Sep 06, 2010
http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=fb85a7c2064e89dc7a223af76ff5805a
Tháng tư vừa qua, nhà xuất bản Hội Nhà Văn Việt
Sự thật tôi chẳng hề ký hợp đồng hay nhận của ai một đồng nhuận bút nào. Nhưng vì một lý do khó nói, tôi đã phớt lờ trước mọi câu hỏi cũng như những lời khuyên ấy. Đã nắm chắc nội dung tác phẩm của mình nên tôi không sợ bị công kích. Tôi nghĩ, nếu ai muốn công kích tôi, ắt phải đọc tác phẩm của tôi đã. Mà đọc xong ắt họ phải đổi ý ngay! Vì tác phẩm ấy chỉ là một tập tiểu thuyết lịch sử, đâu có làm hại gì đến chính nghĩa quốc gia mà công kích?
Đáng tiếc là tôi đã suy nghĩ quá chủ quan và vụng về. Tác giả viết sách dĩ nhiên phải biết và nhớ rõ mình đã viết gì, nhưng độc giả đọc giải trí xong, mấy ai còn nhớ mãi? Đa số chỉ nghe nói một cuốn sách của tôi đã được in bán ở Việt
Là một trong số khách giang hồ bất đắc dĩ do một hoàn cảnh lịch sử đầy oan nghiệt tạo nên, chân đã chồn, gối đã mỏi, nay lại sống trong bầu không khí ngột ngạt này, tôi thật khó chịu hết sức! Nhưng nhờ tin vào giá trị cuốn sách của mình, tôi phải gắng giữ vững tinh thần!
Thấm thoát cuốn Nàng Công Nữ Ngọc Vạn của tôi đã chính thức đến với độc giả trong nước ngót nửa năm. Nó như một kẻ ăn nhờ ở cậy nhà người, lặng lẽ, khép nép, nhưng tôi tin chắc nó đã làm được phần nào sứ mạng “tải đạo” của nó... Thiết tưởng như vậy cũng tạm đủ. Bây giờ tôi xin chính thức bày tỏ nguyên cớ tại sao tác phẩm Công Nữ Ngọc Vạn của tôi lại xuất bản ở Việt
Từ khi bước vào con đường viết lách, ngoài những tác phẩm viết về đời thường, tôi còn viết được 4 tập tiểu thuyết lịch sử gồm “Lý Trần Tình Hận”, “Công Nữ Ngọc Vạn”, “Dương Vân Nga: Non Cao & Vực Thẳm” và “Trần Khắc Chung”. Gọi là tiểu thuyết lịch sử, vì những truyện ấy đã được xây dựng dựa vào những nhân vật lịch sử có thật cùng những sự việc đã xảy ra trong trong bối cảnh xã hội đương thời.
Ngoài việc in sách, tôi đã gởi những tác phẩm nói trên đến các Web Khoahoc.net và Việt Nam Thư Quán (vnthuquan.net) để nhờ phổ biến đến bạn đọc. Một thời gian sau, nhiều Web tiếng Việt cả trong lẫn ngoài nước đã đăng lại toàn bộ hoặc vài phần những tác phẩm đó. Hoan hỉ hết! Sách mình viết ra được nhiều cơ sở văn học tự động sử dụng đến coi như giá trị của nó đã được xác nhận phần nào, thú thật, tôi hãnh diện lắm!
Nhờ sự phổ biến rộng rãi đó mà một số bạn bè của tôi ở trong nước có điều kiện sử dụng internet cũng đọc được. Tuy thế, con số đó so ra cũng còn quá ít oi. Tôi rất mơ ước có một ngày những cuốn sách của mình sẽ được tự do phổ biến trong quảng đại quần chúng đồng bào trên chính quê hương mình.
Rồi bất ngờ, vào tháng 4/2010, một người bạn báo tin cho tôi biết Hội Nhà Văn đã xuất bản truyện Công Nữ Ngọc Vạn của tôi ở trong nước. Sách sẽ phát hành vào đầu tháng 5/2010. Thú thật, nhận được tin này tôi mừng lắm! Sách mình viết về lịch sử Việt
Tôi hí hửng mở cái link giới thiệu tác phẩm của mình mà người bạn đã gởi. Nhưng vừa xem qua, tôi bỗng mất hết cả hứng thú. Cái tựa đề trên bìa sách họ đã đổi thành “Nàng Công Nữ Ngọc Vạn”. Cuốn sách này tôi đã in ở Hoa Kỳ năm 2004 với tựa đề Công Nữ Ngọc Vạn. Sách đã được Hội Ái Hữu Quốc Học Đồng Khánh và Hội Ái Hữu Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Bắc Cali tổ chức buổi ra mắt tại San Jose vào tháng ba năm 2004. Cái tựa đề Công Nữ Ngọc Vạn mà thêm chữ NÀNG trước tôi thấy quá thừa, lối viết của tôi rất kỵ điều đó. Chữ NÀNG còn làm giảm cả vẻ nghiêm chỉnh đối với một vị nữ anh hùng có công mở nước mà tôi đã đặt tất cả lòng sùng kính vào Bà khi xây dựng tác phẩm. Một điểm khác, khi viết cuốn sách này, tôi xếp nó vào thể loại tiểu thuyết lịch sử, nay bị đổi thành tiểu thuyết dã sử. Đến khi đọc “lời mở đầu” tập sách do chính tôi viết, tôi càng mất vui.
Người ta đã cắt bớt cả nửa mục này. Chỗ cắt bớt là những đoạn liên hệ đến những điểm nhạy cảm về chính trị như lời của ông hoàng Sihanouk lên án bà Ngọc Vạn cùng những nhà lãnh đạo VN cả
Trong khi tôi đang bực mình thì một người bạn văn đến chơi. Tôi thuật lại chuyện đó với người bạn văn này. Anh bạn mở lớn mắt nhìn tôi, vui vẻ nói:
- Công Nữ Ngọc Vạn đã xuất bản ở Việt
- Chỉ mới cái tên sách và lời mở đầu người ta đã tự tiện sửa đổi quá lố như vậy, cám ơn cái nỗi gì?
Anh bạn lớn giọng:
- Người ta đã vô tình chuyển giúp anh một thông điệp thiết thực đến với dân tộc Việt trong lúc này đấy! Tuy hơi muộn, nhưng có còn hơn không! Còn vài ba chút sửa đổi nhỏ ăn nhằm gì? Anh không thấy di chúc của Hồ Chí Minh người ta còn sửa được, huống gì cái truyện của anh?
Nói xong, anh bạn vói tay cầm cuốn “Công Nữ Ngọc Vạn” trên kệ sách của tôi lật ra xem. Anh liếc nhanh qua phần “Lời Mở Đầu” rồi đọc:
“Trong thời kỳ xây dựng xứ Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã từng mở rộng lãnh thổ nước ta về Nam, chiếm cả vùng Thủy Chân Lạp của Campuchea. Đó là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Đồng Nai, ta quen gọi gộp chung là đồng bằng Nam bộ, tức là vựa lúa to lớn nhất của Việt
Công nữ là từ để gọi con gái một vị chúa, không nên lầm lẫn với công chúa là con gái của vua. Sở dĩ sau này có người gọi công chúa Ngọc Vạn đó chỉ là cách gọi theo khi chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, thân phụ của vị công nữ này được nhà Nguyễn tôn phong là Hi Văn Hiếu Tôn hoàng đế. Công nữ Ngọc Vạn được gã cho vua Chân Lạp là Chey Chetta 2 vào năm 1620 và được sắc phong hoàng hậu Chân Lạp. Khi vua Chey mất, hai người con của bà Chau Phonhea To rồi Chau Ponhea Nou lần lượt lên làm vua, Ngọc Vạn đương nhiên trở thành thái hậu nước Chân Lạp.
Qua quá trình 52 năm đóng vai quốc mẫu Chân Lạp đó, Ngọc Vạn đã làm được nhiều việc cho dân tộc Việt mà thiết tưởng không có ai khác của nước ta làm nổi:
Thứ nhất, xin với vua Chey cho người Việt di cư sang khai hoang sinh sống ở Mỗi Xuy (Bà Rịa) và Nông Nại (Đồng Nai) để rồi từ đó dân Việt tỏa rộng ra trên khắp miền Thủy Chân Lạp.
Thứ hai, xin phép cho di dân nước Việt được võ trang để tự vệ trên vùng đất Thủy Chân Lạp.
Thứ ba, xin phép vua Chey thành lập một sở thuế thương mại đầu tiên ở Prey Kor (Sài Gòn Chợ Lớn) làm đầu cầu vững chắc cho chương trình di dân của người Việt vào đất Chân Lạp.
Sau khi hai người con bà đã chết, mặc dầu những người khác trong hoàng tộc thay nhau lên làm vua, bà Ngọc Vạn vẫn tiếp tục giữ ngôi vị thái hậu. Nhờ thế, mỗi khi có chuyện tranh chấp nội bộ trong chính quyền Chân Lạp, bà Ngọc Vạn vẫn “cố vấn” cho những người yếu thế sang cầu cứu chúa Nguyễn. Dĩ nhiên là chúa Nguyễn lúc nào cũng sẵn sàng “chiếu cố giúp đỡ”... Rồi người mang ơn thì phải trả ơn, người ra ơn thì cứ nhận sự đền đáp, đất đai vùng Thủy Chân Lạp cứ lần lượt về tay các chúa Nguyễn. Làn sóng người Việt di dân ở trên đất Chân Lạp đã đâm rễ mọc chồi sẵn, sự đổi chủ đất đâu có khó khăn gì!”
Đoạn văn trên đã tóm lược một phần chính nội dung cuốn sách. Đến đây thì anh bạn văn ngừng đọc rồi quay lại hỏi tôi:
- Anh thấy Nguyễn Tấn Dũng và Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày nay hành động có khác gì vua Chey Chetta 2 của Chân Lạp ngày xưa không? Lịch sử lập lại rồi đấy! Chỉ khác nhau là lần trước sự việc đã đem lợi ích, vinh quang cho Việt
Lời anh bạn văn gợi cho tôi liên tưởng ngay đến những diễn biến trong lịch sử xưa nay. Nhiều sự việc vẫn xảy ra trùng lặp nhiều lần như vậy:
- Cuộc đảo chánh của Lê Hoàn nhà Tiền Lê cướp ngôi nhà Đinh năm 980 không khác gì cuộc đảo chánh của Triệu Khuông Dẫn nhà Tống cướp ngôi nhà Hậu Châu năm 960!
- Trên sông Bạch Đằng tổ tiên ta đã hai lần lợi dụng thủy triều lên xuống, dùng mưu đóng cọc nhọn để diệt quân xâm lăng: Ngô Quyền diệt Hoằng Thao (Nam Hán) năm 938 và Trần Hưng Đạo diệt Ô Mã Nhi (Nguyên Mông) năm 1288.
- Trên ải Chi Lăng tổ tiên ta cũng hai lần phục kích diệt quân xâm lăng: Lê Hoàn diệt Hầu Nhân Bảo (nhà Tống) năm 981 và Lê Lợi diệt Liễu Thăng (nhà Minh) năm 1427.
- Khi nhà Minh đánh nhà Hồ để chiếm nước ta họ đã lợi dụng danh nghĩa “Phù Trần diệt Hồ” (1407), khi nhà Thanh đánh nhà Tây Sơn để chiếm nước ta, họ lại nêu chiêu bài “Phục hồi nhà Lê” (1789) v.v...
Và ngày nay...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, sau này lại có thêm mười mấy tỉnh nữa đã đồng ý cho ngoại bang thuê dài hạn nhiều phần đất trên lãnh thổ Việt Nam, cho công nhân Trung Quốc vào Tây Nguyên khai thác khoáng sản mà không cần kiểm soát, giới hạn gì cả, mặc tình cho người Trung Quốc lập làng, lập phố v.v...
Ngày xưa vua Chey Chetta 2 đã sai lầm khi cho người nước ngoài khai thác đất của mình đến nỗi làm mất cả một nửa lãnh thổ của Chân Lạp. Tuy thế, ông ta vẫn còn một chút may mắn là lúc bấy giờ lãnh thổ của chúa Nguyễn còn quá nhỏ hẹp, dân chúng xứ Đàng Trong còn quá thưa thớt, chúa Nguyễn không đủ người để đưa sang trám vào các chỗ trống ở Chân Lạp. Nhờ vậy mà Chân Lạp còn giữ được phần đất cao, để tồn tại đến bây giờ.
Cái thế của Việt
Anh bạn văn lại nói tiếp:
- Anh trách các chúa Nguyễn quá ham giữ công trạng riêng cho mình mà dìm công trạng của người khác là phải lắm! Nếu họ chịu biểu dương công trạng mở nước của công nữ Ngọc Vạn lên sử sách thì ngay từ đó mặt trái của vấn đề chắc đã in sâu vào tâm khảm của dân gian! Việc hiến đất, cho ngoại bang khai thác đất như vua Chey Chetta 2 đã làm, dù thực hiện với lý do nào cũng đem lại hậu quả khốc liệt cho tổ quốc! Trước một quan điểm tồn tại hàng trăm năm trong lòng quảng đại quần chúng như vậy, các ông Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng và các đồng chí của họ ắt phải chùng bước phần nào trên đường mãi quốc cầu vinh! Bài học cay đắng mà ông vua Chân Lạp đã từng gánh chịu trước kia làm sao có cơ hội lặp lại ở Việt
Tôi buột miệng nói:
- Có một điều này nữa: Ngày xưa công nữ Ngọc Vạn làm quốc mẫu và chi phối triều đình Chân Lạp một thời gian ngót 50 năm, ngày nay các lãnh chúa Việt Nam cũng cho ngoại bang thuê mướn đất để khai thác một thời hạn 50 năm! Anh nghĩ con số 50 này có vẻ gì là định mệnh không? Tôi sợ cái thông điệp Công Nữ Ngọc Vạn này ra đời đã muộn!
Anh bạn văn nói:
- Về con số 50 không biết có ứng với định mệnh hay không nhưng chắc chắn đó là một nan đề mà sau này con cháu chúng ta phải điên đầu khi giải quyết. Bọn công nhân Tàu sang Việt
Anh bạn văn lắc đầu rồi nói tiếp:
- Còn cái thông điệp Công Nữ Ngọc Vạn, nó đến với dân Việt lúc này tuy hơi trễ nhưng không phải là vô ích! Nó đã nêu được một sự việc có thật liên hệ thiết cốt với dân tộc Việt đã xảy ra trong quá khứ! Ngày xưa vua Chey Chetta 2 vì mê say hoàng hậu Ngọc Vạn, cho Việt
Nói đến đây, anh bạn văn đứng dậy cáo từ:
- Công Nữ Ngọc Vạn mà xuất hiện được ở Việt
Khi anh bạn văn đã ra về, tôi suy nghĩ lại thấy những lời anh ấy bàn thật chí lý. Đó là lý do tại sao tôi “không vội” có phản ứng nào khi đứa con tinh thần của mình bị đổi tên, vẽ mặt. Nếu quí vị nào muốn tìm hiểu thêm về Công Nữ Ngọc Vạn, xin mở Website vnthuquan.net hoặc Website khoahoc.net sẽ thấy. Tôi rất mong những lời tâm tình này sẽ đánh tan những ngộ nhận giữa bạn bè với nhau trong thời gian vừa qua.
Ngô Viết Trọng
(Theo Khoahoc.net)
.
.
.
No comments:
Post a Comment