Tiếng nói nghệ thuật: Trực Thăng ‘Made in Vietnam’ của Lê Quang Đỉnh
13.09.2010
http://damau.org/archives/16198
.
(Trực thăng “Made in
(photo
.
Tháng Tám là mùa mưa tại
.
Bảo tàng Nghệ thuật Đương Đại (MOMA – Museum of Modern Art), thành phố Nữu Ước
.
Vừa lên lầu 2, mấy chữ Việt nổi gắn trên tường đập vào mắt: Dinh Q. Lê. Ngạc nhiên thích thú. Người Việt tới Thành phố
.
Theo liệt kê trên New York Times vào ngày 19 tháng 8, có thể tạm dịch sang Việt ngữ như sau:
‘Công trình 93: Dinh Q. Le,’ cho đến ngày 24 tháng Giêng [2011]. Tác phẩm chính của màn trình diễn di động đơn lẻ này là một video về chiến tranh Việt
.
Bản tin trên mạng chính thức của MOMA viết như sau:
Trưng bầy
Công trình 93: Dinh Q. Lê
30 tháng Sáu 2010 – 24 tháng Giêng 2011
Dinh Q. Lê (Mỹ gốc Việt sinh năm 1968) dệt vào nhau – cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng – những góp nhặt cá nhân với lịch sử rộng hơn và những huyền thoại thường liên hệ tới chiến tranh Viêt Nam, cũng còn được gọi là chiến tranh Hoa Kỳ sẩy ra tại quê hương của Lê. Về Công trình 93, Lê trình bầy Những nông dân và trực thăng (The Farmers and The Helicopters)(2006), một xếp đặt gồm ba kênh video và một trực thăng làm bằng tay từ những bộ phận phế thải bởi Lê văn Danh, một nông dân, và Trần Quốc Hải, một thợ máy tự học. Video của Lê cài vào nhau những góp nhặt cá nhân về chiến tranh của người Việt địa phương với những đoạn phim từ Tây phương. Trong khi nhiều người được phỏng vấn kể lại những ký ức thời còn trẻ về sự khủng khiếp liên hệ tới trực thăng trong thời chiến, thì những người chế tạo trực thăng chia sẻ viễn kiến của họ về cỗ máy này như là phương tiện để làm cho cuộc sống của người dân Việt tốt đẹp hơn và đem sức mạnh đến cho cộng đồng. Trưng bầy cạnh phòng triển lãm, chiếc trực thăng và màn trình chiếu video cống hiến một tầm nhìn thấu qua nhiều tầng vào sự liên hệ phức tạp giữa những cá nhân người Việt và công dụng của chiếc trực thăng.
Công trình nghệ thuật của Dinh Q. Lê được trình chiếu liên tục trong nửa năm tại một bảo tàng hàng đầu, với số khách viếng trung bình mỗi năm hai triệu rưởi người, là một thành tích đáng nể.
Dinh Q. Lê tên Việt đầy đủ là Lê Quang Đỉnh, sinh năm 1968 tại Hà Tiên, gần biên giới Kampuchia. Tới Mỹ năm 1979, sau khi có bằng cử nhân nghệ thuật về nhiếp ảnh (BFA – Bachelor of Fine Arts) tại UC Santa Barbara, Lê có bằng MFA tại School of Visual Arts ở New York. Hiện có phòng trưng bầy nghệ thuật “Sàn Art” tại Sài Gòn. Anh đã có tác phẩm trưng bầy tại nhiều nước trên thế giới như
.
(Dinh Q. Lê = Lê Quang Đỉnh)
.
Nhờ được xem cách đan vỉ của người trong gia đình thời còn bé, Lê đã sử dụng nghệ thuật nhiếp ảnh để đan vào nhau nhiều hình ảnh trong lịch sử, tạo thành tấm thảm ẩn hiện, pha trộn những hình ảnh khiến người xem phải suy nghĩ. Ví dụ tấm thảm đăng kèm (không trưng bầy ở MOMA) mang tên “Vô đề” (Untitled) được dệt bằng bức hình nổi tiếng đoạt giải Pulitzer của Nick Út chụp cô Phan Kim Phúc và đám trẻ chạy khỏi vụ cháy bom xăng đặc ở Trảng Bàng vào mùa Hè năm 1972, và hình ảnh của Tom Cruise và Willam Dafoe đóng vai thương binh trong phim “Born on the 4th of July”. Đang sống và làm việc ở Sàigòn, có lẽ Lê Đỉnh còn ngại những đề tài nhậy cảm. Nếu không, anh có thể dệt hình ảnh cái khẩu hiệu của ông Hồ “Không có gì quý bằng Độc lập Tự do” với hình cha Lý bị bịt miệng, chắc là một đề tài hay.
.
Nhưng không phải tác phẩm nào của Lê cũng theo lối đan dệt như vậy. Tại phòng triển lãm Sàn Art ở Sài Gòn, anh đã cho trưng bầy một cái xe đạp với khoảng trên một tá cờ đỏ sao vàng. Tác phẩm lạ này khiến báo AsiaLIFE thắc mắc. Trong cuộc phỏng vấn ngày 10 tháng 6, 2010, báo này đặt câu hỏi:
Ông trưng bầy một trong các tác phẩm là cái xe đạp chở đầy cờ Việt
Lê trả lời:
Đó là một trong những thứ mà tôi có trong đầu ngay tức thì, vì khán giả địa phương, họ thấy chuyện này hoài – cái xe đạp và những lá cờ. Họ nhìn thấy trên đường phố hàng ngày, nhưng sau một hồi, họ không để ý tới nữa. Coi như chuyện đương nhiên. Cho nên tôi muốn người dân nhìn thấy tác phẩm này trong một khung cảnh khác. Giống như một trò chơi. Tôi đã nghĩ nhiều người sẽ gạt đi; “Ồ, cha này chỉ mang vào đây vài thứ ngoài phố”. Nhưng tôi cho rằng vài chuyện tuyệt vời đã xẩy ra. Ở đây, trong khung cảnh phòng triển lãm, khán giả đã thực sự nhìn tới nó lần đầu tiên.
Người ta không nhìn tới mọi vật, và đó là vấn đề. Chúng ta quá bận rộn với cuộc sống hàng ngày, tôi mang cái xe đó vào trưng bầy, vì tôi muốn người dân nghĩ về cái gì trên đường phố họ vẫn nhìn, mà họ chưa thấy – khi nó ở trong khung cảnh phòng triển lãm, bắt họ phải nghĩ về những ý tưởng của họ liên can mọi sự họ thấy trên đường phố. Tôi nghĩ đó là mục đích, và tôi nghĩ nó rất kết quả. Nó đầy trên các báo. [cười]
Tác phẩm này, nếu được trưng bầy ở Cali, chắc khó tránh khỏi những cuộc biểu tình phản đối của bà con chống Cộng. Nhưng khi nhìn thấy nó, người viết liên tưởng ngay tới mấy câu thơ trong bài “Nhất định thắng” của Trần Dần, làm cả hơn chục năm trước khi Lê Đỉnh ra đời:
Tôi bước đi
không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
trên màu cờ đỏ
Không hiểu khi viết ra những câu thơ này, Trần Dần nghĩ gì. Nhưng khi bị các đồng nghiệp văn nô kết tội, chính Trần Dần đã phải viết trong “Những lời thú nhận bước đầu”, đăng trên báo Văn Nghệ năm 1958, rằng: “…cái điệp khúc ‘mưa sa trên màu cờ đỏ’ nó nhấn mạnh: ‘Đảng là nguyên nhân của cái xã hội thê thảm này.’”
Từ Trần Dần đến Lê Đỉnh, hơn nửa thế kỷ sau, tình hình chẳng những không thay đổi, còn tệ hơn. Đối với người Việt, xe đạp, trước khi bị xe máy thay thế, không phải là dụng cụ thể thao, mà là một phần của cuộc sống, là chính cuộc sống, tượng trưng cho cuộc sống của người dân. Qua bao thế hệ, người ta nêu cao chính nghĩa vì dân chủ, tung hô khẩu hiệu “dân làm chủ”. Nhưng nhìn cái xe đạp với một cụm cờ xum xuê, không thấy dân, chỉ thấy chủ hiện diện chiếm đoạt qua biểu tượng những lá cờ đỏ. Qua Trần Dần, ít nhất còn thấy bóng dáng người dân: “’Tôi bước đi’… chỉ thấy mưa sa trên mầu cờ đỏ.” Qua Lê Đỉnh, dân bước đi đâu mất tiêu, chỉ còn cờ đỏ tràn ngập. Đảng trở thành quá tải, trong khi dân bị hóa kiếp thành hư vô. Nhìn cảnh này, dân nghĩ gì? Để so sánh: Tại láng giềng
.
Xin trở lại show “Nông dân và Trực thăng” của Lê Quang Đỉnh tại MOMA.
Màn trình diễn kéo dài 15 phút, chiếu đi chiếu lại liên tục, trong một căn phòng khá lớn, với ba kênh video chiếu trên ba màn ảnh liền nhau chiếm trọn bức tường dài cỡ vài chục mét, cao từ sàn đến trần, đối diện cửa vào. Cùng với màn trình chiếu video, chiếc trực thăng “Made in
Trong cuộc phỏng vấn ngày 10 tháng 6 của AsiaLIFE, Lê Q. Đỉnh đã cho biết đầu đuôi câu truyện của show này như sau:
Tôi đọc trên báo về chuyện Trần Quốc Hải làm trực thăng và cách anh ấy nói về việc này rất đáng chú ý. Trực thăng là một biểu tượng thời chiến tranh, nhưng khi Trần Quốc Hải nói đến trực thăng, anh nói rằng anh muốn làm trực thăng để giúp người dân – để cứu cấp và giúp canh tác. Về một phương diện, anh đã thay đổi nếp suy nghĩ về chiếc trực thăng từ một bộ máy chiến tranh như chúng ta từng biết khi nói tới liên hệ của nó với chiến tranh Việt
Tôi nghĩ đó là điều rất đáng chú ý, và điều đáng chú ý hơn là công chúng đã viết thư về tòa báo để ủng hộ ý tưởng này, về ý tưởng của anh muốn làm chiếc trực thăng này. Đó là chiều hướng có vẻ như Việt Nam đang cố gắng tiến tới – tạo ra ký ức mới – thay đổi ý nghĩ của một bộ máy dùng cho chiến tranh thành ý tưởng mới về những gì bộ máy này có thể làm được. Đó là điều khiến tôi chú ý. Về một khía cạnh, chiếc trực thăng này là thứ đang tạo ra điểm chuyển đổi tại Việt
Khởi thủy, tôi muốn mang chiếc trực thăng này tới trưng bầy tại một cuộc triển lãm do Asia Society yêu cầu tôi làm tại New York, vào khoảng 2005. Nhưng vấn đề là trần phòng triển lãm của Asia Society quá thấp, nên tôi không thể mang trực thăng tới được. Ý hướng là mang chiếc trực thăng tới trưng bầy, rồi chúng tôi sẽ trả lời những câu hỏi của khán giả, để họ có cuộc thảo luận, về những ý tưởng khác nhau của trực thăng liên hệ tới Việt Nam. Nhưng chuyện đó đã không xẩy ra. Tôi trở lại Sàigòn với một chút thất vọng, nên tôi quyết định làm một cái video. Tôi tìm đến Propeller Group tại Sàigòn do bạn tôi là Andrew Tuân Nguyễn điều hành, nói với họ những gì tôi muốn làm, họ đã giúp tôi hết mình cũng như làm việc rất tốt, thế là chúng tôi bắt đầu làm việc với nhau đề hoàn thành cái video ba kênh.
Cuộc triển lãm ba năm một lần của Asia Pacific đã nhờ làm vào năm 2006, nên chúng tôi có một số ngân khoản để làm video. Nhưng Asia Pacific không có tiền để mang chiếc trực thăng đi Úc, khiến chúng tôi chỉ có thể cho chiếu phim, và họ cũng có thể mang anh Trần Quốc Hải, người đã làm chiếc trực thăng tới Úc, và anh ấy với tôi đã có cơ hội nói chuyện với công chúng về chiếc trực thăng tại Việt Nam hôm khai mạc cuộc triển lãm.
Được hỏi bắt đầu liên hệ với Trần Quốc Hải như thế nào, Lê Quang Đỉnh trả lời:
Tôi đã chỉ được nghe nói qua là anh ấy sống ở Suối Dây, Tây Ninh. Tôi chẳng biết ở đâu, vì Suối Dây cách Tây Ninh khoảng một giờ. Vì thế, đại khái là, “Cứ thuê xe tới chỗ đó.” Chúng tôi tới đó, đi tới đâu hỏi tới đó, cơ bản là hỏi tất cả những người lái xe ôm. Cuối cùng, chúng tôi đã kiếm thấy anh, và anh rất cởi mở về chuyện này. Chiếc trực thăng của anh vẫn được nhìn như một bộ máy, và tôi đến yêu cầu được nhìn nó dưới nhãn quan nghệ thuật, và anh thích ý tưởng này. Anh rất cởi mở là một thành phần trong việc làm phim. Chúng tôi cũng mời các láng giềng của anh là thành phần của phim, vì chúng tôi muốn những ý nghĩ của họ, ký ức của họ về trực thăng trong thời chiến. Mọi người đều rất cởi mở.
.
Đó là nghệ sĩ Lê Đỉnh nói về công trình của mình. Còn tác phẩm của Lê được nhận định ra sao? Sau đây là phần chính trong bài phê bình nghệ thuật (Art Review) của Holland Cotter trên The New York Times ngày 12 tháng 8, 2010:
Tiếng nói của người Việt chống lại tiếng vù của chiến tranh
Trong cảnh bình yên giữa tháng Tám, hàng ngàn du khách hối hả cuốn vào dòng người chảy tới MOMA, tìm thấy hầu như mọi thứ đáng đề chụp hình và hầu như chẳng có gì chỉ đáng hơn một cái nhìn qua. Nhưng trong một phòng trưng bầy – căn bản là một hành lang rộng được tô điểm – người ta đã dừng lại, chăm chú, ngay cả ngồi xuống trước ba kênh video chiếu dọc theo bức tường mà tác giả là nghệ sĩ người Mỹ gốc Việt Lê Q. Đỉnh.
Mang tựa “Nhà nông và trực thăng” (The Farmers and the Helicopters), video là một phần và cảnh tượng về chiến tranh Việt
Xen kẽ với những cảnh náo động này là những cuộc phỏng vấn mới đây với những người dân Việt. Một cựu binh sĩ Việt Cộng nhớ lại cảnh đã diễn ra từ trên 40 năm, ông ta bắn đuổi một chiếc trực thăng Mỹ, và nó đã bay đi. Một bà tả cảnh lần đầu thấy một trực thăng cũng vào khoảng thời gian đó. Bà quá bối rối khi nó lơ lửng ngay trên đầu, và chỉ còn biết nhìn anh phi công và cười.
Một thanh niên, anh thợ máy tự học Trần Quốc Hải nói về nỗi đam mê cả đời đối với thứ máy bay đó. Anh nói sau khi xem xét từ những chiếc máy bay cũ trong viện bào tàng chiến tranh và tìm kiếm thêm trên Internet, anh đã hợp tác với người bạn nông dân để làm một chiếc trực thăng từ vật phế thải, để dùng trong thương mại, nhưng cũng còn để chứng tỏ một biểu hiệu tích cực cho đất nước anh trên thế giới hiện tại.
Chúng ta có thể chiêm ngưỡng cái biểu hiệu này; nó được trưng bầy trong căn phòng bên cạnh nơi trình chiếu video. Và cả hai phần trong show của ông Lê nằm trong loạt Công trình của MOMA. Ông Lê ra đời năm 1968 tại Nam Việt
Họ định cư tại Nam California, nơi ông Lê học về nghệ thuật, cuối cùng có được văn bằng Master về nghệ thuật (M.F.A) tại Thành phố
Vào năm 1990 ông Lê được quốc tế biết tới qua những tác phẩm tân kỳ về nhiếp ảnh chú trọng tới lịch sử hai nền văn hóa của ông. Để tạo ra tác phẩm, ông gom nhiều loại hình ảnh — ảnh gia đình, ảnh từ thập niên 60 về tin tài liệu, ảnh từ các phim của Hollywood – rồi in lại tất cả cùng một cỡ. Rồi ông cắt các tấm hình thành những dải mỏng và, sử dụng cách đan vỉ cói cổ truyền của người Việt, ông dệt những dải đó thành những hình ảnh tổng hợp, trong đó sự thật và hư cấu, cá nhân và chính trị, Việt và Mỹ đan vào nhau và cùng tồn tại.
Thời gian qua đi, và hậu chiến Việt Nam trở thành địa điểm du lịch, ông dệt huy hiệu của các hãng lớn và hình ảnh về nền văn hóa đại chúng tại Đông Nam Á. Kết quả của nghệ thuật này là sản phẩm sắc xảo, tạo suy nghĩ phức tạp về một cuộc chiến Á châu mà lịch sử hầu như đã được độc quyền viết bởi phương Tây, về một nền văn hóa Á châu mà phương Tây đã có thời can dự một cách thân thiện hay bằng bạo lực, nhưng hầu như chẳng biết gì về nó cả.
Rõ ràng là có chất liệu cho một cuộc tranh luận ở đây. Phần lớn ông Lê đã tránh điều đó, thay vào đấy là cung ứng một tầm nhìn xa xôi của một lịch sử văn hóa mà trong đó ông đã sinh ra, nhưng, là một di dân sống xa nó, đã hấp thụ gián tiếp và chủ yếu từ một phối cảnh Hoa Kỳ.
Cuộc triển lãm tại MOMA, được tổ chức bởi Klaus Biesenbach và Cara Starke, là một sự nối dài và mở rộng của nhiếp ảnh ghép hình. Phương tiện đã được thay đổi, nhưng đan dệt vẫn tiếp tục. Cái video, với sự xen kẽ hình ảnh nhịp nhàng của quá khứ và hiện tại, rất giống với đan dệt. Cái trực thăng lớn như thật được làm một cách vụng về, thô thiển của ông Trần cũng như thế.
Được lắp ráp bằng những đồ phế thải – một cái ghế xe hơi, vài cái bánh xe kéo (tractor), một động cơ vớt vát từ một xe vận tải của Nga – trông nó không có dáng vẻ bay được, nhất là so với chiếc trực thăng Bell-47D1 từ lâu đã được trưng bầy như vật cố định của ban thiết kế kiểu mẫu MOMA. Nhưng nó bay được, đại khái như vậy. Trong một lần bay thử trước đây, nó đã lên khỏi mặt đất được khoảng hai mét. Từ đấy, khả năng của nó đã khá hơn, nhưng điều quan trọng đáng kể hơn, là công trình của ông Trần đã được đông đảo dân chúng chú ý tới tại Việt Nam, nơi nó được coi như dấu hiệu của đất nước trong nỗ lực vượt lên khỏi những tàn phá của chiến tranh và tạo được vài điều có tính xây dựng từ di sản của mình.
Nhiều người Tây phương chưa được nhìn thấy Việt
Ông Lê thừa biết thái độ sở hữu này và chuẩn bị cho cái video của ông – trong đó ông hợp tác với hai nghệ sĩ Việt Nam, Hà Thúc Phu-Nam và Andrew Nguyễn Tuân – để khuấy động nó. Khi vừa mới nhìn thấy cảnh chiến tranh trong tác phẩm, chúng ta cho rằng mình đang coi những đoạn phim tài liệu thật về chiến tranh. Đúng ra, một số là sự thật; nhưng phần lớn lấy từ các bộ phim thương mại về chiến tranh Việt
Biết rõ điều không đồng nhất này có thể làm cho bị bất định. Ngay cả khi biết là chúng ta đang đối phó với hai loại phim, trên thực tế chúng ta vẫn không thể phân biệt được loại này với loại kia. Vì thế, chúng ta ở trong trạng thái nghi ngờ. Và bỗng nhiên, thật khó mà biết được phải phản ứng như thế nào với những gì chúng ta đã thấy…
Theo bản tin Anh ngữ của VietNamNet ngày 26 tháng 1, 2007, ông Trần Quốc Hải báo tin Thủ tướng đã đồng ý cho phép bay thử máy bay của ông. Ngày 23 tháng 1, 2007, Thủ tướng đã ra lệnh cho Bộ Quốc phòng, Bộ Khoa học và Kỹ thuật cùng các cơ sở liên hệ khác xem xét về chiếc máy bay, do hai nông dân là các ông Trần Quốc Hải và Lê Văn Danh ở tây Ninh làm ra, xem nó có đủ tiêu chuẩn để bay thử không.
Vẫn theo bản tin này, ông Hải cho biết đã phải bỏ ra 40 triệu đồng để chi phí cho đường bay và những dụng cụ cần thiết trước khi thử. Riêng chiếc máy bay đã tốn tất cả 300 triệu đồng. Tin cho biết tiếp hai ông Hải và Danh đã thành công trong việc làm một chiếc máy bay vào năm 2003. Nhưng nó đã bị tịch thu vì không có phép. Tuy nhiên, họ không nản chí, và đã làm một cái khác khá hơn…
Qua video, với cả bằng chứng cụ thể là chiếc trục thăng, người nghệ sĩ Lê Đỉnh không đề cao, cũng không chống đối những điều người dân nghĩ, nói, và làm. Anh không trích lời tuyên bố của chính khách, tướng lãnh hay cách nhìn của các nhà bình luận thời sự hoặc công trình nghiên cứu của sử gia về chiến tranh VN. Anh chỉ ghi lại trung thực lời nói từ cửa miệng của mấy người dân: một cựu du kích quân, một phụ nữ nông thôn, một nông dân và một thợ máy tự học. Toàn những người chưa từng có cơ hội nói về cuộc chiến, nói về cái biểu tượng của cuộc chiến là chiếc trực thăng.
Từ hình ảnh một con khủng long trong cuộc chiến, anh du kích phải bắn đuổi nó và chị phụ nữ phải hóa trang chạy trốn, chiếc trực thăng được chính những người đó ngày nay nhìn như một vật cứu tinh, để giúp người ta trong con nguy cập, và đem lại thuận tiện cho việc canh tác.
Những lời phát biểu của người dân trong video, từ già đến trẻ, từ người đã trực tiếp trải qua cuộc chiến, đến người trưởng thành sau chiến tranh, đều giống nhau ở chỗ cái nhìn của họ về biểu tượng cuộc chiến là chiếc trực thăng đã thay đổi. Đầu óc họ đã “tự diễn biến”. Họ đã mong mỏi một sự thay đổi, một thứ “diễn biến hòa bình”. Nhưng trong khi họ phát biểu tại New York – qua video – thì tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trong dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập lực lượng Công an, kêu gọi cương quyết chống lại mọi âm mưu diễn biến hòa bình.
Cái nhìn của người dân đã thay đổi, trong khi đường lối của người cầm quyền vẫn thế. Cai trị là dẫn đường, hay đàn áp?
Điểm đáng chú ý thứ nhì khán giả nhìn thấy qua video, là niềm hãnh diện dân tộc về chiếc trực thăng làm bằng đồ phế thải. Người chế tạo hãnh diện, coi chiếc trực thăng như biểu hiệu đất nước vươn lên sánh vai với thế giới hiện tại. Không phải chỉ có mấy người lên tiếng trong video hãnh diện, mà “cả nước” hãnh diện. Báo chí tiếng Việt, tiếng Anh rầm rộ loan tin và hình ảnh. Dân chúng viết thư về nhà báo ủng hộ. Thủ tướng ra lệnh cho liên bộ và các cơ sở liên hệ tạo điều kiện thích ứng cho việc bay thử. Cũng may, biểu tượng vươn lên của đất nước, sau bao cố gắng, chỉ mới lên cao hơn đầu người một chút. Nếu có rơi bịch xuống, cũng không đến nỗi có ai bị nguy hiểm tới tính mạng.
Cái lối vươn lên ngoạn mục này, khiến người ta nhớ lại tài lãnh đạo của Mao Chủ Tịch hơn nửa thế kỷ trước. Vào thập niên 50, ngành hàng không dân dụng phương Tây bắt đầu sử dụng máy bay phản lực, như loại Boeing 707 của Mỹ. Mao Chủ Tịch bèn ra lệnh mua một chiếc 707 mới tinh, đem về tháo rời ra từng bộ phận nhỏ, rồi làm y hệt, với ý định ráp lại thành máy bay “Made in China”. Tất nhiên, kỹ thuật làm máy bay không giống như làm diều, nên kết quả ra sao, ai cũng biết.
Hơn nửa thế kỷ sau, với khẩu hiệu “tiến bộ”, “ra biển lớn” và “cất cánh”, Việt Nam không thèm học hỏi theo khuôn mẫu và hiểu biết của thiên hạ, mà tự vươn lên bằng đồ phế thải. Nên cười hay nên khóc? Không thể trách hai anh bạn trẻ rất thành thật và tự hào về việc làm của mình. Sống trong chế độ xây dựng trên đồ phế thải là chủ nghĩa cộng sản, cố gắng của các anh là đúng lập trường, nên được nhiều người ủng hộ.
Tóm lại:
Lê Quang Đỉnh đã thành công trong việc dùng nghệ thuật chuyển tải lời nói và việc làm từ đời thường vào phòng triển lãm.
Người dân Việt Nam, dưới sự cai trị của đảng Cộng sản, qua nghệ thuật của Lê Quang Đỉnh, đã thành công trong việc làm trò cười cho thiên hạ.
.
.
.
No comments:
Post a Comment