Đơn tố cáo ông Phạm Khôi Nguyên, Bộ Trưởng Tài Nguyên và Môi Trường
.
Nguồn : http://viet-studies.info/kinhte/DonToCao_PhamKhoiNguyen.pdf
.
ĐƠN TỐ CÁO VÀ KIẾN NGHỊ
VỀ VIỆC ÔNG PHẠM KHÔI NGUYÊN KHÔNG ĐỦ TIÊU CHUẨN VÀO VÒNG 2
ĐỂ BẦU LÀM ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VÌ VI PHẠM QUY CHẾ LÀM VIỆC,
VỤ LỢI, NĂNG LỰC TẦM THƯỜNG, THAM NHŨNG VÀ ĐẠO ĐỨC GIẢ
Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2010
Kính gửi:
- Ủy Ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Ban Tổ chức Trung ương Đảng
- Các đồng chí: – Nguyễn Văn Chi, Chủ nhiệm Uỷ Ban Kiểm tra Trung ương Đảng;
- Hồ Đức Việt, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng
Đồng gửi:
- Văn phòng TW, Văn phòng CP, Văn phòng QH, Thanh tra CP
- Các đồng chí: Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư; Trương Tấn Sang, Thường trực Ban Bí thư; Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CP; Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ tướng CP; TrầnVăn Truyền, Tổng Thanh tra CP; Nguyễn Xuân Cường, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn; Trần Hồng Hà, Thứ trưởng Bộ TNMT; Trần Thế Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang
- Các đồng chí: Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT; Đỗ Hải Dũng, nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT; Lê Viết Hưng, Giám đốc Sở TNMT Đồng Nai; Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở TNMT Đà Nẵng; Trần Văn Khương, Phó Vụ trưởng Vụ PC Bộ TNMT; Đinh Xuân Hùng, nguyên chuyên viên Vụ Hợp tác Quốc tế Bộ TNMT
- Ông Phạm Khôi Nguyên (để biết và chủ động xin rút khỏi vòng 2)
Chúng tôi là một số cán bộ Lãnh đạo cấp Vụ và chuyên viên chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường rất bức xúc về việc ông Phạm Khôi Nguyên, Bộ trưởng Bộ TNMT, tuy vi phạm Quy chế làm việc, tính vụ lợi cao trong điều hành, năng lực tầm thường, nhậnhối lộ nhiều, đạo đức giả và đã sang tuổi 61 (ông Nguyên sinh ngày 7/7/1950), nhưng vẫn đang cố để vào Ủy viên TW khóa XI. Chúng tôi xin đưa ra một số minh chứng như sau:
1. Sử dụng Ngân sách Nhà nước vào việc riêng và vi phạm kỷ luật hành chính
Ông Nguyên đã công vụ hóa việc đi thăm con gái ốm ở nước Anh. Trong thời gian hơn 2 tháng vừa qua, ông Nguyên đã sang Anh 3 lần (vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8) với tổng thời gian ở Anh là hơn một tháng, làm việc chỉ là cớ, mục đích chính là thăm con gái trong khi đã có vợ liên tục ở đó với con rồi. Ở đây có 3 vấn đề cần xem xét:
- Thứ nhất là dùng tiền công cho mục đích riêng;
- Thứ hai là không báo cáo đầy đủ số ngày ở lại Anh với Thủ tướng CP và Quốc hội. Trong chuyến đi Anh ngày 7/6/2010 khi Quốc hội đang họp, ông Nguyên đã ở lại Anh quá hạn 1 tuần so với thời gian xin phép Thủ tướng; chuyến đi ngày 20/8 ông Nguyên cũng đi quá hơn 1 tuần trong khi lẽ ra ông Nguyên phải về đúng thời hạn để họp Chính phủ thường kỳ tháng 8. Như vậy trong khoảng thời gian hơn 1 tháng ở Anh thì có hơn 2 tuần ông Nguyên tự ý ở lại quá hạn (gần 50%), đây rõ ràng là sự vi phạm kỷ luật hành chính, vi phạm quy chế làm việc của Chính phủ, đề nghị Ủy ban Kiểm tra TW kiểm tra ngày đi, ngày đến theo dấu của Cục Xuất nhập cảnh và số ngày ủy quyền trong Công văn Ủy quyền gửi Thủ tướng Chính phủ và có kết luận về 3 chuyến đi Anh của ông Nguyên, kể cả việc sử dụng Ngân sách trong hơn nửa tháng tự ý ở lại Anh;
- Thứ ba là sự lựa chọn giữa việc công và việc tư; là Đại biểu Quốc hội nhưng ông Nguyên đã bỏ đi thăm con hơn nửa tháng trong khi trách nhiệm của ông Nguyên là dự họp Quốc hội trong hơn nửa tháng đó; ông Nguyên vừa là Bộ trưởng, vừa là Đại biểu Quốc hội, nhưng sự lựa chọn giữa việc công và việc tư chưa bằng một Phó Trưởng phòng, một cán bộ cấp Phòng chắc chắn cũng không dám bỏ việc công vì việc tư nhiều đến thế. Ông Nguyên thường nói Bộ trưởng không sa đà vào các công việc cụ thể, các dự án cụ thể, vậy thì ông Nguyên làm gì trong 3 chuyến đi Anh từ tháng 6 đến nay mà ở lại nước Anh những hơn một tháng, chắc chắn là lợi dụng tiền công và bỏ việc công để thăm con, trong khi đã có vợ liên tục ở Anh với con. Xin lưu ý là ông Nguyên tuy không phải trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, nhưng cũng được phân công trách nhiệm giải trình khi các Bộ trưởng trả lời chất vấn có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
2. Tính vụ lợi trong phân công nhiệm vụ cho các Thứ trưởng
Ông Nguyên đã phân công nhiệm vụ cho các Thứ trưởng trái với đề xuất khi xin chủ trương bổ nhiệm và trái với năng lực sở trường của các Thứ trưởng, làm cho nội bộ Lãnh đạo phân rã, đồng ý nhưng không đồng thuận, bằng mặt nhưng không bằng lòng. Mục đích của ông Nguyên là hoàn toàn tư lợi, các Thứ trưởng không được phân công theo sở trường nên cũng khó khăn trong điều hành và phối hợp với các Thứ trưởng khác, như vậy hầu như mọi việc đều phải xin ý kiến ông Nguyên, đây quả là một sự vụ lợi rất khôn khéo của ông Nguyên. Đề nghị Ủy ban kiểm tra làm rõ và có kết luận về việc phân công nhiệm vụ cho các Thứ trưởng trái với đề xuất khi xin chủ trương bổ nhiệm.
3. Về năng lực tầm thường, điều hành kém hiệu quả, nói nhiều làm ít
a) Né tránh trách nhiệm, vô cảm với khó khăn của địa phương.
- Khi UBND cấp tỉnh hoặc Sở TNMT gặp vướng mắc trong triển khai các chính sách về đất đai, môi trường, khoáng sản hoặc khi góp ý kiến cho các Bộ ngành, ông Nguyên luôn chỉ đạo các đơn vị phải “trả lời chung chung, viện dẫn theo Luật, Nghị định là Thông tư, cấm trả lời chi tiết, nếu trả lời cụ thể tôi sẽ khiển trách”. Thật là trớ trêu khi các địa phương thực hiện một số công việc cụ thể thấy vướng so với Luật, Nghị định và Thông tư nên mới dành thời gian soạn thảo văn bản hỏi Bộ, thì Bộ lại viện dẫn đúng các điều, khoản trong văn bản quy phạm pháp luật để trả lời (là những điều, khoản mà địa phương đã biết và đang vướng, cần được giải thích, hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn). Việc chỉ đạo về năng lực của ông Nguyên, đồng thời đã đẩy khó khăn về địa phương, làm cho quá trình thực thi pháp luật về tài nguyên và môi trường khó đi vào cuộc sống.
b) Về kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường
Ở mọi nơi ông Nguyên đều hô hào về kinh tế hóa, tài chính hóa ngành TNMT, phấn đấu để ngành TNMT đóng góp hơn 30% thu ngân sách Nhà nước, thu từ quặng titanzircon lớn hơn thu từ dầu khí; nhưng thực tế Đề án Kinh tế hóa vẫn là con số 0 vì bản thân những người xây dựng Đề án này cũng không hiểu rõ khái niệm “Kinh tế hóa, tài chính hóa ngành” của ông Nguyên; hơn nữa Đề án này không thuộc chức năng nhiệm vụ của Bộ TNMT, nếu cần một Đề án như thế thì cũng phải do Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc Bộ Tài chính chủ trì.
c) Về lĩnh vực đất đai
Theo Nghị quyết 07 của Quốc hội và Nghị quyết 02 của Chính phủ thì “đến năm 2010 cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với tất cả các loại đất trên phạm vi toàn quốc”, ông Nguyên cũng đã hứa trước Chính phủ và Quốc hội về việc này, nhưng một thực tế đáng buồn là mục tiêu này không thể đạt được do ông Nguyên phụ trách trực tiếp lĩnh vực đất đai nhưng rất mơ hồ về lĩnh vực này và rất thiếu hướng dẫn cụ thể cho địa phương, ngay cả cán bộ công chức Nhà nước muốn làm sổ đỏ cho căn nhà hợp pháp của bản thân mà còn chật vật thì dân thường đi làm sổ đỏ đương nhiên là quá khó khăn phức tạp; ông Nguyên có làm thêm một nhiệm kỳ Bộ trưởng nữa thì mục tiêu cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng khó đạt được.
- Nghị định 69 cần sửa đổi: Nghị định 69 có một số bước lùi so với các văn bản trước đây, chẳng hạn như quy định “hỗ trợ bằng tiền từ 1,5 đến 5 lần giá đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi” đã gây khó khăn thêm cho công tác giải phóng mặt bằng và gia tăng khiếu kiện vì đa số các địa phương không thể huy động được nguồn để đã bồi thường bằng tiền rồi lại phải hỗ trợ thêm theo giá mới tăng từ 1,5 đến 5 lần. Không hiểu cơ sở nào mà ông Nguyên lại đề xuất đã bồi thường bằng tiền rồi lại cộng thêm hỗ trợ 1,5 đến 5 lần giá đất, làm cho nhiều dự án ở nhiều địa phương trước đây đã khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, nay theo NĐ 69 lại càng khó khăn bội phần, hơn nữa người dân khiếu kiện gia tăng do muốn được bồi thường theo đúng quy định mới của NĐ 69.
- Nghị định 88 rất khó khăn khi triển khai: NĐ 88 đã có hiệu lực được 9 tháng, nhưng việc cấp “một giấy” đang ách tắc khi triển khai trong thực tế, nhiều địa phương đến nay chưa triển khai được, Bộ TNMT và Bộ Xây dựng có nhiều quan điểm khác nhau, do đó địa phương đương nhiên là gặp khó khăn khi triển khai cấp một giấy cho cả nhà, đất và các tài sản khác.
d) Về lĩnh vực khoáng sản
Ông Nguyên lấy làm tự hào và thường xuyên nói về đề xuất “đấu giá, đấu thầu mỏ” như là một sáng kiến góp phần đột phá cho ngành địa chất và khoáng sản và chủ trương kinh tế hóa ngành TNMT. Nhưng, làm sao có thể đấu giá, đấu thầu mỏ khi việc đánh giá trữ lượng thiếu chính xác như hiện nay. Đối với các nhà thầu trúng đấu thầu hoặc trúng đấu giá, nhưng khi khai thác không thu được trữ lượng như cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì ai chịu trách nhiệm về phần thiếu hụt giữa trữ lượng phê duyệt thiếu chính xác và trữ lượng thực tế khai thác được hoặc trong trường hợp ngược lại là trữ lượng phê duyệt thấp nhưng trữ lượng khai thác thực tế lại nhiều hơn thì nhà nước sẽ thất thu lớn. Do vậy cái gọi là “đấu giá, đấu thầu mỏ” do ông Nguyên đề xuất rất khó thực hiện trong bối cảnh hiện nay khi mà khả năng đánh giá trữ lượng khoáng sản của Việt Nam còn thiếu chính xác, nếu được thông qua thì cũng lại là một chính sách trên giấy không phù hợp với hơi thở cuộc sống. Hiện nay, do công nghệ và trình độ đánh giá trữ lượng khoáng sản của ta rất thiếu chính xác, nên nếu chính sách “đấu giá, đầu thầu mỏ” ra đời thì chắc chắn đa số các doanh nghiệp sẽ không dám tham gia đấu giá, đấu thầu vì trữ lượng khai thác thực tế có thể khác xa trữ lượng đã được phê duyệt, trong thời gian vừa qua đã có không ít mỏ sau khi khai thác thấy rằng trữ lượng thăm dò có độ chính xác chỉ là 20% so với trữ lượng khai thác thực tế.
đ) Về lĩnh vực môi trường và các lĩnh vực khác
Từ khi làm Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực môi trường, ông Nguyên đã nói mạnh về giải quyết tốt 3 lưu vực sông Nhuệ-Đáy, Sài Gòn-Đồng Nai và sông Cầu, nhưng bao nhiêu năm nay tình hình ô nhiễm trên 3 lưu vực sông này ngày càng trầm trọng hơn. Hầu hết các nhiệm vụ về môi trường đều được chia nhỏ và làm theo kiểu đề tài khoa học để kết quả là một đống giấy và cất vào tủ vì không dùng được vào việc gì. Quy định về đánh giá môi trường chiến lược ĐMC và đánh giá tác động môi trường ĐTM đối với nhiều loại quy hoạch, dự án, đề án là rất hình thức, không cần thiết và không phù hợp, làm chậm tiến trình phê duyệt và thực thi quy hoạch, dự án, đề án.
Cách điều hành chung chung của ông Nguyên cũng làm cho các lĩnh vực khác rất có vấn đề. Kịch bản biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng có đáng tin cậy không khi mà sai số về độ cao là 30 đến 90 cm, làm sao có thể dự báo đúng về các khu vực sẽ bị ngập nước khi số liệu về độ cao thiếu chính xác. Thử hỏi, nếu dựa vào kịch bản thiếu chính xác 90 cm mà đầu tư thì nhà nước sẽ tốn bao nhiêu Ngân sách (để tôn cao đê, xây cao cầu, làm cao đường phố, nền nhà …), dự báo về sản lượng lúa bị mất do ngập nước cũng sẽ khác xa so với thực tế.
4. Thường xuyên nhận hối lộ khi bổ nhiệm cán bộ và khi cấp phép khoáng sản
Cán bộ, công chức của Bộ TNMT gọi ông Nguyên là “Người thợ mộc vĩ đại nhất” vì thợ mộc chuyên đóng ghế để bán mà, ý muốn nhắc đến việc muốn được bổ nhiệm thì phải chạy và nộp đủ cho ông Nguyên, do đó mới dẫn đến việc bổ nhiệm một số cán bộ có trình độ thuộc vào loại “dốt đặc cán mai táu” như ông Lê Xuân Dũng Phó Tổng biên tập Báo TNMT, ông Đỗ Văn Sen Phó Cục trưởng thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo.
Ông Nguyên quả là rất vĩ đại khi bán ghế lần đầu, nhưng còn vĩ đại hơn khi hầu hết các trường hợp bổ nhiệm đều để Phó phụ trách hoặc Quyền một thời gian, sau đó mới bán thêm một lần nữa cho cùng đối tượng, một ghế bán đến 2 lần thì ông Nguyên quả xứng đáng được vinh danh là “người thợ mộc vĩ đại nhất”.
Lĩnh vực khoáng sản do ông Nguyên trực tiếp phụ trách và chỉ đạo, việc cấp phép khoáng sản nở rộ đã khiến cho ông Nguyên kiếm được những khoản tiền kếch xù, cùng với tiền lại quả từ các dự án và tiền bán ghế, ông Nguyên đã giàu rất nhanh từ khi làm Bộ trưởng, và đây cũng là một vấn đề cần được kiểm tra kỹ khi giới thiệu một người có biểu hiện giàu nhanh làm ủy viên TW. So với nhiệm kỳ trước, số lượng giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp trong nhiệm kỳ này tăng vài chục lần; quả là nguyên Thứ trưởng Đỗ Hải Dũng đã có công rất lớn trong việc giữ gìn tài nguyên khoáng sản cho con cháu, nhưng thật đáng buồn là nhiệm kỳ này ông Nguyên đã đi ngược lại hoàn toàn. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng thăm dò, khai thác khoáng sản lộn xộn như hiện nay.
5. Trình độ đạo đức giả cao đến mức che mắt được nhiều người
Tại sao gọi là đạo đức giả ? Vì ông Nguyên có phải là người có phẩm chất đạo đức tốt không khi mà mẹ đẻ vừa mất được 2 tháng vài ngày thì đã tổ chức tiệc cưới linh đình tại Khách sạn Melia cho con trai. Xin lưu ý là con trai và con dâu ông Nguyên đều còn trẻ và khỏe, với một người Việt Nam bình thường thì quả là không ai dám vượt qua thuần phong mỹ tục để cưới con còn trẻ khỏe khi chưa làm giỗ đầu cho mẹ, chứ không nói tới là chưa làm 100 ngày. Mẹ đẻ ông Nguyên mất ngày 20/8/2009, đến tháng 10 ông Nguyên đã tổ chức một lễ cưới rất hoành tráng cho con trai tại khách sạn Melia do công ty Quang Dũng chuyên tổ chức cưới trọn gói.
Ông Nguyên đã thành công trong pha “khóc sụt sùi” để lấy phiếu vòng 1, với số ít người hiểu ông Nguyên thì đây quả là một màn đạo đức giả cao khét dẫn đến số phiếu bầu cao vì đa số mọi người đều bị màn đạo đức giả qua mặt.
Nhưng, rất may là trong ngành TNMT đã, đang và sẽ còn có một số người rất hiểu về trình độ tầm thường, đạo đức giả và con người thật của Phạm Khôi Nguyên, đó là các đồng chí: Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ tướng CP, người đã làm cùng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường với ông Nguyên trong một thời gian dài; Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT, số mobile 0903454454; Đỗ Hải Dũng, nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT, số mobile 0904019798; Trần Hồng Hà, Thứ trưởng Bộ TNMT, số mobile 0936809999; Trần Văn Khương, Phó Vụ trưởng Vụ PC, số mobile 0903443715; Đinh Xuân Hùng, nguyên chuyên viên Vụ Hợp tác Quốc tế, số mobile 0916035914; Lê Viết Hưng, Giám đốc Sở TNMT Đồng Nai, số mobile 0913850281; Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở TNMT Đà Nẵng, số mobie 0913403017, đề nghị Ủy ban kiểm tra TW tham khảo ý kiến.
Chúng tôi xin cam đoan những thông tin trên là 100% sự thật. Trên cơ sở hiểu rõ về ông Nguyên và với trách nhiệm của người đảng viên Đảng cộng sản, chúng tôi kiên quyết nói ra sự thật về ông Nguyên. Ông Nguyên đã vi phạm các tiêu chí về kỷ luật hành chính, về phẩm chất đạo đức, về năng lực chưa xứng tầm, nói nhiều làm ít, về bố trí cán bộ không phù hợp, lại có biểu hiện giàu nhanh; xét theo tiêu chuẩn do Bộ Chính trị quy định thì ông Nguyên không thể được giới thiệu vào Ủy viên Trung ương. Do đó, chúng tôi kiến nghị: Ông Phạm Khôi Nguyên không đủ tiêu chuẩn để được giới thiệu vào vòng 2 để bầu ủy viên Trung ương khóa XI, đề nghị Ủy ban kiểm tra xác minh, kiểm tra và có kết luận về việc này. Để đảm bảo khách quan khi xác minh và kết luận, xin lưu ý là thư ký cũ của ông Nguyên hiện đang phụ trách Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ TNMT. Chúng tôi tin tưởng vào sự kiểm tra, giám sát của Ủy Ban Kiểm tra Trung ương và sự sáng suốt của Đảng./.
.
.
.
No comments:
Post a Comment