toàn cầu suy sụp 2008-2009.

Nhưng ngay cả khi các quan chức Hoa Kỳ đã quay lại thái độ nhẹ nhàng hơn đối với Trung Quốc, tâm lý tranh đua vẫn được đặt hàng đầu đối với hầu hết những người theo dõi Trung Quốc ở Mỹ lẫn những người theo dõi Mỹ ở Trung Quốc.

Không như việc cạnh tranh giữa những siêu cường trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cuộc cạnh tranh hiện nay giữa Bắc Kinh và Washington không chủ yếu vì hệ tư tưởng (mặc dù chúng ta cần nhớ rằng trên thực tế Hoa Kỳ là một nền dân chủ tự do trong khi Trung Quốc là một hệ thống thiếu tự do với những đặc điểm nổi bật của một nền kinh tế tư bản). Cuộc chạy đua Trung-Mỹ là nhắm vào vị trí đứng đầu thế giới giữa siêu cường duy nhất, đang quyết tâm không chịu đánh mất vị trí hàng đầu của mình trong giai tầng các quốc gia, và một cường quốc đang lên, cũng quyết tâm để trở thành số một.

Hai câu hỏi quan trọng cho thập niên thứ hai của Thế kỷ 21 là liệu Trung Quốc đã hài lòng khi có thể ngang hàng với Hoa Kỳ? và liệu Hoa Kỳ sẽ sẵn lòng chấp nhận Trung Quốc như một quốc gia ngang hàng với mình? Một khía cạnh ngầm nhưng vô cùng quan trọng liên quan đến câu hỏi thứ hai là Hoa Kỳ nên sẵn sàng cho một tình hống khi Trung Quốc trở thành số một trong giai tầng các quốc gia trong khoảng một thập niên tới.

Đây là những câu hỏi khó trả lời vì Hoa Kỳ chưa bao giờ có kẻ ngang hàng trong thời kỳ cực thịnh của Chiến tranh Lạnh. Liên Xô có thể được xem là ngang hàng với Hoa Kỳ về mặt sở hữu vũ khí hạt nhân. Nhưng trong khía cạnh kinh tế, Cộng hoà Liên bang Xô viết chỉ là một nước thuộc Thế giới thứ ba. Ngược lại, Trung Quốc đã thay đổi toàn bộ khuôn mẫu Xô Viết bằng cách trở thành một cường quốc kinh tế trước, rồi dùng sự giàu có của kinh tế để trở thành một siêu cường quân sự.

Đấy có thể là vì sao Hoa Kỳ luôn quan tâm đến việc đi lên của Trung Quốc. Một khi nền kinh tế của Trung Quốc vẫn khởi sắc như trong khoảng một thập niên gần đây, thì việc họ trở thành một siêu cường dường như là một điều chắc chắn.

Mặc dù sự cạnh tranh giữa hai phía tăng nhanh, dường như cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc đề không có khuynh hướng tìm sự đối đầu với khả năng leo thang nhanh chóng. Cả hai, đặc biệt là Trung Quốc, sẽ mất mát rất nhiều nếu chiến tranh nổ ra giữa hai nước. Trung Quốc đã đạt được rất nhiều trong ba thập niên qua. Họ là "đối tác thương mại lớn nhất thế giớị" Theo lời của Zheng Bijian thuộc Diễn đàn Canh tân Trung Quốc, "Lựa chọn chiến lược quan trọng nhất mà Trung Quốc có được là việc đón nhận sự toàn cầu hoá kinh tế thay vì tách mình ra khỏi nó." Và họ đã không cho thấy chủ ý liều lĩnh những thành tựu quan trọng này. Về tham vọng ối chọi nhau của hai quốc gia, quan hệ chung của hai phía "sẽ không bao giờ nồng ấm. Nhưng rất có thể trở thành 'chuyên nghiệp'."

Hi vọng tốt đẹp nhất đối với thế giới là sự hợp tác đầy lật lọng và mối quan hệ chiến lược đầy tính cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc luôn giữ nguyên trong tình trạng quản lý được và được mở ra cho việc nối lại tình hữu nghị một cách thường xuyên.

.

.

.

No comments: