NHÂN TÀI TOÁN HỌC NGÀY ẤY, BÂY GIỜ - BÀI 2
Phùng Hồ Hải: “Toán học Việt Nam ... lay lắt”
14/09/2010 - 12:31 AM
http://phapluattp.vn/20100913115633271p0c1019/phung-ho-hai-toan-hoc-viet-nam--lay-lat.htm
Tại Olympic Toán quốc tế năm 1986, Phùng Hồ Hải chỉ được huy chương đồng (HCĐ).
Hoàng Lê Minh: “Tôi chọn toán ứng dụng” (BÀI 3)
Vũ Đình Hòa: Tôi đam mê toán học (BÀI 1)
Nhưng trong sáu người đi thi năm ấy, cuối cùng chỉ có anh tiếp tục theo đuổi ngành toán. Hiện anh là cán bộ Viện Toán học Việt
Ở Phùng Hồ Hải có nhiều điểm chung với các nhà toán học khác: Cận thị, giỏi toán nhưng không hề kém các môn xã hội. Anh có thể huy động từ ngữ để diễn đạt rất hay và chính xác điều mình muốn nói và không thích nói về mình. Sinh năm 1970, mê toán từ nhỏ, học chuyên toán Tổng hợp, HCĐ Olympic Toán quốc tế năm 1986. Sau đó du học tại ĐH Tổng hợp Lomonosov (Matxcơva) rồi làm nghiên cứu sinh ở ĐH Tổng hợp
Nhân chuyện đi nước ngoài, phải nói rằng những năm trước, việc du học hoặc đi công tác nước ngoài đối với dân làm toán gần như là một việc “cứu nước cứu nhà”, ngoài học ra thì đi là để tích lũy tài chính, mua nhà cửa, chuẩn bị cho cuộc sống ở Việt Nam (nếu có ý định về nước). Đến mức Hải khẳng định: “Toán học Việt
.
Nỗi cô đơn của nhà toán học
Với Hải, nhà toán học cô đơn về nhiều phương diện. “Người ta nhìn vào mình, thấy mình chẳng giống ai cả, sao thời buổi này lại đi làm toán. Không phải người ta coi thường mình đâu, thậm chí họ còn phục ấy chứ, họ trầm trồ: “Ôi, ông này giỏi lắm… nhưng ai mà theo ông ấy được!”. Số người theo ngành toán ngày càng ít đi. Điều ấy chứng tỏ rằng người ta chỉ nhìn những người làm khoa học như những ông ngồi trong tủ kính, ai cũng trầm trồ đấy nhưng chẳng ai muốn theo cả. Đấy là nỗi cô đơn của nhà toán học trong đời sống nhưng nó chưa đáng ngại bằng một vấn đề khác. Thật khó tin một đất nước có tâm lý trọng toán như Việt
Sự kiện GS Ngô Bảo Châu được trao huy chương Fields là niềm vui đối với cộng đồng toán học ở Việt
Thời đại Internet, việc truyền tải thông tin không còn khó khăn hay thậm chí bất khả thi như ngày trước. Khổ nỗi, trong nghiên cứu khoa học, nhiều khi ý tưởng và sự sáng tạo lại chỉ nảy sinh trong quá trình trò chuyện, trao đổi trực tiếp. Cộng đồng khoa học, trong đó có toán, vẫn cứ cần phải có sự giao lưu, gặp gỡ thường xuyên. Đây cũng là nỗi băn khoăn của người làm khoa học ở Việt
Dư luận đã có những ý kiến phản ứng về việc Viện Toán đề nghị trả Ngô Bảo Châu mức lương 5 triệu đồng/tháng. Về chuyện này, Phùng Hồ Hải chỉ cười. Anh bảo: “Không có bất kỳ cơ chế nào của Việt
.
“Cần sự đầu tư thực chất chứ không phải tuyên truyền”
Trong sáu người của đội tuyển Olympic Toán 1986, giờ chỉ có Hải còn theo ngành toán. Chưa bao giờ anh nghĩ tới chuyện bỏ nghề. Anh vẫn theo đuổi hoạt động nghiên cứu khoa học là chính và vẫn sống tốt với nghề, nhất là sau khi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia (Nafosted) có tài trợ cho ngành toán học. Hiện giờ cuộc sống của anh khá ổn định, môi trường công việc không có đấu đá, phe phái gì, theo anh đấy cũng là cái sướng.
Nhưng nếu nhìn vào hiện trạng và tương lai của nền toán học nước nhà thì có nhiều điều phải suy nghĩ. Cộng đồng toán học Việt
Theo anh, cộng đồng toán học cần chính là sự quan tâm đầu tư của nhà nước một cách thực chất chứ không phải là tuyên truyền. “Nói cho đúng thì nhà nước chưa bao giờ quan tâm đầy đủ tới nghiên cứu cơ bản cả. Cũng có thời chọn ra được một nhóm người có khả năng để gửi đi nước ngoài học nhưng tới lúc họ về thì không ai quan tâm họ làm gì nữa”. Anh không nói ra nhưng có thể hiểu trong thâm tâm anh và nhiều đồng nghiệp e ngại khả năng khoản đầu tư 651 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước có thể trở thành một dự án “đầu voi đuôi chuột” nếu không cho ra hiệu quả trông thấy ngay mà đặc điểm của ngành toán thì lại là đầu tư trực tiếp trong khi hiệu quả gián tiếp và dài hạn.
Phùng Hồ Hải cho rằng để toán học Việt
ĐOAN TRANG
.
.
.
No comments:
Post a Comment