Tấm lòng công nhân Việt ở Đài Loan dành cho Cồn Dầu
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2010-09-01
Hôm Chúa Nhật vừa qua, Cộng Đoàn Công Giáo của các công nhân lao động Việt tại Tân Trúc, Đài Loan, tổ chức buổi lễ cầu nguyện đồng thời quyên góp một số hiện kim để có thể giúp đỡ phần nào cho hơn ba mươi giáo dân Cồn Dầu đang lánh nạn bên Thái Lan.
Bộ ngọai giao Việt Nam vừa loan báo sẽ chống lại bất cứ quyết định nào của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc nếu tổ chức quốc tế này chấp thuận qui chế tị nạn chính trị cho ba mươi bốn giáo dân Cồn Dầu bỏ chạy sang Thái Lan sau khi xô xát với công an địa phương hồi tháng Năm.
Lên tiếng với DPA tức hãng tin Đức hôm thứ Tư, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nguyễn Phương Nga tuyên bố vụ Cồn Dầu không dính dáng đến tôn giáo, không có đàn áp tôn giáo hay chính trị ở Việt Nam, do đó mọi quyết định nếu có để công nhận tư cách tị nạn chính trị đối với công dân Việt Nam đều vô căn cứ và thiếu cơ sở.
Trong khi đó thì những giáo dân từ Cồn Dầu chạy sang Thái Lan đã kể với các đài phát thanh quốc tế, trong đó có RFA, rằng họ bị công an liên tục đánh đập khi bắt đi làm việc.
.
Của ít lòng nhiều
Hôm Chúa Nhật ngày 29 tháng Tám, các công nhân người Việt đang lao động tại Đài Loan đã tham dự một buổi lễ cầu nguyện cho những người từ Cồn Dầu chạy sang Thái, đồng thời kẻ ít người nhiều góp nhặt một số tiền để giúp đỡ phần nào cho những người đang gặp khó khăn đó.
Từ thành phố Tân Trúc của Đài Loan, cách Đài Bắc khoảng một trăm kilômét, linh mục Nguyễn Hùng Cường cho biết:
Chúng tôi có một cộng đoàn anh chị em Công giáo ở đây, và trong tinh thần hiệp thông nên chúng tôi dâng thánh lễ đặc biệt, cầu nguyện cho anh chị em ở giáo xứ Cồn Dầu cũng như một số anh chị em đã sang lánh nạn bên Thái Lan.
Theo tinh thần chia sẻ cơm bánh cho những anh chị em đang lánh nạn bên Thái Lan, thì hiện diện trong buổi lễ là khoảng hai trăm anh chị em, mặc dù là những người đang vất vả lao động nhưng họ đã chia xẻ cái phần của mình. Cho nên số tiền tổng cộng khoảng trên bốn trăm đô la Mỹ.
Chúng tôi sẽ liên hệ với một số cơ quan từ thiện của giáo hội bên Thái Lan, nhờ những cơ quan từ thiện này chuyển đến tận tay anh chị em giáo xứ Cồn Dầu hiện đang lánh nạn bên đó.
.
Trò chuyện với đài Á Châu Tự Do, anh Hùng , một công nhân điện tử, nói rằng sở dĩ anh và các bạn biết vụ việc ở Cồn Dầu là do thường xuyên lên mạng để theo dõi tin tức về Việt Nam:
Em cũng là một giáo dân như các anh các chị ở giáo xứ Cồn Dầu đó thôi. Em xem cái cảnh công an người ta đánh dân, trên máy vi tính trên mạng ấy mà, bọn em nhìn tận mắt thì thấy rất là thương.
Thực sự bọn em đi làm bên này cũng khổ lắm, thế nhưng mà cũng muốn dâng thánh lễ để cầu nguyện cho họ, rồi quyên góp mỗi người chút ít đấy. Thật sự cũng không có nhiều nhưng mà cũng có ít để đóng góp để giúp đỡ những người đang bị khó khăn như vậy. Thấy người ta bị như vậy thì em thương người ta vậy thôi.
.
Cũng như anh Hùng, chị công nhân tên Ánh ở Tân Trúc biết được vụ Cồn Dầu là nhờ những thông tin trên Internet, sau đó được các linh mục trong nhà thờ Việt Nam bên đó báo tin là có mấy chục giáo dân từ Cồn Dầu bỏ chạy sang Thái Lan:
Nghe như vậy thì trong lòng rất khó chịu, cảm thấy thương cho những người đó, nghĩ là mình phải làm cái gì để giúp họ. Thứ nhất là tại vì em làm việc ở bên này em biết được cuộc sống của những người mà sống một cách bất hợp pháp ở một đất nước khác. Họ rất khó khăn về mọi mặt, cả về vấn đề tiền bạc.
Không chỉ mình em mà cả các anh chị trong cộng đoàn giáo xứ bên này, mỗi người một ít góp lại để giúp đỡ cho các anh chị đã chạy qua bên Thái Lan.
Theo như em được biết hiện tại thì có rất nhiều tổ chức đang lên tiếng để yêu cầu Cao Ủy Tị Nạn bên đó giúp cho các anh chị người Việt đang bị áp bức tôn giáo mà phải chạy trốn. Em hy vọng những người đó sẽ được đồng ý cho tị nạn qua những nước khác. Em chỉ sợ lỡ như trong trường hợp họ bị đưa về lại Việt
.
Tình đồng hương
Có lẽ trong số những công nhân đã góp tiền để giúp đỡ cho ba mươi bốn giáo dân Cồn Dầu đang ở Thái Lan thì anh Hiệp là người trẻ tuổi nhất và cũng chỉ mới đến Đài Loan hồi gần đây:
Em cũng đang làm công nhân trong phân xưởng ở đây. Tụi em cũng là người xa quê hương, xa gia đình hết mà đi qua đây kiếm sống. Em thấy những người chạy như vậy còn khổ hơn mình, tại đây dầu sao mình còn có nơi nương tựa, còn những người đó không có nơi nương tựa. Bởi vậy nhiều khi suy nghĩ thì cũng đau lòng cho những người đó, cũng vì cái giáo xứ mà người ta dám đứng lên người ta nói, người ta can đảm em thấy đáng phục.
Không chỉ xót xa trước tình cảnh trơ trọi của những người mà anh gọi là can đảm, anh Hiệp còn cảm thấy lo sợ cho sự an nguy của họ:
Nếu những người đó về Việt Nam thì họ cũng khó mà sống, chính quyền Việt Nam thì em biết, bên cánh công an cảnh sát Việt Nam thì họ đàn áp những người đó, coi họ như những cái gai trong mắt. Em cứ nghĩ hoài, những người đó người ta có gia đình có cha có mẹ mà người ta không được về vì nếu về thì sẽ bị tù tội, cho nên em nghĩ tới cái cảnh đó thì em thương cho họ thôi.
Đó là cảm nghĩ và tấm lòng của những người công nhân Việt
Hiện cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ở
Tưởng cấn nhắc là tháng trước, ngày 18 tháng Tám, một buổi điều trần về tự do tôn giáo ở Việt Nam đã diễn ra tại hạ viện Hoa Kỳ. Dịp này ông Nguyễn Thành Tài, anh ruột của Nguyễn Thành Năm, đã tố cáo trứơc các dân biểu trong Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos rằng em của ông ta, Nguyễn Thành Năm, bị công an đánh chết liên quan đến vụ cướp quan tài và hành hung người ở Cồn Dầu.
Bằng lời lẽ cứng rắn, các dân biểu Mỹ trong Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos đã yêu cầu hành pháp của tổng thống Obama cũng như Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC tức các nứơc cần đặc biệt lưu tâm vì thiếu tự do tôn giáo.
.
Theo dòng thời sự:
Video: Tình cảnh các giáo dân Cồn Dầu ở Thái Lan
Video: Giáo dân Cồn Dầu chạy sang Thái Lan tị nạn
Video: Công an Đà Nẵng đánh chết một giáo dân Cồn Dầu
Lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền tại khóa họp Hội đồng Nhân quyền LHQ
Họp báo về Chiến Dịch Cồn Dầu tại Houston
Copyright © 1998-2010 Radio Free
.
.
.
No comments:
Post a Comment